Or you want a quick look: Địa chỉ chùa Tây Tạng Bình Dương
Nhắc đến Bình Dương người ta nghĩ ngay đến những khu công nghiệp quy mô lớn, ít ai biết rằng nơi đây là còn có nhiều công trình kiến trúc tâm linh. Nổi bật trong số đó phải kể đến chùa Tây Tạng Bình Dương. Hãy cùng vuidulich.vn tìm hiểu về công trình kiến trúc độc đáo chùa Tây Tạng Bình Dương bạn nhé!
>>> [ Tiết lộ ] Kinh nghiệm du lịch Bình Dương với chi phí thấp nhất
Địa chỉ chùa Tây Tạng Bình Dương
Chùa Tây Tạng Bình Dương thuộc hệ phái Bắc tông, tọa lạc ở số 46B Thích Quảng Đức, Phường Chánh Nghĩa, Thành Phố Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Nói thì nói như vậy chứ địa chỉ trên chắc nhiều bạn không tìm ra đâu? Theo kinh nghiệm du lịch chùa Tây Tạng Bình Dương mình tìm hiểu được từ Thành Phố Hồ Chí Minh các bạn đi theo quốc lộ 13 -> hướng về TP. Thủ Dầu Một -> Đại Lộ Bình Dương -> rẽ trái vào đường Thích Quảng Đức -> chạy một đoạn nó nằm bên tay trái.
Từ cái nhìn đầu tiên khi đặt chân đến chùa Tây Tạng Bình Dương mình cảm thấy chùa hơi ồn ã tí nào là biển chỉ dẫn xe chạy, tiếng người qua lại cho đến những chú chim bồ câu kêu. Nhưng khi bước vào bên trong chùa bằng cái tâm thanh tịnh, sự chân thành thì có gì quan trọng bên ngoài đâu nào? Cửa phật luôn rộng mở cho tất cả chúng ta, mọi người thường bảo phật luôn ở trong tâm.
>>> Ngắm nhìn công trình kiến trúc chùa Hội Khánh Bình Dương
Lịch sử hình thành chùa Tây Tạng Bình Dương
Năm 1928 Thiền sư Minh Tịnh ( hòa thượng Thích Nhân Tế) đã sáng lập ra chùa Bửu Hương Tự thuộc hệ phái Bắc Tông. Thời điểm mấy năm đầu thành lập chùa chỉ là một cái am nhỏ để thờ phật.
Năm 1937 Thiền sư Minh Tịnh đi vân du khắp nơi trở về đã trao đổi với các vị sư trụ trì và sau đó đổi tên chùa thành Tây Tạng Tự. Năm 1992 chùa cho trùng tu lại, lúc bấy giờ chùa Tây Tạng Bình Dương có hình dáng hao hao như một ngôi chùa ở sứ sở Tây Tạng cụ thể như sau: khu chánh điện nhìn vào có dạng hình khối vuông, chính giữa chùa là ngôi tháp, tầng thượng chùa có 5 điện thờ 5 vị ( 5 vị đó gọi là ” ngũ trí Như Lai”, được biết đến với danh hiệu là 5 vị phật tối cao cao trong phật pháp của Tây Tạng).
Theo như kinh nghiệm du lịch chùa Tây Tạng Bình Dương mình tìm hiểu được, từ đó đến nay chùa Tây Tạng Bình Dương đã trãi qua 3 đời trụ trì:
- Trụ trì đời đầu tiên là hòa thượng Thích Nhân Tế ( còn gọi là Thiền sư Minh Tịnh) - tổ khai sơn chùa Tây Tạng
- Trụ trì đời thứ 2 là Hòa Thượng Thích Tịch Chiếu
- Trù trị hiện tại của chùa là Hòa Thượng Thích Chơn Hạnh
Kiến trúc cổ xưa chùa Tây Tạng Bình Dương
Thời điểm những năm đầu mới thành lập chùa Tây Tạng Bình Dương chỉ có dáng dấp của một cái am nhỏ ít người đến thờ phụng khắp hương. Đến năm 1992 chùa được trùng tu và xây dựng như ngôi chùa ở xứ sở Tây Tạng.
Khi bước vào tham quan chùa điều đầu tiên các bạn sẽ được chiêm ngưỡng là câu đối do thiền sư Minh Tịnh đặt trên cổng chùa. Khi đọc vào câu đối nếu bạn tìm hiểu kĩ về lịch sử hình thành chùa Tây Tạng Bình Dương bạn sẽ biết đây là câu đối sự kết hợp hài hòa giữa tên trước của ngôi chùa và tên hiện tại ngày nay.
” Tây quy độc diệu thiên chơn Bửu
Tạng xuất hàm linh địa chánh hương”
Kiến trúc cổ xưa chùa Tây Tạng Bình Dương được thể hiện ở chính điện, được thiết kế theo dạng cấu trúc khối vuông, ở chính giữa là ngôi tháp tứ giác với chiều cao 15m. Nếu bạn muốn ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh điện thờ vị phật giáo Tây Tạng thì hãy lên tầng thượng của chùa Tây Tạng Bình Dương. Kế tiếp phải kể đến bức tượng ” ngũ trí Như Lai” được xây dựng và tạo nên theo phong cach Mandala, một trong những công trình biểu trưng cho phật giáo Mật Tông.
Bước vào bên trong chánh điện du khách, phật tử sẽ bở ngỡ vì lối kiến trúc của chùa, đó là lối thiết kế thờ phụng như một pháp hội. Đập vào mắt chúng ta đầu tiên đó chính là tượng phật Thích Ca cao 2,3m được trưng bày ở giữa, xung quanh là các vị Địa Tạng, Di Lặc, Quan Âm, Phổ Hiền….
Nét độc đáo thu hút du khách ở chùa Tây Tạng Bình Dương
Thật là một điều thiếu sót khi đến chùa Tây Tạng Bình Dương mà không viếng thăm bức tượng Đạt Ma Sư Tổ, được sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là bức tượng bằng tóc lớn nhất Việt Nam. Bức tượng này mô phỏng hình dáng của sư tổ Bồ Đề Đạt Ma trên vai gánh một chiếc đòn gánh.
Hôm đó mình viếng thăm chùa mình đã không biết nên không viếng thăm bức tượng Đạt Ma Sư Tổ. Nhưng mình còn biết thêm một điều thú vị từ bức tượng này: trên vai Đạt Ma Sư Tổ gánh túi càng khôn, bạn để ý kỉ sẽ thấy hình ảnh Việt Nam với chiếc nón lá được ghi nhận trên đòn gánh của bức tượng.
Kinh nghiệm du lịch chùa Tây Tạng Bình Dương mình được các sư thầy kể câu chuyện trong khoảng thời gian 1935 - 1937 nhà sư Minh Tịnh đi hành phất ở đất phật Ấn Độ. Được biết nhà sư Minh Tịnh là người đầu tiên đặt chân đến Ấn Độ. Sau chuyến hành trình này nhà sư đã đem sự hiểu biết, kinh nghiệm của mình ghi lại và lưu truyền trong chùa Tây Tạng Bình Dương từ đời này sang đời khác.
Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, chúc bạn có chuyến tham quan chùa Tây Tạng Bình Dương nhiều ý nghĩa. Chung quy tất cả lại dù đi đến bất cứ nơi nào ” phật đều ở tâm chúng ta”.
>>> Du lịch trãi nghiệm thực tế làng nghề gốm sứ Bình Dương