Or you want a quick look: Kinh tế thị trường là gì?
Trên thế giới hiện nay, trừ vài ngoại lệ, hầu như tất cả các nước đều đi theo mô hình kinh tế thị trường. Cho dù đó là mô hình kinh tế thị trường tự do như ở Mỹ, Canada, Australia, kinh tế thị trường xã hội ở châu Âu, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc hay kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Vậy kinh tế thị trường là gì? Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Kinh tế thị trường là gì?
Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế được vận hành dựa trên mối quan hệ giữa người mua và người bán theo quy luật cung cầu, để xác định giá cả thông qua giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ sẵn sàng giao dịch trên thị trường.
Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế được vận hành dựa trên mối quan hệ giữa người mua và người bán theo quy luật cung cầu, để xác định giá cả thông qua giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ sẵn sàng giao dịch trên thị trường. Những mô hình kinh tế thị trường phổ biến hiện nay: xã hội, tự do, tư bản nhà nước, xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Định nghĩa kinh tế thị trường là gì?
Kinh tế thị trường là cách tổ chức nền kinh tế – xã hội, trong đó các quan hệ kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua quan hệ mua, bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và thái độ cư xử của từng thành viên chủ thể kinh tế là định hướng vào việc tìm kiếm lợi ích của chính mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường. Khi đó tất cả các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội đều được tiền tệ hóa, các yếu tố của sản xuất đều là đối tượng mua – bán và hàng hóa.
Ưu điểm của kinh tế thị trường là gì?
Vậy ưu điểm của kinh tế thị trường là gì? Cùng tìm hiểu nhé.
Trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung, thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung. Người sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn thì cũng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, cho phép họ tăng quy mô sản xuất, và do đó các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả.
Do đó, nền kinh tế thị trường tạo ra động lực để các doanh nghiệp có thể đổi mới, phát triển mình, bởi khi các doanh nghiệp đó muốn cạnh tranh và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường thì đòi hỏi họ phải đổi mới về công nghệ, về quy trình sản xuất, quản lý, về các sản phẩm của mình.
Ở nền kinh tế thị trường thì con người mong muốn tìm ra phương án cải tiến cho phương thức làm việc, đúc rút cho bản thân nhiều kinh nghiệm. Kinh tế thị trường là nơi để phát hiện, đào tạo, tuyển chọn, sử dụng những người có năng lực tốt, nâng cao quy trình quản lý kinh doanh, cũng là nơi để đào thải những nhà quản lý chưa đạt được hiệu quả cao.
Kinh tế thị trường tạo xu thế liên doanh, liên kết đẩy mạnh giao lưu kinh tế, các nước đang phát triển có cơ hội được tiếp xúc được chuyển giao công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý từ các nước phát triển để thúc đẩy công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế ở nước mình. Trong thương mại quốc tế, mức độ thị trường hóa nền kinh tế có thể được sử dụng làm tiêu chí trong xác định điều kiện thương mại giữa hai bên.
Khuyết điểm của nền kinh tế thị trường là gì?
Vậy còn mặt trái của kinh tế thị trường là gì bạn đã biết chưa?
Cơ chế phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế thị trường có thể dẫn tới bất bình đẳng trong xã hội và quan niệm. Người giàu sẽ sử dụng lợi thế về tài sản để chiếm hữu ngày càng nhiều của cải và quyền lực hơn, trong khi người nghèo sẽ ngày càng nghèo hơn. Cuối cùng sẽ dẫn tới phân chia giai cấp: thiểu số người giàu nắm quyền lực cai trị xã hội, còn đa số là người nghèo có đời sống khó khăn. Chênh lệch giàu nghèo quá mức sẽ dẫn tới nguy cơ bất ổn xã hội khi người nghèo đấu tranh để có cuộc sống tốt hơn.
Sau một thời gian cạnh tranh “cá lớn nuốt cá bé”, các nhà sản xuất nhỏ lẻ sẽ bị các hãng sản xuất lớn mạnh hơn thôn tính. Cuối cùng chỉ còn lại một số ít các nhà sản xuất lớn có tiềm lực mạnh, họ sẽ thâu tóm phần lớn các ngành kinh tế, toàn bộ nền kinh tế sẽ chỉ do một vài nhà tài phiệt nắm quyền thao túng.
Kinh tế thị trường sẽ dần biến thành kinh tế độc quyền chi phối. Các doanh nghiệp độc quyền không có đối thủ cạnh tranh nên tùy ý chi phối thị trường, nếu Nhà nước không can thiệp thì họ sẽ cố ý tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm để tăng thêm lợi nhuận, gây ra tổn thất cho xã hội và người tiêu dùng.
Do chạy theo lợi nhuận nên các doanh nghiệp sẽ đầu tư mở rộng sản xuất liên tục, sớm muộn sẽ dẫn đến mất cân bằng cung cầu. Trong giai đoạn đầu, các công ty đầu tư phát triển sản xuất khiến nguồn cung tăng mạnh trong khi cầu tăng không tương xứng với cung. Hiện tượng này tích lũy qua nhiều năm sẽ dẫn đến khủng hoảng thừa: hàng hóa bị ứ đọng, giá cả sụt giảm, do không bán được hàng để thu hồi chi phí đầu tư nên hàng loạt doanh nghiệp phá sản và dẫn đến khủng hoảng kinh tế.
Đó là chưa kể vấn đề về sự sai và sót trong thông tin có thể dẫn tới việc phân bổ nguồn lực không hiệu quả. Do một số nguyên nhân, giá cả có thể không linh hoạt trong các khoảng thời gian ngắn hạn khiến cho việc điều chỉnh cung cầu không suôn sẻ, dẫn tới khoảng cách giữa tổng cung và tổng cầu. Đây là nguyên nhân của các hiện tượng thất nghiệp và lạm phát.
Trong một số tình huống, thị trường tự do đi ngược lại lợi ích chung của xã hội. Việc quá đề cao tính thị trường mà không có sự điều tiết của Nhà nước sẽ tạo cơ hội cho sự ích kỷ cá nhân, vì lợi ích cá nhân mà vô cảm cộng đồng, nhất là trong những tình huống ngặt nghèo thì sẽ có những người vì lòng tham lợi nhuận mà sẵn sàng gây tổn hại cho xã hội.
Ví dụ về nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự do cạnh tranh. Doanh nghiệp muốn đứng vững được trên thị trường phải luôn luôn đổi mới về sản phẩm, về tổ chức quản lý. Do vậy, nó luôn tạo ra lực lượng sản xuất cho xã hội, tạo ra sự dư thừa hàng hóa để cho phép thỏa mãn nhu cầu ở mức tối đa.
Một ví dụ tiêu biểu là Hoa Kỳ – nền y tế nước này hoàn toàn do tư nhân kiểm soát, bệnh viện và đội ngũ bác sĩ Hoa kỳ có chất lượng hàng đầu thế giới, nhưng viện phí ở Hoa Kỳ cũng đắt đỏ bậc nhất thế giới. Nếu không có bảo hiểm y tế, một bệnh nhân có thể tiêu tốn hàng trăm nghìn USD cho mỗi lần chữa bệnh, kết quả là những người thu nhập thấp sẽ không được hệ thống y tế này cứu chữa.
Hoạt động xét nghiệm y tế ở Hoa Kỳ không được kiểm soát trên toàn quốc, nước này cũng không có hệ thống chăm sóc sức khỏe tập trung và xét nghiệm y tế tập trung do chính phủ quản lý. Vì những điểm yếu này, khi Đại dịch COVID-19 xảy ra, Hoa Kỳ đã trở thành nước bị ảnh hưởng nặng nhất thế giới với hàng chục triệu ca nhiễm bệnh, trong đó vài trăm nghìn người đã chết.
Thể chế kinh tế thị trường là gì?
Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là một vấn đề lý luận và thực tiễn khá mới mẻ và phức tạp, đã trải qua một quá trình nhận thức, phát triển cả về lý luận lẫn thực hiện trong thực tiễn từ thấp đến cao, từ chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn, sâu sắc và hoàn thiện hơn.
Cho đến nay, từ các văn kiện, nghị quyết Đảng đến chính sách của Nhà nước, các ngành các cấp và toàn thể xã hội hầu như đều thống nhất quan điểm: thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam được cấu thành bởi hệ thống các bộ phận khác nhau mà mỗi bộ phận cũng là một hệ thống phức tạp gồm nhiều yếu tố.
Các bộ phận cơ bản của thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam gồm:
(1) Các luật lệ, quy tắc điều hành nền kinh tế;
(2) Các chủ thể tham gia vào hoạt động trong nền kinh tế;
(3) Cơ chế thực thi các luật, quy tắc và điều chỉnh các mối quan hệ giữa các chủ thể;
(4) Hệ thống thị trường.
Kinh tế thị trường ra đời khi nào?
Kinh tế thị trường đã có mầm mống trong xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển mạnh mẽ trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Như vậy, nền kinh tế thị trường ra đời ở thời điểm có sự xuất hiện trao đổi hàng hóa trên thị trường và phát triển mạnh mẽ nhất ở thời kỳ kinh tế hoạt động chủ yếu dựa vào việc phân bổ các nguồn lực.
Những đặc điểm của kinh tế thị trường
Thực tế cho thấy, kinh tế thị trường được biểu hiện dưới rất nhiều dạng thức khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và chế độ chính trị của mỗi nước.
Một số dạng thức kinh tế thị trường đang tồn tại hiện nay như kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường xã hội, kinh tế thị trường Nhà nước, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa… Tuy nhiên những dạng thức này đều có những đặc trưng đồng nhất rất cơ bản đó là:
- Sản phẩm và dịch vụ do lao động tạo ra là hàng hóa, được trao đổi theo nguyên tắc thị trường, theo giá cả thị trường.
- Thị trường là cơ sở cho việc phân bổ nguồn lực. Đây là một đặc trưng quan trọng nhất của KTTT để phân biệt nó với nền kinh tế hiện vật hay kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
- Hệ thống các thị trường hoàn hóa, thị trường lao động, thị trường bất động sản, công nghệ… trở thành “mảnh đất sống” của hoạt động trao đổi trong nền kinh tế. Đây là điều kiện và cơ sở để thị trường hoạt động hiệu quả, tức là đảm bảo sự đồng bộ các loại hình thị trường.
- Các thực thể kinh tế như các doanh nghiệp, các cá nhân tham gia vào hoạt động của thị trường chủ yếu theo sự điều tiết của quy luật kinh tế thị trường như quy luật cung – cầu, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh. Thị trường hoạt động hiệu quả khi có sự đảm bảo sự bình đẳng và tự chủ của các chủ thể tham gia thị trường, quyền như nhau trong việc gia nhập và rút khỏi thị trường, quyền tự do kinh doanh.
- Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm và hàng hóa được tự do lưu thông và trao đổi trên thị trường. Các công cụ điều tiết thị trường như giá cả, lãi suất, tiền lương, tỷ giá… phải được hình thành trên cơ sở thị trường. Các yếu tố như hàng hóa, dịch vụ, lao động, vốn phải được tự do trao đổi trên thị trường.
- Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, tạo ra các điều kiện cần thiết cho thị trường hoạt động, điều tiết nền kinh tế chủ yếu bằng công cụ kinh tế hợp pháp để thị trường hoạt động hiệu quả và khắc phục những thất bại của thị trường.
Có mấy loại kinh tế thị trường?
Có rất nhiều loại kinh tế thị trường cơ bản sau:
- Kinh tế thị trường xã hội (Social market economy)
- Kinh tế thị trường tự do (Liberal market economy)
- Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (Trung Quốc).
- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Việt Nam)
- Kinh tế thị trường tư bản nhà nước.
Trong đó 2 mô hình kinh tế thị trường tư bản và định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhận được sự quan tâm nhiều nhất.
Kinh tế thị trường tư bản
Kinh tế thị trường tư bản là mô hình dựa trên sở hữu của tư nhân với tư liệu sản xuất và hoạt động sản xuất với mục đích chính gắn liền với lợi nhuận.
Các đặc điểm dễ nhận thấy nhất của kinh tế thị trường tư bản là:
- Tài sản tư nhân chiếm phần lớn.
- Tích lũy tư bản.
- Lao động tiền lương.
- Trao đổi hàng hóa trên nguyên tắc tự nguyện.
- Giá cả và thị trường cạnh tranh lành mạnh.
Thị trường tư bản được vận hành được quyết định bởi người sở hữu tài sản, tư liệu sản xuất hoặc khả năng tạo ra thị trường tài chính. Trong đó, giá cả của sản phẩm và dịch vụ được quyết định bởi sự cạnh tranh trong thị trường.
Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
Đại hội XIII của Đảng (2021) xác định: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Vai trò của kinh tế thị trường
Bạn đã biết vai trò của kinh tế thị trường là gì chưa? Cùng xem nhé.
Nền kinh tế thị trường là điều kiện để thúc đẩy các hoạt động sản xuất. Do đó các doanh nghiệp đó muốn cạnh tranh và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường thì đòi hỏi họ phải không ngừng đổi mới. Đổi mới về công nghệ, quy trình sản xuất, quản lý, về các sản phẩm của mình để đáp ứng thị trường.
Kinh tế thị trường tạo ra nhiều sản phẩm giúp thỏa mãn nhu cầu của tiêu dùng ở mức tối đa. Tại nhiều nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mức sống của người tiêu dùng đã bị trượt xuống thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong nền kinh tế thị trường.
Ngoài ra kinh tế thị trường còn tạo động lực để con người thỏa sức sáng tạo. Đây là môi trường thuận lợi để phát hiện, đào tạo, tuyển chọn, sử dụng con người. Cũng là nơi để đào thải những quản lý chưa đạt được hiệu quả cao. Ngoài ra, còn tạo nên một môi trường kinh doanh dân chủ, tự do, công bằng. Kinh tế thị trường còn cung cấp nhiều việc làm hơn cho con người.
Xem thêm:
Trên đây là những chia sẻ của BachkhoaWiki để giúp bạn trả lời câu hỏi kinh tế thị trường là gì. Hy vọng thông qua bài viết trên bạn có thêm hiểu biết về những ưu điểm nhược điểm cũng như vai trò của nền kinh tế thị trường. Đừng quên Like và Share để BachkhoaWiki có động lực mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức thú vị hơn nữa nhé.