Krazinoyze Là Ai – ‘Hà Nội Của Bố’ Có Gì Hay

Or you want a quick look:

Anh Khoa có từng nghĩ mình sẽ chuyển hướng từ Underground sang Overground vào một ngày nào đó?

Mình không muốn mình làm ra nhiều sản phẩm mà muốn tạo ra tác phẩm. Số lượng sản phẩm Khoa cho ra ít nhưng mỗi bài làm ra đều là cả sự cố gắng mình đặt vào trong nó. Nội dung và ý tưởng là những thứ mình đặt ưu tiên hàng đầu.

Bạn đang xem: Krazinoyze là ai

“Mình không cố gắng để trở nên có tính giải trí. Khi trên sân khấu, mình chỉ còn là bản thân mình với những thông điệp mình muốn đưa tới, không quan tâm số lượng khán giả bên dưới như thế nào.”

Đến một thời điểm nào đó âm nhạc của mình chạm tới gần với khán giả hơn thì mình nghĩ nó mới là đúng lúc, duyên sẽ đến ta sẽ đón nhận mà không cần gượng ép. Khoa không quan trọng lắm việc mình là ai, cũng chưa từng coi mình là Rap Star hay người có sức ảnh hưởng, mình chỉ ưu tiên việc mình muốn làm gì lên trên hết.

Lối sống này cũng ảnh hưởng nhiều đến việc mình làm nhạc. Nhiều người hỏi tại sao Khoa không đầu tư vào hình ảnh, quan điểm của mình là khi chưa hoàn thiện bên trong, mình sẽ không màu mè. Nó giống như việc mình bọc một chiếc vỏ thật đẹp cho chiếc bánh không ngon. Mình ưu tiên những giá trị xuất phát từ bên trong.

Xem thêm: Từ Trường, Cảm Ứng Từ Là Gì ? Đường Sức Từ, Cảm Ứng Từ Từ Trường Là Gì

READ  Thao túng tiền tệ là sao? Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách thao túng tiền tệ

Anh tự nhận định mình đang ở đâu trên con đường sự nghiệp mà anh hướng đến?

Mình tự nhận mình là một người không giỏi về khả năng tạo ra giá trị tài chính. Hiphop cho mình được đi lối của riêng mình, chơi theo cách riêng. Từ Bắc – Trung – Nam, mỗi nơi mình đến, ở đâu cũng đều có những người sẵn lòng giúp đỡ mình, đưa mình đi thăm thú, như thế là mình vui rồi. Hiphop là một nền văn hoá, một lối sống, một phong cách sống. 

Đỉnh cao của âm nhạc giống như một ngôi đền và mình như một tín đồ trên đường tìm đến. Mình chỉ mới đang đi được ⅓ quãng đường và chưa chắc cuối cùng mình tìm được tới đó hay không, nhưng mình sẽ không chỉ dừng lại ở giai điệu, mình muốn được chơi với chữ, với ngữ nghĩa. Khi đó mình thấy bản thân được mở rộng và phát triển.

Điều gì làm anh thấy được là chính mình trong nền văn hóa Hiphop?

Đó là sự tự do, mặc dù ý niệm về “tự do” thật sự rất khó để cắt nghĩa nó ra một cách chính xác. Có lúc mình nghĩ “tự do” là khi linh hồn không còn bị ràng buộc bởi các trách nhiệm của thể xác nữa. Còn như bây giờ mình vẫn sống, vẫn ràng buộc với nhiều kiểu trách nhiệm thì như vậy chưa được tự do hoàn toàn. Với Hiphop, văn hóa ấy cho mình được tự do nhiều nhất có thể. 

Mỗi người có một định nghĩa khác nhau về Hiphop là gì và mình cũng không biết việc định nghĩa đó quan trọng tới đâu, mình chỉ cần được sống với nó. Mình có may mắn được sống trong môi trường Hiphop từ hồi còn trẻ, và trong cuộc sống thì “Real recognize real” – khi mình đã sống sâu trong một môi trường nào đó, không cần phải quần tụt, áo phông, xưng danh vỗ ngực thì mới là Hiphop. 

READ  Bài 54: You'd better + (verb) vuidulich.vn

Người chơi Hiphop đủ sâu sẽ tự nhận ra nhau cho dù bạn trong dáng vẻ nào. 


*

*

Nếu nó là nền văn hóa, theo anh điểm tương đồng của Hiphop và văn hóa đường phố Việt Nam là gì?

Đó chính là ngôn ngữ. Hiphop ở các nước anh em chúng ta như Lào và Campuchia đã mạnh và đi trước mình đến chục năm. Tại sao thế? Ngày xưa chúng ta từng cho rằng tiếng nói của mình là điểm yếu khi dung hòa với Hiphop, nhưng giờ mình có thể đính chính lại: 

Chưa bao giờ ngôn ngữ là rào cản của Hiphop. Ngôn ngữ là thế mạnh của Hiphop. Mỗi giai điệu, mỗi bài hát là một thông điệp. 

Nhiều bạn trẻ đang làm rất tốt cách sử dụng tiếng lóng để mang những ngôn ngữ đời thường vào trong nhạc Rap. Việt Nam mình khá hay chửi nhau, thích nghe chửi nhau nhưng không ai muốn bị chửi. Từ Văn học Việt Nam, trong tác phẩm Chí Phèo đã có một câu là: “Chắc nó chừa mình ra.” để cho thấy một phần văn hóa đó vẫn nằm trong thâm căn cố đế của người dân nước mình nên khi đến Hiphop, các bạn trẻ đã đưa tiếng lóng vào trong ca từ, tiết chế nó ở mức độ vừa phải, không quá thô tục mà lại gần với cuộc sống đời thường. 

Về những trận battle trong Hiphop thì sao? Chúng ta có thể định hướng nó trở thành một sân chơi văn minh?

READ  Lời Bài Hát Yêu Em Thật Đấy Lyrics & MP3 Ca Sĩ Đinh Tùng Huy Và ACV

Quay trở lại với Văn hóa Việt một chút, xưa nay chúng ta có những hình thức diễn xướng dân gian với các câu đối đáp giao duyên giữa nam và nữ, đó là cách chúng ta giao tiếp trong nghệ thuật, thử tài khéo léo qua những câu chữ ngẫu nhiên, lối hát tao nhã, duyên dáng. Còn trong Hiphop, sự đối đáp đó khác và trở nên căng thẳng hơn, gay gắt hơn, dưới hình thức Battle Rap. Việc chửi bới, hạ nhục người khác trong Rap gọi là dissing, khi đó các rapper chỉ đơn thuần rủa xả nhau, thể hiện sự thẳng thắn và tính đường phố mãnh liệt của Hiphop.

Mình nghĩ trong việc gì cũng sẽ có một khoảng giới hạn về việc chúng ta nên hay không nên làm gì. Battle hoàn toàn được hoan nghênh nếu chúng ta chơi một cách văn minh. Nhiều trận battle nổ ra khi hai người chơi lôi hết những điểm xấu của nhau ra để công kích cá nhân và hạ gục đối phương xuống. Khi đó những tham sân si, sân hận của con người bộc lộ, bản thân không làm chủ được bản thân nữa mà đang để cho niềm ham thắng chi phối. Đưa người khác xuống không có nghĩa điều đó sẽ đẩy mình lên.

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply