Rượu là gì? Những điều có thể bạn chưa biết về rượu?

Or you want a quick look: 1. Rượu là gì?

Rượu là một thức uống quen thuộc, được ưa chuộng trên toàn thế giới. Bạn có hiểu nhiều điều về rượu? Cùng khám phá rượu là gì và những điều có thể bạn chưa biết về rượu nhé.

1. Rượu là gì?

Rượu trong hóa học là một hợp chất hữu cơ chứa nhóm -OH gắn vào một nguyên tử cacbon. Cacbon lại gắn với một nguyên tử hiđrô hay các bon khác. Trong đời sống thông thường, từ rượu được hiểu như là những đồ uống có chứa cồn.

Cấu tạo của rượu gồm: Nước, ethanol và các tạp chất khác. Phần tạp chất bao gồm rượu bậc cao, các độc tố như methanol, aldehyt, furfurol, …. có hại cho cơ thể con người.

=> Công thức cấu tạo của rượu

rượu là gì

Rượu có từ bao giờ?

Rượu có từ…

Chẳng ai biết rõ rượu đã xuất hiện từ bao giờ hay xuất hiện đầu tiên tại quốc gia nào. Hiện nay, căn cứ để chúng ta phán đoán là những câu chuyện truyền lại từ xa xưa tại mỗi quốc gia.

Ở châu Âu, các loại thức uống có chứa cồn lên men đã được biết đến từ thời tiền sử. Người Ai Cập và người Sumer là những người đầu tiên sản xuất bia và sau đó là rượu vang dùng các loại men hoang dã. Họ cũng là những người đầu tiên dùng rượu trong y học. Các kết quả khảo cổ học mới đây đã củng cố cho giả thuyết rằng người Trung Hoa đã sản xuất rượu từ 5000 năm trước Công nguyên.

Một số dấu ấn trong phát triển ngành rượu

Rượu vang đã được uống từ thời Hy Lạp cổ điển trong các bữa ăn sáng và tiệc rượu ban đêm. Trong thế kỷ 1 TCN rượu vang cũng được người dân La Mã dùng trong các bữa ăn. Tuy nhiên người Hy Lạp và cả người La Mã đều pha loãng rượu vang với nước.

READ  Khoa học lớp 4 Bài 33-34: Ôn tập và kiểm tra học kì I

Trong khoảng từ thế kỷ 8 - 9 các nhà giả kim thuật đạo Hồi đã chưng cất rượu mạnh từ rượu vang. Rượu được dùng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong y học thời đó. Rượu mạnh bắt đầu gia nhập vào châu Âu khoảng giữa thế kỷ 12 qua các nhà giả kim thuật và từ giữa thế kỷ 14 lượng rượu dùng bắt đầu tăng vọt.

Tại Việt Nam, loại rượu truyền thống được nấu thủ công có tên gọi là rượu gạo, rượu đế hay rượu quốc lủi. Rượu đã được xuất hiện từ rất lâu và là thứ không thể thiếu trong mỗi dịp lễ tết, hội họp hay liên hoan, …

Nguyên liệu nấu rượu thủ công

Nguyên liệu quen thuộc

Rượu tại Việt Nam được nấu bằng những nguyên liệu đơn giản và quen thuộc. Nguyên liệu chính để nấu rượu gồm ngũ cốc nhiều tinh bột, men rượu nước.

Các các loại ngũ cốc có hàm lượng tinh bột cao thông dụng như gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt, gạo nương lúa mạch, ngô hạt, mầm thóc, sắn, hạt mít, hạt dẻ, hạt bo bo v.v. Tuy một số vùng miền có những nguyên liệu đặc trưng (như mầm thóc, ngô, hạt mít, hạt dẻ v.v.), nhưng nói chung các loại gạo nếp cho thành phẩm rượu được ưa chuộng nhất trong cộng đồng tại khắp các vùng miền do gạo rất thơm và rượu có độ ngọt nhất định.

Nguyên liệu cao cấp

Các loại gạo nếp như nếp cái hoa vàng, nếp bông chát, nếp ruồi, nếp mỡ, nếp Mường, nếp sáp, nếp thơm, nếp hương, nếp ngự, nếp quạ, nếp cái, nếp tiêu, nếp sột soạt, nếp ba tháng v.v. được sử dụng nấu rượu cho thấy sự đa dạng và đôi khi, là sự kén chọn hết sức cầu kỳ tại các gia đình nghệ nhân làm rượu. Rượu nấu bằng gạo tẻ mang tính phổ thông tại nhiều vùng miền.

Tuy có một số loại gạo tẻ ngon được lựa chọn nấu rượu như gạo cúc, gạo co, gạo trì, gạo ba trăng, gạo trăng biển, gạo tứ quý, gạo bắc thơm, gạo tám, gạo nàng hương v.v. vẫn cho những chén rượu quý ngọt ngào hương vị.

Về men rượu, 2 loại men được dùng phổ biến nhất men lá và men thuốc bắc. Mỗi một vùng miền lại có bí quyết ủ men rượu riêng. Điều này tạo vị rượu khác biệt, độc đáo tại mỗi vùng miền.

READ  Bảng ngọc và cách lên đồ Rell LOL 10.25

2. Quy trình nấu rượu thủ công

Bước 1: Nấu chín ngũ cốc

Việc nấu cơm Rượu cũng rất đơn giản, giống nấu cơm ăn hàng ngày. Trước hết bạn phải ngâm gạo và rửa hết cặn bẩn trong Gạo. Tiếp theo làm hạt gạo tơi xốp và trương phồng sau đó đổ vào nồi to để nấu cơm rượu

Tùy vào nhu cầu để gia đình sử dụng hay sản xuất để bán mà bạn có thể nấu lượng ít hay nhiều. Để nấu cơm rượu không bị nát và nhão thông thường tỉ lệ gạo nước sẽ là:1:1. Mục đích để làm chín hạt gạo, hồ hóa tinh bột gạo giúp vi sinh vật dễ lên men rượu.

Bước 2: Trộn men

Men được loại bỏ lớp trấu, sau đó xay nhuyễn hoặc đập nhuyễn men ra và chờ cơm bớt nóng thì bạn rắc men đều lên trên( lưu ý phải rắc men ngay khi cơm nếp còn ấm, tránh trường hợp cơm nguội hẳn hoặc còn quá nóng).

Trộn đều để men phủ khắp hạt cơm nếp.

Mẹo nhỏ trong cách rắc men là nên chia lượng men làm 2 phần. Rắc trước trên mặt cơm, sau đó lật mặt cơm, rắc nốt phần men còn lại.

Bước 3: Ủ giai đoạn 1: Ủ khô

Cho cơm nếp đã rắc đều men vào hũ thủy tinh hoặc bình gốm và đậy kín.

Sau khoảng 4 -5 ngày , bình cơm rượu sẽ tự động dậy nước, thơm mùi rượu

Nhiệt độ phù hợp để lên men cơm rượu thành công là vào khoảng 20 - 25 độ C. Trời lạnh có thể khắc phục cho ủ gần bếp. Trời nóng mà nơi sản xuất không có điều hòa thì Rượu nhanh chua và năng suất thấp( hao rượu).

Bước 4: Ủ giai đoạn 2: Ủ ướt

Thêm nước vào hũ men. Cứ 10 kg gạo bạn sẽ đổ 15 lít nước, đậy kín để lên men hoàn toàn. Rượu hóa hết tinh bột và đường.

Ủ ướt trong vòng từ 1-2 tuần( tùy theo mùa và thời tiết). Khi nếm cơm và nước thấy vị cay, nước trong là có thể đem đi chưng cất.

Bước 5: Chưng cất rượu

Đổ tất cả nước và cái Rượu vào nồi.

Chú ý khi chưng cất tuyệt đối không để khê hay bị trào bồng ra ngoài nồi.

READ  Văn mẫu lớp 11: Cảm nhận hai khổ thơ cuối bài Từ ấy của Tố Hữu (Dàn ý + 4 mẫu)

Thường 10 kg gạo có thể thu được 7-8 lít Rượu ngon 40-45 độ cồn. Lấy đến khi nếm thấy nhạt thì thôi.

Bước 6: Khử độc tố và lão hóa rượu

Rượu nấu xong nếu muốn ngon và tuyệt đối an toàn thì cho xử lý quá máy khử độc tố và lão hóa rượu (khử Andehit, Methanol, Furfurol,Este)… và một số tạp chất để uống không gây đau đầu, chóng mặt, uống ngon hơn và êm hơn.

3. Làm thế nào để rượu ngon và an toàn rượu hơn?

Quá trình chưng cất sai quy cách sẽ ảnh hưởng đến chất lượng rượu, khiến rượu có chứa nhiều độc tố. Bởi vậy, người ta thường sử dụng một số phương pháp như đun nóng, hạ thổ rượu, … trước khi uống để có thể làm giảm tối đa lượng độc tố có trong rượu.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng máy lão hóa rượu Gipwin để khử bỏ độc tố và nâng cao chất lượng rượu một cách hiệu quả nhất.

Máy lão hóa rượu Gipwin là dòng máy lão hóa và khử độc tố rượu được Công ty TNHH UHC Việt Nam, kết hợp cùng đội ngũ chuyên gia đến từ Hoa Kỳ nghiên cứu và sản xuất. Đây là sản phẩm độc quyền của UHC Việt Nam.

máy khử độc tố rượu gipwin
Máy lão hóa rượu Gipwin giúp khử độc tố andehit, methanol trong rượu

Máy lão hóa rượu Gipwin được ra mắt thị trường với tư cách là một giải pháp nâng cao chất lượng rượu và bảo vệ sức khỏe cho những người thường xuyên phải sử dụng rượu. UHC Việt Nam vẫn đang không ngừng nghiên cứu cải thiện sản phẩm để phù hợp nhất với khách hàng.

Máy lão hóa rượu Gipwin sở hữu 5 “KHÔNG” ưu việt

  • KHÔNG sử dụng khoáng chất, hóa chất hay vật liệu để lọc
  • KHÔNG làm thay đổi tính chất của rượu
  • KHÔNG làm thay đổi hương vị, màu sắc của rượu
  • KHÔNG thay đổi nồng độ rượu
  • KHÔNG phụ thuộc vào loại rượu cần xử lý.

Máy lão hóa rượu Gipwin sử dụng công nghệ vật lý từ trường đa phân cực. Nhờ sóng siêu âm và từ trường, loại bỏ độc tố trong rượu. Máy lão hóa rượu Gipwin có khả năng làm già rượu, giúp rượu uống mềm, ngon, không gằn sốc như ban đầu.

Máy lão hóa rượu Gipwin đang dần trở thành một sản phẩm được yêu thích và ưa chuộng trên khắp cả nước.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply