Du lịch Châu Âu tự túc chỉ 76 triệu cho 25 ngày- Tất tật kinh nghiệm đây

Or you want a quick look: Quá trình chuẩn bị dài hơi nhất từ trước tới giờ

Trước khi đi Châu Âu, tôi vẫn nghĩ 25 ngày ở Châu Âu cũng chẳng khác gì 3 chuyến đi 10 ngày mà tôi đã đi gộp lại, nhưng sau khi đi du lịch tự túc Châu Âu về, tôi mới thấy mình ngây thơ 1 cách kinh khủng, vì có những thứ dù tôi đã đề phòng đến ….tận răng mà vẫn bị xảy ra, nhưng lại có những niềm vui không thể nói được bằng lời :). Và tôi thực sự may mắn vì có sự giúp đỡ của bạn bè, dân bản xứ, những người không quen biết… trong suốt cuộc hành trình của tuổi thanh xuân này :). Tôi sẽ luôn ghi nhớ những thiên thần ấy, những người đã cứu rỗi chuyến đi nhiều thứ kém may mắn của tôi. Anyway, một vài dòng sau đây không thể hiện được hết những kinh nghiệm mà tôi có được xung quanh vụ đi Châu Âu hay đi du lịch một mình nói chung, nhưng cũng xin phép chia sẻ cho mọi người, nhất là quá trình chuẩn bị dài hơi và gian nan của tôi.

Quá trình chuẩn bị dài hơi nhất từ trước tới giờ

Tôi đã chuẩn bị cho chuyến đi du lịch một mình ở Châu Âu từ rất lâu rồi, từ tận… năm ngoái khi tôi bắt đầu có ý định đi, tôi đã nghĩ mình cần phải có bao nhiêu tiền cho chuyến đi ấy, rồi xin visa ntn…. tất tật. Tôi nghĩ các bạn càng chuẩn bị sớm thì các bạn có nhiều sự tự tin và càng cẩn thận hơn. Dưới đây là 1 số điều cần làm trước chuyến đi tôi muốn recommend cho mọi người. Đây chỉ mới áp dụng cho người đi độc hành vốn ko có quá nhiều vướng bận như tôi, còn với các bạn có chồng, con hoặc có người yêu,… hoặc đi với bố mẹ người thân thì hẳn nó sẽ phức tạp hơn 1 tí đó.

Du lịch châu âu mùa nào đẹp nhất?

Đi du lịch lúc nào, đi bao lâu và lúc ấy có gì đẹp để đi ko? Đây là việc đầu tiên và tiên quyết vì bạn biết đấy Châu Âu rộng vãi :), nhưng mà rộng là vì có rất nhiều quốc gia cạnh nhau chứ diện tích 1 nước thì có nước to nước nhỏ, vậy cho nên 1 khi đã muốn đi Châu Âu, nó ko như đi Châu Á, bạn xác định đi 1 nước trong 1 lần, đây bạn phải gộp lại nhiều nước đi 1 lần. Cho nên kinh nghiệm của tôi là căn cứ vào trước hết là:

  • Sở thích của bạn là gì? Châu Âu thì cổ kính với phong cách cổ tích + thiên nhiên vùng ôn đới nên các mùa rất rõ rệt… nên bạn hoàn toàn có thể chọn lựa việc đi khám phá lịch sử, văn hóa với việc đi khám phá thiên nhiên hoặc cả 2 :v hoặc thậm chí chỉ đi checkin cảnh đẹp thôi cũng chẳng hại ai, đúng ko? Nói chung sở thích của mỗi người khác nhau, ta đi sao cho ta thấy vui, thấy thích, còn người ta nói đi như ngựa, ko có cảm nhận gì, hay đi quá chậm, quá nhanh gì đó, đừng quan tâm nhé.
  • Bạn được rảnh vào thời gian nào? Hãy xem xét ngay công việc của bạn sẽ rảnh vào thời điểm nào trong năm vì bạn sẽ cần at least 10 ngày chứ đi có 7-8 ngày thì không bõ cái tiền vé máy bay với công sức xin visa lắm. Mà nếu xin nghỉ vào dịp đông khách của năm thì ôi thôi, chắc sếp sẽ kill bạn, còn nếu bạn làm freelancer hay là kinh doanh tự do thì đi lúc nào cũng được mà, nhỉ?
  • Thời tiết, cảnh sắc, giá cả, chi phí ở những thời điểm khác nhau có gì khác nhau? Châu Âu cũng khá giống Nhật Bản ở khí hậu ôn đới, nên thời tiết sẽ chia thành 4 mùa trong năm và mỗi mùa lại có 1 cái gì đó đặc biệt để ngắm.
    • Vào mùa xuân: hoa anh đào, hoa tulip và nhiều loại hoa khác nở đẹp thì nên đi Pháp, Đức, Hà Lan vì những nước này hoa đẹp và nhiều.
Mùa xuân ở Châu Âu
Châu Âu mùa xuân rực rỡ các loài hoa, đặc biệt là anh đào nhé Photo by vuidulich.vnr
    • Vào mùa hè, hoa oải hương và muôn vàn loài hoa khác nở rộ, nắng nóng khắp nơi và có năm lên đến 40 độ (như năm 2019 này), rồi thời gian ngày dài, bãi biển xanh dẹp và ấm áp, nhưng nó hơi nóng + chi phí bị đội lên cao do đây là thời điểm đông du khách nhất trong năm.
    • Mùa thu, lá vàng lá đỏ, mát mẻ, và bắt đầu từ sau tháng 9 đến tháng 11 nên chi phí thấp hơn. Không khí lãng mạn nên thích hợp cho các cặp đôi đi tuần trăng mật và đây cũng là mùa cưới nữa luôn. Nhưng cẩn thận đầu mùa và cuối mùa thì hay có mưa chuyển mùa, không khí sẽ thay đổi và khác biệt với khí hậu nước mình nên dễ ốm.
    • Mùa đông, có tuyết rơi, có nhiều hoạt động và lễ giáng sinh thì đèn lung linh, phong cảnh lạ lẫm hơn nhiều. 1 số nước Châu Âu, mùa đông còn là mùa của các hiện tượng thiên nhiên kì thú như cực quang.

Bản thân mình đã chọn dịp mùa hè có hoa oải hương :(, vì muốn ngắm 1 lần sắc tím lịm tim của nước Pháp và cũng nghe đồn là nhiều thứ lễ hội các kiểu diễn ra ở thời điểm tháng 7-8 nên mới chọn lúc đó để đi, nhưng thú thật là mình nghĩ đó là hơi sai lầm 1 chút. Vì đột nhiên năm nay mùa hè ở Pháp, Tây Ban Nha, Ý nóng đến hơn 35 độ thậm chí có nơi lên đến 40 độ=> nói chung chẳng khác gì mùa hè ở Việt Nam nên cảm giác như địa ngục trần gian vậy. Thứ 2 là chi phí đắt đỏ hơn mình tưởng, nhất là giá hotel :(. Haizz, nếu biết hoa oải hương cũng chẳng được như ý muốn (mình bị xui xẻo khi đến đúng lúc thời tiết buổi sáng thì đẹp, tối có mưa to nên bị mất mất hoàng hôn ở Provence…) thì mình đã ko bỏ phí 1 khoản tiền lớn để tiêu vào dịp hè mà sẽ save up tiếp để đi vào dịp mùa thu rồi. Anyway, các bạn vẫn có thể đi mùa hè nhưng mà nên chọn tháng 6 chứ ko phải tháng 7-8. Lí do ở đây là bởi vì các trường học bên Châu Âu sẽ nghỉ bắt đầu từ tháng 7, cho nên số lượng du khách bắt đầu tháng 7 nó mới đông như thế :). Còn ai vẫn muốn đi 1 ít mùa hè thì nên c họn cuối tháng 8 và đầu tháng 9. Còn nếu đón mùa thu vàng thì chọn đi từ đầu đến giữa tháng 10 mà chơi.

READ  Top 13 hostel Vũng Tàu giá rẻ view đẹp gần biển, trung tâm giá chỉ 80k
Mùa hè ở Châu Âu
Mùa hè ở Châu Âu rực rỡ sắc tím của hoa oải hương

1 khi đã có kế hoạch về thời gian, các bạn nên chú ý xem vé giá rẻ bán vào thời gian chính xác nào của tháng :). Mình ước chừng và chuẩn bị lên hồ sơ để xin visa nhé.

Khi đã có kế hoạch về thời gian, hãy xem mình nên đi nước nào. Mùa hè thì các nước Nam Âu nóng bức, các nước Trung, Bắc Âu thì lại mát mẻ (thậm chí còn hơi lành lạnh) nhưng Nam Âu thì lại giá rẻ hơn Bắc Âu, nên vẫn cứ so sánh và cân nhắc các bạn nha.

Với tôi thì tôi thích mùa thu và mùa xuân nhất, nếu có dịp quay lại, tôi chắc chắn sẽ đi mùa xuân và mùa cùng mùa đông ở Châu Âu cho đủ 4 mùa :3.

Xin visa Schengen

Cái này tôi đã viết riêng 1 bài chi tiết về visa Schengen và các kinh nghiệm xương máu của tôi rồi. Bạn nào muốn đọc thêm thì hãy vào xem bài viết riêng của tôi nhé. Vì đã có khá nhiều kinh nghiệm đi các nước phát triển như Hàn, Nhật nên tôi thấy việc xin visa Schengen không phải quá khó, chỉ có trở ngại chính là xem số phận đưa đẩy vào tay người…. duyệt visa nào :). Nghe nói ở HN có 2 ông duyệt visa thì 1 ông khó tính vãi ra và hay ngâm hồ sơ, người còn lại là 1 ông dễ tính và số tôi cũng khá may khi được ông dễ tính duyệt visa trong vòng… 5 ngày :v. Nên nói chung, visa Schengen tôi thấy ngoài việc mình có đủ yếu tố để có hồ sơ mạnh xin visa ra như tài chính tốt, công việc ổn định, có thu nhập khá, có lịch sử du lịch khá hoành tráng, có lịch trình được nghiên cứu đến tận răng.

Visa Schengen của tôi nè
Đây là phong bì kết quả Visa Schengen của tôi nè

Du lịch Châu Âu hết bao tiền? Vài tip tiết kiệm chi phí đây nhé

Đi du lịch Châu Âu tự túc hết bao nhiêu tiền

Kinh phí luôn là 1 cái khó và cũng là rào cản đi du lịch Châu Âu của rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên thì không phải quá đắt để đi châu Âu đâu =)) chỉ là rất đắt thôi. Các bạn hãy thử nhẩm tính 1 chút để xem đi du lịch châu âu hết bao nhiêu tiền nhé.

Thông thường 1 tour đi châu Âu 7 ngày thì tầm 50 củ (giá rẻ nhất) nên chi phí để đi du lịch Châu Âu tự túc kiểu gì cũng rẻ hơn hoặc bằng khoảng này. Thường thì vé máy bay rơi vào khoảng 20 củ=> 30 củ còn lại dành cho việc ăn tiêu + khách sạn + di chuyển và tham quan, tức là khoảng 6 triệu/ ngày (vì 2 ngày là di chuyển rồi). Nhưng thực chất là mình ko ở khách sạn 3-4 sao, mình ăn uống cũng tiết kiệm hơn và mình chỉ di chuyển bằng phương tiện công cộng, nên chi phí sẽ rơi vào khoảng 3 triệu-4 triệu/ ngày thôi :).

=> Vậy thì nếu đi:

  • 10 ngày thì tầm : 40-50 củ
  • 20 ngày thì chi phí tầm 60- 80 củ.
  • 30 ngày thì tầm 80-100 củ
  • Cứ thế tự nhân lên nhá

Mình nghĩ là đây là mức chi phí hợp lí để đi Châu Âu 1 cách tiết kiệm nhưng không quá mức đói rách rồi.

Còn bạn nào nhu cầu sang chảnh + đi taxi rồi di chuyển bằng phương tiện cá nhân thì chi phí cho 20 ngày thì là tầm 120 triệu trở lên đó. Về chi phí mình sẽ chia sẻ chi tiết trong 1 bài viết khác :3. Mình cũng sẽ liệt kê ra các chi phí rành rọi từng đầu mục nha.

Đi du lịch Châu Âu hết bao nhiêu tiền?
Seville, Tây Ban Nha là 1 trong những nơi có chi phí rẻ nhất khi đi du lịch Châu Âu

Di chuyển đi lại ở Châu Âu

Nói chung là để tiết kiệm chi phí khi đi du lịch châu Âu tự túc, chủ yếu mình sử dụng những phương tiện sau để di chuyển:

Đi lại giữa các thành phố, giữa các nước khác nhau ở Châu Âu:

Máy bay giá rẻ bay nội địa Châu Âu

Mình có 2 lần bay Ryan Air, 1 lần bay Vuelling. Theo mình thì các bạn cứ search trên Skyscanner xem vé nào rẻ nhất trong ngày bạn định đi thì đặt. Thường tất cả các bọn giá rẻ này đều đểu ở chỗ nó chỉ cho check in online và free đặt chỗ trước 2 ngày thôi, chứ trước đó bạn phải thêm tiền đặt chỗ, bố khỉ!

Ryan Air là bọn khốn nạn nhất quả đất nên cần phải thật cẩn thận do bọn điên đó sẽ phạt 15 euro nếu ko in boarding, 50 euro nếu bạn ko check in online trước. Vì mình ko thuộc khối EU nên bọn Ryan Air quy định mình ra sân bay phải ra quầy check in và phải in boarding pass ra đó chứ ko được dùng bản in trên Điện Thoại đâu :(. Ngoài ra, hành lí của bọn Ryan Air cũng rát chặt chẽ, nó bắt cân nếu thấy hành lí của bạn quá cồng kềnh đó (hành lí xác tay ấy.

Vuelling theo mình khá ổn, ko có vấn đề gì cả, mình thấy bọn đó ổn hơn Ryan Air nhiều.

Ngoài ra còn bọn Easy Jet cũng giá rất rẻ, các bạn cứ xem nhé.

Xe bus đường dài

Có mấy bọn rất nổi tiếng:

Flixbus

Flixbus thì rất nổi tiếng vì giá rẻ và có nhiều ưu đãi, chuyến đi Châu Âu vừa rồi thì mình vừa đặt cái gói ưu đãi 99 euro được 5 thành phố của bọn này. Mạng lưới của Flixbus khá là rộng nhưng vì trụ sở nó ở Đức nên hình như nó cũng focus nhiều ở Tây và Trung Âu hơn hẳn các vùng khác, ví dụ như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thì flixbus ko nhiều bằng, cả mạn miền Nam của Pháp thì hiện diện của bọn này cũng yếu, bến xe cũng ko phải bến trung tâm (chắc có thể vì thế mà nó rẻ hơn)

Mình đi thì thấy :

  • Vệ sinh khá ok, mình chưa gặp trường hợp bẩn, có nhà vệ sinh trên xe nên ổn hơn
  • Nó vẫn dừng nhiều điểm trên đường cho mình đi vệ sinh nhưng có bạn bảo là nếu đi 1 số nơi như Croatia thì ko dừng 1 tí nào :(.
  • Điều hòa trên xe khá lạnh nên phải mặc áo khoác lúc ngủ 🙁
  • Ghế ngồi tạm ổn nhưng hơi sát nhau, cơ mà có duỗi chân nên ko sao lắm, mang cái gối đi để cổ khỏi nghẹo
  • Wifi ok trừ 1 số xe ở Pháp thì lởm đời tẹo
  • Đến nơi đúng giờ, mình gặp 1-2 lần nó đến trễ 15-20 phút
  • Các bến xe của nó có bến tử tế, nhưng rất nhiều bến xe lởm đời, nhất là ở các vùng ở miền Nam nước Pháp, các thành phố nhỏ bé ko phải thành phố lớn : Avignon, Strasbourgh thì bến xe toàn bến kiểu như bến xe bus, nó có mỗi cái mái che và 3 cái ghế ngồi, bạn nào đi 11h đêm ko sao chứ đi tầm khuya sau 12h đêm thì nên xem xét kĩ nhé. Đừng mơ tưởng là bến xe nào cũng như bến Mỹ Đình có quán ăn, có wc để đi nha =))).
READ  Đúc kết kinh nghiệm du lịch Phan Thiết tự túc, phượt Phan Thiết từ Thổ Địa
Eurolines

Eurolines thì mình chưa đi vì nó đắt hơn bọn flixbus :), nếu có ai đã đi thì review cho mọi người với nhé. Mình có để box comment ở dưới đó.

Alsa

Bọn này thì chuyên ở vùng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và giá rất rẻ, có điều dịch vụ thì hơi thua sút bọn Flix 1 chút : xe cũ hơn, ko có wifi trên xe, giá rẻ đi kèm chất lượng thôi :).

Ouibus

Bọn này thì chuyên cho Pháp, 1 số thành phố Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý nhưng phải gần Pháp :). Đây là dịch vụ “bên lề” của SNFC- công ty vận tải đường sắt Pháp :P. Nên nói chung hãng của Pháp thì làm ăn kiểu Pháp, nhiều khi cũng trễ giờ các kiểu. Mình đi là chuyến từ ATV Aix-en-provence đến Aix-en-provence Garoutiere và từ đó đi Pertuis, nó cũng ok như các loại bus khác thôi, nhưng các chuyến dài hơi hơn thì mình ko chọn vì so ra chạ rẻ, có nhiều chuyến cũng chạ có. 1 số chặng mình thấy nó rẻ hơn Flixbus nhưng vì mình đã chọn kiểu 99 euro cho 5 thành phố nên tính ra nếu chọn nó thì cũng chạ rẻ hơn flixbus về tổng chi phí :). Anyway, bạn nào muốn đi từ Paris-> Strasbourgh, Paris- Lyon, nên cân nhắc nè, giá rẻ hơn hẳn tất cả luôn á.

Blablabus

Bọn này là cùng 1 công ty với bọn BlablaCar- Dạng ride share- chia sẻ xe taxi với nhau ấy, nó khá là giống Grab với Uber share đó, hoặc giống bọn Đi Chung của mình. Nay nó bán vé xe bus và có rất nhiều chuyến rẻ ko thể tin được, có 6-9 euro trong khi các hãng khác toàn 15-20 euro. Nhưng nói chung mình hơi sợ kiểu đi chung này vì nhỡ mà nó giả vờ chạy xe, nhưng thực chất đi ăn trộm ăn cướp thì nguy :). Nhưng nếu đi chặng ngắn mà lại rẻ hơn thì tội gì ko thử, nhỉ?

Đặt vé xe bus châu Âu như thế nào?

Vé đặt sớm bao h cũng rẻ hơn, đặt trước tầm 2-3 tuần là rẻ nhất. Còn đặt trước 1-2 ngày thì đôi khi là hết chỗ hoặc chỗ đắt.

Với flixbus thì mình cứ vô website của họ để đặt thôi, Alsa hay là Eurolines cũng vậy. Tuy nhiên có khá nhiều trang cho phép bạn search để tìm giá coi bên nào đang bán vé xe bus chuyến bạn cần đi rẻ nhất. Mình thường vô trang vuidulich.vn để tìm chuyến và hãng, sau đó thì vô luôn website hãng để đặt cho chắc chắn. Hoặc thuận tiện và thông minh hơn là Rome2rio :).

Đặt vé xe khách Châu Âu
Đây là giao diện busbud, cũng là 1 trang khá uy tín để xem và lọc giờ chạy của xe

Ăn uống ở Châu Âu

Cái này chắc phải riêng 1 bài dài thiệt dài =)) nhưng chung quy lại thì mình ăn uống hơi vớ vẩn ở Châu Âu, phần lớn là bởi vì chạ có gì ngon lắm để ăn, và lí do lớn hơn là … méo có nhiều tiền. Trong bài chi phí mình sẽ đề cập đến chi phí riêng từng nơi vì mình có ghi chép rất kĩ, còn chung chung thì mình thấy 1 ngày nên dành ra …20 euro để ăn uống, cụ thể thì:

  • Sáng : 1-2 euro thôi và cũng chỉ có option là bánh ngọt thì khả dĩ rẻ, chứ các món khác toàn 5-6 euro nên ko dám ăn. bạn nào muốn ăn kiểu Tây: bữa sáng thiệt bự còn trưa, tối ăn ít thì cứ việc chọn :P.
  • Trưa: thường là thời điểm mình ăn ngoài hoặc vô mấy cái siêu thị bán đồ ăn mấy cái fast food. Ở nhà hàng thì tầm 8-10 euro/ món nhé. Còn nếu ăn nhẹ nhàng như sandwich các kiểu burger thì tầm 5 euro hoặc ít hơn tí :). Còn ăn vặt thì tổng lại sẽ đắt hơn.
  • Chiều: ăn nhẹ nhàng hoa quả hoặc kem: 2-3 euro/ món
  • Tối: tùy từng nơi mà mình chọn : ăn ngoài hàng nếu chõ đó giá rẻ như TBN, BDN hoặc đăt thì mình sẽ vào siêu thị, coi nó bán các món ăn bình dân và bổ sung chất xơ cho bản thân bằng : hoa quả + salad + thịt và mua bữa sáng hôm sau nếu đã quá ngấy món ngọt. Các siêu thị là nơi có rất nhiều món kiểu người dân người ta hay hàng ngày, bạn có thể thử mua mỗi món 1 tí để ăn cho có cảm giác của người dân Châu Âu :)). Nhưng nói thật mấy món đó chỉ có thịt thì ngon, còn lại thì toàn đồ ăn rất chán do ko có gia vị nhiều như bên mình, ăn cứ bị mặn quá mà dở tệ ấy. Cụ thể mình tốn 5-7 euro cho bữa tối siêu thị và 10 euro cho bữa tối nhà hàng (chắc 1 tuần thì ăn 1 lần thôi =)))

Đi nhiều thành phố ở Châu Âu, đặc biệt là các chỗ to to, mình thấy là cứ mấy cái phố shopping thì càng nhiều nhà hàng, nhưng nó đắt lòi con mắt. Thế nên, để chọn nhà hàng hợp ví tiền, cần 1 số bí kíp sau đây:

  • Có thể dùng Yelp tìm trước và lọc các nhà hàng gần đó có giá menu dưới 10 euro/ món
  • đi lượn xa hơn vùng trung tâm khoảng 1km, xa chốn xô bồ là 1 rổ nhà hàng mà ko đông lắm, menu tầm 10 euro có mà đầy
  • tránh xa các nhà hàng ở mặt tiền 2 con phố hoặc ngã tư và nhà hàng có không gian bàn ghế bên ngoài để ngồi. Càng nhà hàng có không gian rộng thì nó càng đắt.
  • Tìm mấy quán bán bánh ngọt với cafe với cái tên luôn gồm từ Pâtisserie(ở Pháp), hoặc bán pizza- pasta có tên kèm chữ Pizeria (Ý), hoặc cứ thấy bakery hay cafe thì vào. Buổi trưa, mấy chỗ này thể nào cũng bán đồ ăn “nhẹ nhàng” kiểu sandwich, burger, pizza, pasta với giá toàn 4-5 euro và thêm đồ uống là 5-7 euro :P. Nếu muốn đồ ăn ngon, hãy chịu khó tìm hàng mà nó có từ thế kỉ nảo nào đó (lúc nào trên biển hiệu cũng có since 1xxx gì đó) còn không thì đồ ăn cũng chỉ tàng tàng, ko ngon ko chán.
  • Thỉnh thoảng vô Mcdonald, Burger king, Taco Bell, mấy thằng làm fastfood giá rẻ thôi rồi. Menu ăn bự tận răng toàn có 6-7 euro thôi. Quá lắm thì 8 euro kèm nước uống tẹt bô đi. Nhưng đồ ăn ko ngon lắm nên chỉ ăn 1-2 lần/ tuần chứ ngày nào cũng ăn thì chết.
  • Vô mấy siêu thị kiểu monoprix, franprix, carefour, natural… thì toàn đò ăn organic, tốt cho sức khỏe và nhiều rau, ăn cho đỡ bị thiếu vitamin, chất xơ và giá rẻ chỉ tầm 6-7 euro/ món.
  • Tìm các quán ăn ở trong các station, metro, bến bus, trường đại học, gần các quảng trường ko hot =))) hoặc các con phố cổ chỉ hay có dân địa phương đến ăn ấy. Giá nó sẽ rẻ hơn 20-30% mà số lượng món ăn ngon lại rất nhiều, đặc biệt là các món local và authentic.
  • Chỗ nào có các bạn nam thanh nữ tú đứng xếp hàng, thỉnh thoảng checkin với đồ ăn trên tay thì nên… tránh xa vì phục vụ lâu, nhận viên có vẻ chảnh, và menu nhìn là thấy đắt hơn các hàng khác 20-30%.
READ  Làng Hương Thủy Xuân - Địa điểm check in &quotbao ảo&quot kế bên Lăng Tự Đức ở Huế
Ăn gì ở Châu Âu
2 euro 1 scoup là giá phổ biến cho 1 cái kem ngon như này ở Ý… Đó là cửa hàng ko nổi tiếng. chứ nổi tiếng là 2.5 euro ngay =))). Btw, ăn vì ngon chứ ko phải vì nó nổi tiếng nha các bợn

Dùng sim 4g nào rẻ và ok nhất

Thật ra có rất nhiều loại sim du lịch Châu Âu nhưng bán phổ biến ở Việt Nam thì mình thấy rẻ nhất là sim của nhà mạng Three của UK. Giá cho 12 GB và sử dụng 30 ngày là 650k, khá ổn đấy chứ.

Mình mua của 1 bạn trên Facebook, và thấy rất nhiều bạn mua với giá ntn nên mình nghĩ các bạn cứ search từ khóa Sim du lịch Châu Âu là ra 1 rổ, h tìm bạn nào rẻ nhất mà mua thôi. Sim này có bắn Hotspot nhưng chỉ khi nào mạng 4g thì còn mạnh, chứ mạng H hay 3g thì yếu lắm. Mình thấy cả chuyến đi thì có lúc nhanh, lúc chậm nhưng các nước như Ý, Hy Lạp là chất lượng sim lởm đời nhất, nhất là ở đảo Santorini, hầu như chỉ có khu trung tâm mới vào được mạng, còn lại thì hiện 3g và chạ làm ăn được gì.

Mình đi 25 ngày thì tiết kiệm dung lượng, chả đăng fb mấy, ko xem youtube nên hết khoảng 3-4gb :). Mình cũng ko dùng để bắn cho Lap nên nói chung tiết kiệm dung lượng.

Sim này dùng cũng ok nhưng nếu mua sim Orange đắt hơn thì có khi dùng tốt hơn.

Ở Châu Âu thì nó bán rất nhiều loại sim, mình th ấy sóng ổn nhất là của Orange nhưng giá của hãng này có vẻ đắt. 3GB mà chỉ 14 ngày mà giá những 30 euro. Đắt vãi ra! Còn 1 số hãng khác mình thấy cũng hay bán là Vodafone, có everywhere sóng cũng khỏe, giá thì 3-4 GB là tầm 16 euro (cũng đắt chứ chẳng rẻ).

Vậy rẻ nhất là sim của UK - Three, chịu khó mất mạng 1 tẹo ở khu xa trung tâm rồi ra trung tâm ta online bù nha.

Các rủi ro trên đường đi Châu Âu và cách phòng tránh

Dù có cẩn thận đến đâu đi chăng nữa, không bao h bạn có thể tránh hết được các rủi ro, và tôi cũng vậy. Trong 25 ngày thì tôi liên tiếp gặp việc xui rủi :), chắc có lẽ do ông trời thương nên tôi còn trở về nhà, lành lặn và trộm vía, không bị mất quá nhiều tiền. Tôi đã kể lại các loại PHỐT mà tôi đã gặp trong chuyến du lịch Châu Âu này, các bạn cùng xem nhé. Theo tôi thì luôn luôn khi đi du lịch mình phải phòng ngừa, và 1 số thứ tôi luôn luôn làm và có hiệu quả:

  • Đặt trước khi đi hầu như 50% chi phí. Việc đặt trước sẽ giúp bạn chủ động lên kế hoạch về chi phí, lịch trình và hơn nữa giả sử có vấn đề gì về tài chính (ví dụ mất tiền) thì bạn cũng vẫn có thể yên tâm enjoy mà không quá lo lắng . Cái mà tôi thường đặt trước là : Khách sạn, vé tham quan, đi lại giữa các nước. Bạn nào muốn nhờ tôi đặt hộ hoặc tư vấn thêm thì cứ inbox nhé.
  • Luôn có lịch trình giấy bên cạnh bản lịch trình online : như vậy tôi có thể ko cần mạng, và có thể hỏi đường, nhờ người bản địa giúp khi cần
  • Học và sử dụng Google Translate, Google Map hiệu quả.
  • Đồ đạc không bao h để đằng sau, luôn để đằng trước và ôm sát người, ko sẽ bị mất.
  • Tiền không mang đi quá nhiều, 1 ngày tôi chỉ mang tối đa 50 euro cho các việc ăn uống, đi lại trong các thành phố….
  • Dùng thẻ để thanh toán những chi phí về shopping, buôn bán.
  • Không đi lại vào buổi tối, đặc biệt 1 số ga metro không an toàn
  • Tránh xa các thành phần người da đen, hoặc dân ăn xin, bán hàng trên phố. Luôn luôn tránh xa họ và lúc họ tới gần phải luôn nắm chắc túi, cẩn thận, không lơ là. Cẩn thận vì rất nhiều bọn lợi dụng lòng tin người và trắc
  • Không đưa điện thoại cho người nào để nhờ họ chụp ảnh hộ nếu mà họ ko nhờ mình chụp cho họ trước

Đó, là 1 số kinh nghiệm của mình khi đi Châu ÂU 25 ngày, tốn 69 triệu chưa shopping. Bạn nào đang có ý định đi Châu Âu với lịch trình độc đáo, làm theo sở thích của bản thân, thưởng thức những thứ authentic chứ ko quá touristy nhưng còn băn khoăn chẳng biết bắt đầu từ đâu, làm nào để lên lịch trình thì có thể nhờ mình làm giúp cái lịch trình, hướng dẫn đi lại, ăn uống và tỉ tê tâm sự để đặt khách sạn nhé. (có mất phí)

Inbox mình để biết chi tiết nhé :). =>> vuidulich.vn/kinhnghiemdulichmotminh/

Hoặc gửi cho mình cái email vào dangdinhtu76@gmail.com nhé

Xem thêm kinh nghiệm du lịch Châu Âu của mình

Khám phá Paris trong 48h

Du hí Lisbon trong 1 ngày rưỡi

Eguisheim- ngôi làng đáng yêu nhất nước Pháp

Khám phá Seville- một trong những thành phố đẹp nhất Tây Ban Nha

Btw, nếu chưa đủ tiền đi Châu Âu hay lịch sử du lịch còn mỏng thì tham khảo các nước sau đây để làm đẹp hồ sơ trước nhé:

Du lịch Nhật Bản từ 20 triệu mà ngắm lá đỏ, lá vàng hoặc ngắm cả hoa anh đào

Du lịch Hàn Quốc từ 8 triệu mà ăn chơi tẹt

Du lịch Đài Loan chỉ 7 triệu mà shopping thỏa sức

Du lịch Trung Quốc tẹt bô với cảnh đẹp ở mọi nơi chỉ từ 10 củ/ chuyến

See more articles in the category: Kinh nghiệm du lịch

Leave a Reply