Kinh nghiệm du lịch Tử Cấm Thành  – Chibikiu

Or you want a quick look: 1. Những điều cần biết về Tử Cấm Thành Trung Quốc

Chắc hẳn ai cũng biết rằng Tử Cấm Thành ở Trung Quốc là trung tâm chính trị của hai triều đại Minh và Thanh. Nhưng trong suốt nhiều thế kỷ, công trình này luôn là một ẩn số bởi không một người thường nào biết chuyện gì đang xảy ra sau những bức tường thành kia. Chính vì vậy mà kể từ khi mở cửa đến nay, Tử Cấm Thành luôn là một trong những điểm phải thăm quan khi tới Bắc Kinh. Tất cả mọi người đều tò mò không biết thời xa xưa hoàng đế và vị phi tần sinh hoạt như thế nào. Bài viết sau đây mình sẽ chia sẻ Kinh nghiệm du lịch Tử Cấm Thành.

kinh nghiệm du lịch tử cấm thành bìa

1. Những điều cần biết về Tử Cấm Thành Trung Quốc

Trước khi chia sẻ kinh nghiệm du lịch Tử Cấm Thành, mình sẽ nói sơ qua về một số thông tin cơ bản như: Tử Cấm Thành ở đâu, Tử Cấm Thành được xây dựng năm nào và Tử Cấm Thành rộng bao nhiêu.

1.1. Tử Cấm Thành ở đâu

Tử Cấm thành tọa lạc tại chính nam của Quảng trường Thiên An Môn, trung tâm của thủ đô Bắc Kinh. Và cổng vào duy nhất cho khách du lịch cũng đi từ Thiên An Môn.

Để đi đến Tử Cấm Thành, các bạn bắt tàu điện ngầm Line 1 - đến bến Tian’amen East hoặc Tian’anmen West. Hoặc nếu như mình thuê khách sạn ở khu Vương Phủ Tỉnh gần đấy, thì đi bộ ra chỉ mất có 5 phút.

1.2. Tử Cấm Thành được xây dựng năm nào?

Tử Cấm Thành được xây dựng trong vòng 14 năm từ năm 1406 đến năm 1420, huy động hơn 200,000 thợ thủ công và hàng triệu công nhân xây dựng. Công trình được thiết kế bởi nhiều kiến trúc sư và nhà thiết kế tài giỏi lúc bây giờ, trong có một kiến trúc sư người Việt Nam là Nguyễn An.

Các vật liệu sử dụng cho việc xây dựng Tử Cấm thành đều là những vật liệu cực phẩm từ khắp mọi miền của Trung Quốc như gạch Tô Châu, đá quý Phòng Sơn, gỗ quý Phương Nam, men ngọc An Huy, …

1.3. Tử Cấm Thành rộng bao nhiêu và có bao nhiêu phòng

Tử Cấm Thành có hình chữ nhật, chiều bắc - nam dài 961 m và đông - tây dài 753 m, trải dài trên diện tích 720,000m². Cả công trình gồm có 980 kiến trúc nhà ở với 8,886 phòng, được bao bọc bởi tường cao 7.9m và dày 6m, với hào sâu 52m.

READ  Khu du lịch Con Sẻ Tre Nha Trang: ăn gì, chơi gì, ở đâu? - HaloTravel

Điểm nhấn của hệ thống tổng cung là sự kết hợp hài hòa giữa tông màu vàng của mái ngói lưu ly và tông màu đỏ của lớp lớp những dãy tường. Trong khi tông màu đỏ thể hiện sự trang nghiêm, hạnh phúc, màu vàng được cho là tôn quý nhất biểu hiện cho hoàng gia.

1.4. Tử Cấm Thành có ma không

Tử Cấm Thành là một trong những địa điểm bị ma ám nổi tiếng nhất ở Trung Quốc. Và đã có rất nhiều câu chuyện ma nổi tiếng xoay quanh địa điểm này.

Con em mình trước khi đi vô tình đọc rất nhiều chuyện mà ở đây đến nỗi bị ám ảnh không dám vào Cố Cung. Nhưng đến nơi thấy toàn người với người và lại đi vào ban ngày nên không có rừng rợn như đọc trên mạng đâu nhé.

2. Bên trong Tử Cấm Thành có gì

Tử Cấm Thành Trung Quốc được chia làm 2 phần: Ngoại đình phía Nam dành cho các lễ nghi và Nội đình phía Bắc là nơi ở của gia đình hoàng gia (hay hậu cung).

2.1. Ngoại đình

Để vào bên trong phần Nội đình (hay thực chất vào trong Tử Cấm Thành), bạn sẽ phải đi qua Ngọ Môn, là cổng phía Nam và lớn nhất bắt đầu từ Quảng trường Thiên An Môn. Ngọ Môn bao gồm 5 cửa vòm, trong đó cửa chính giữa dành cho Hoàng đế, các cổng bên cạnh dành cho quan lại và hai cổng ngoài cùng dành cho binh lính, thái giám, cung nữ.

Sau khi qua Ngọ Môn, sẽ thấy trước mặt là một quảng trường lớn có con sông Kim Thủy uốn lượn chạy ngang. Xa xa là bậc thang làm bằng đá cẩm thạch trắng, dẫn vào Tam Đại điện. Khu vực này có điện Thái Hòa nằm ở trung tâm, phía sau là điện Bảo Hòa. Ở 2 phía Đông - Tây là điện Văn Hoa - nơi lưu trữ thư pháp, sách vở của Hoàng đế và điện Võ Anh - nơi Hoàng đế gặp các quan đại thần và thiết triều.

tử cấm thành trung quốc

2.2. Hậu cung

Hậu cung là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất, cùng nơi ở và làm việc của Hoàng đế. Ở trung tâm của hậu cung có 3 cung lớn bao gồm Càn Thanh cung, Khôn Ninh cung và Giao Thái điện.

Trong đó Hoàng đế, biểu thị cho Dương và Trời, ở Càn Thanh cung. Hoàng hậu, biểu thị cho Âm và Đất, ở Khôn Ninh cung. Giao Thái điện ở giữa hai cung, tượng trưng cho sự giao hòa Âm - Dương.

2.3. Các cung ở Tử Cấm Thành

Nếu hay xem phim cung đấu thời nhà Thanh, thì các bạn sẽ không còn lạ gì với một loạt các chiêu trò tranh sủng của các vị phi tần. Có thể không ai biết những gì thực sự diễn ra sau bức tường thành kia, nhưng những tẩm cung kia vẫn còn ở đó, minh chứng cho một thời kỳ cực thịnh của thanh triều.

Ngày nay, tuy chỉ có một số cung mở cửa cho khách thăm quan, nhưng du khách vẫn có thể hình dung ra đời sống sinh hoạt của các vị chủ tử từng ngụ tại đó.

* Lưu ý: Bạn sẽ không được vào hẳn bên trong từng gian phòng mà sẽ chỉ được đứng ở ngoài nhìn qua khung cửa kính thôi nhé.

READ  Phượt Xe Máy từ Hà Nội đến các tỉnh Miền Bắc

2.3.1. Diên Hy Cung

Bộ phim Diên Hy Công Lược, ngoài việc đưa tên tuổi của các diễn viên chính lên một tầm cao mới, còn khiến nhiều người tò mò về Diên Hy cung.

Từ “Diên Hy” có ý nghĩa là một niềm hạnh phúc / ánh sáng dài lâu. Nhưng trên thực tế, những người ở cung này lại không được “hồng phúc” như cái tên của nó. Vị trí Diên Hy Cung nằm gần Thương Chấn Môn, cửa ra vào Tử Cấm Thành dành cho cung nữ, thái giám và hạ nhân nên khá ồn ào và phức tạp. Tương truyền rằng chỉ những phi tần không đắc sủng mới ở tại đây.

Ngoài ra, Diên Hi cung còn là nơi thường xảy ra hoả hoạn. Trải nhiều đời vua, Diên Hi cung chưa kịp tu sửa xong lại tiếp tục bị cháy. Để khắc phục tình trạng này, đến đời vua Phổ Nghi đã cho xây dựng “Thuỷ tinh cung”, cốt là một công trình trấn áp hoả hoạn. Tuy nhiên mãi đến khi vua Phổ Nghi thoái vị, Thuỷ tinh cung vẫn chưa thể hoàn thành. Ngày nay đến Diên Hy Cung, các bạn sẽ thấy dấu tích còn sót lại của công trình.

Nhưng cũng đừng vì lý do trên mà bỏ qua Diên Hy Cung nhé, vì đây là một trong những cung mình thích nhất tại Tử Cấm Thành. Phía trong cung có trồng một cây ngân hạnh, mùa thu đến màu vàng của lá kết hợp với sắc đỏ của trung trùng điệp điệp tường thành tạo nện một khung cảnh khiến con người ta xao xuyến.

diên hy cung

2.3.2. Trữ Tú Cung

Là một trong sáu cung thuộc tây lục cung, nhưng Trữ Tú Cung lại đặc biệt hơn cả vì đây là nơi được mệnh danh là Hoàng Hậu Cung. Do hầu hết các vị chủ tử ở tại cung này từ thời Gia Khánh Đế đều là hoàng hậu.

Và chắc các bạn cũng không còn xa lạ gì với Từ Hy Thái Hậu nữa đúng không. Trữ Tú Cung là nơi ở của bà trước khi trở thành thái hậu. Sau khi chuyển cho hoàng hậu Uyển Dung, các gian phòng có được thay đổi đôi chút nhưng vẫn giữ nguyên phong cách bày trí của Từ Hy.

2.4. Ngự Hoa Viên

Ở phía sau cùng của Tử Cấm Thành là Ngự Hoa Viên, đây là vườn hoa của cung đình nơi vua chúa ngày xưa tản bộ, đọc sách …

Trong diện tích 11,000m² là nhiều loài cây cảnh vô cùng quý hiếm, trong đó có những gốc cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Bên cạnh đó trong không gian sân vườn còn xây dựng các vọng lâu, đình, đài.

2.5. Công viên Cảnh Sơn - điểm ngắm toàn cảnh Tử Cấm Thành

Để kết thúc chuyến hành trình thăm quan Tử Cấm Thành, đừng quên ghé thăm công viên Cảnh Sơn (Jing Shan Park) để ngắm toàn cảnh Tử Cấm Thành từ trên cao nhé.

Khu vực đài quan sát của công viên là nơi tập rất đông người, vì ở đây view ra Cố Cung là bao quát nhất. Và chắc bạn nào xem bộ phim “Chúng ta của sau này” cũng sẽ thấy khu vực này từng xuất hiện trong một cảnh phim đó.

READ  kinh nghiệm du lịch viêng chăn lào | Vuidulich.vn
  • Địa chỉ: 44 Jingshan W St, Xicheng District, Beijing
  • Cách đi: Sau khi ra khỏi công Thần Vũ Môn, các bạn rẽ trái, đi bộ đến ngã ba rồi rẽ trái đi bộ tầm 200m là sẽ đến công viên Cảnh Sơn.
  • Giá vé:

3. Kinh nghiệm du lịch Tử Cấm Thành

3.1. Thông tin du lịch Tử Cấm Thành

- Thời gian tham quan:

Từ tháng 4 - tháng 10 8:30 -17:00 Từ tháng 10 - tháng 3 8:30 - 16:30

* Lưu ý: Tử Cấm Thành đóng cửa vào các ngày thứ hai hàng tuần trừ các ngày lễ của Trung Quốc và kỳ nghỉ hè hàng năm từ 1/7 đến 31/8.

- Vé vào cổng:

Vé vào cổng Tháng 4 - tháng 10: 60¥ Tháng 10 - tháng 3: 40¥ Vé tham quan viện bảo tàng kho báu 10¥ Vé tham quan bộ sưu tập đồng hồ 10¥
  • Miễn phí cho trẻ em cao dưới 1,2m (đi kèm theo người lớn)
  • Trẻ em từ 6 tuổi - dưới 18 tuổi: vé vào cổng CNY 20, vé tham quan mỗi nơi CNY5.
  • Người cao niên trên 60 tuổi: giảm nửa giá (có passport)
  • Vé hàng năm: CNY 300 cho 10 lần đi trong một năm (chỉ áp dụng cho công dân Trung Quốc)

kinh nghiệm du lịch tử cấm thành trung quốc

3.2. Kinh nghiệm du lịch Tử Cấm Thành Trung Quốc

- Các bạn nên đi Tử Cấm Thành vào buổi sáng khi vừa mở cửa xong (vì lúc đó chưa có quá đông khách du lịch) hoặc đi vào buổi trưa (khi khách du lịch đi ăn). Nếu đi vào các khung giờ khác thì xác định sẽ rất đông khách du lịch.

- Để vào bên trong Tử Cấm Thành các bạn sẽ phải đi qua 2 cửa an ninh (soi túi và kiểm tra hộ chiếu), một là ở quảng trường Thiên An Môn, hai là cổng soát vé của Tử Cấm Thành.

- Lưu ý mang theo hộ chiếu khi thăm quan Tử Cấm Thành vì các bạn sẽ phải xuất trình hộ chiếu để vào quảng trường Thiên An Môn, sau đó hộ chiếu sẽ chính là vé của bạn nhé.

- Các bạn nên dành từ 3 - 4 tiếng để tham quan cung điện Tử Cấm Thành. Đầu tiên là thăm quan khu vực Nội đình, tiếp đến thăm quan từ 2 -3 cung ở khu vực hậu cung và ngự hoa viên. Sau đó có thể trèo lên đài quan sát ở công viên Cảnh Sơn luôn hoặc chờ đến hoàng hôn cũng được.

Tổng kết kinh nghiệm du lịch Tử Cấm Thành

Hi vọng sau bài viết Kinh nghiệm du lịch Tử Cấm Thành sau đây có thể giúp các bạn có thể tự lên kế hoạch tham quan Tử Cấm Thành rồi chứ.

Ngoài ra, nên cài sẵn Một số ứng dụng cần thiết và học Một số câu tiếng Trung thông dụng khi đi du lịch Trung Quốc nhé.

Nếu cần thêm thông tin gì liên quan đến du lịch ở Bắc Kinh, có thể tham khảo một số bài viết đưới dây:

  • Kinh nghiệm du lịch Bắc Kinh
  • Kinh nghiệm đi Vạn Lý Trường Thành tự túc
  • Kinh nghiệm tham quan Di Hòa Viên

- TỔNG HỢP WEBSITE CẦN THIẾT KHI ĐI DU LỊCH -

  • Đặt phòng khách sạn hoặc homestay: vuidulich.vn | Agoda | Airbnb
  • Tìm kiếm và so sánh giá vé máy bay: Skyscanner | CTrip | Traveloka
  • Đặt land tour và các trải nghiệm khám phá: Airbnb | Klook | GetYourGuide
See more articles in the category: Kinh nghiệm du lịch

Leave a Reply