Khổng Tử là ai? Chi tiết tiểu sử và hành trình sự nghiệp

Or you want a quick look: Khổng Tử là ai?

Khổng Tử là một vĩ nhân thiên hạ người Trung Quốc cực kì nổi tiếng. Nhưng liệu bạn đã hiểu rõ về ông? Cùng tìm hiểu Khổng Tử là ai với 35Express nhé!

Khổng Tử là ai?

Khổng Tử hay là Đức Khổng Tử tên Khâu, tự là Trọng Ni. Sinh ngày 27/8 âm lịch năm Canh Tuất (551 trước Tây lịch). Khổng Khâu sinh ra và lớn lên ở ấp Trâu, thôn Xương Bình, nước Lỗ nay là tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông được biết đến là nhà khai sáng nho giáo, và là một giảng sử, triết sư nổi tiếng người Trung Quốc. Ông hay được gọi với danh hiệu là Khổng Khâu.

khong-tu-la-ai-35express

Chi tiết thông tin tiểu sử về Khổng Tử

Tên đầy đủ: Khổng Phu Tử
Tên tiếng trung: 孔夫子
Danh hiệu: Khổng Khâu
Năm sinh: 28/09/551 Trước công nguyên
Tuổi: Chưa xác định
Quê quán: Ấp Trâu, thôn Xương Bình, nước Lỗ nay là tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
Cha, mẹ Thúc Lương Ngột, Nhan thị
Ngày mất 11/04/479 Trước công nguyên
Trường Phái Khổng giáo
Nghề nghiệp: Giảng sư, Triết gia

chi-tiet-thong-tin-tieu-su-ve-khong-tu-35express

Cha ông là Khổng Hội lấy bà Nhan Chinh Tại và sinh ra ông. Đến năm ông 3 tuổi thì cha mất. Lúc này, bà Nhan Chinh Tại chỉ mới hơn 20 tuổi đã đưa Khổng Tử đến Khúc Phụ, nước Lỗ để giúp cho Khổng Tử có được môi trường sống và học tập tốt nhất. Bà luôn tạo ra hứng thú cho con học tập, đích thân dạy dỗ con và tìm thầy giỏi cho con theo học.

Năm ông 16 tuổi thì mẹ mất, từ đó, ông sống thanh bạch, chăm chỉ học hành để thực hiện ước mong của mẹ.

Sự nghiệp của Khổng Tử

Làm quan

Năm 19 tuổi, ông lấy vợ và làm một chức quan nhỏ ở chuyên quản lý kho tàng, xuất nạp tiền lương công bằng. Trước đó, ông cùng từng đảm nhiệm chức quan nhỏ chuyên quản lý nông trường và đạt hiệu quả tốt. Vì vậy, Khổng Tử được thăng chức làm quan Tư Không (quản lý các công trình).

Năm 21 tuổi, ông được cử làm chức Ủy Lại, sau đó qua làm chức Tư Chức Lại. Đến năm 22 tuổi, Khổng Tử lập trường giảng học và được các môn đồ gọi là phu tử. 29 tuổi, Khổng Tử học đàn với Sư Tương ở nước Lỗ.

su-nghiep-cua-khong-tu-35express

Vào năm 30 tuổi, Đức Khổng Tử muốn đến Lạc Dương để nghiên cứu về nghi lễ, chế độ miếu đường nên được vua ban cho một cỗ xe đưa Khổng Tử và Nam Cung Quát đi. Sau khi khảo sát xong thì ông về nước. Lúc này, sự học của ông rộng mở, học trò xin theo học ngày càng đông.

su-nghiep-cua-khong-tu-35express-1

Qua mấy năm thì Quý Bình Tử khởi loạn trong nước Lỗ. Ông đi theo Lỗ Chiêu Công tạm tránh qua nước Tề. Lúc này, Tề Cảnh Công rất khâm phục về tài chính trị của Khổng Tử muốn đem đất Ni Khê phong cho ông nhưng bị Tướng quốc nước Tề ngăn cản. Lúc ông 36 tuổi, thì quay về nước Lỗ lo cho việc dạy học và nghiên cứu về Đạo học của Thánh hiền.

Ngao du

Trong suốt 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp nơi để truyền bá tư tưởng và tìm người tài. Tuy nhiên, cuộc hành trình không quá thuận lợi. Năm thứ 9 của vua Lỗ Định Công, ông được mời làm quan chức Trung Đô Tể ở Kinh Thành.

Sau 1 năm, bốn phương lấy chính sự của ông làm khuôn mẫu.  Đức Khổng Tử giữ chức Tư Không rồi thăng lên Đại Tư Khấu coi việc hình án. Những luật lệ của ông đề ra giúp kẻ nghèo khổ, lập ra phép tắc, định việc tống táng, lớn nhỏ có trật tự, trai gái không lẫn lộn, trộm cắp không còn nữa, xã hội bình trị. Sau nhiều năm, nước Lỗ trở nên bình trị.

su-nghiep-cua-khong-tu-35express-2

Sau khi nước Tề lập ra Bộ Nữ Nhạc, khiến vua Lỗ sinh ra lưới biếng, chỉ chuyên hưởng lạc. Khổng Tử không khuyên được, chán nản xin từ chức và bỏ nước Lỗ đi chu du các nước chư hầu.

Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách. Đến năm 69 tuổi, ông bắt tay vào việc hiệu đính các cổ thư bị tản nát.

Đến ngày Ký Sửu, tức ngày 18/2 năm Nhâm Tuất thì Khổng Tử tạ thế khi hưởng thọ 73 tuổi.

Nhân cách của Khổng Tử

Khổng Tử là người thông minh, luôn ham học. Việc gì cũng xem xét kỹ lưỡng để biết cho đến tận cùng thì thôi. Tính tình ôn hòa, khiêm tốn và làm việc hết sức cẩn thận, luôn tin vào Thiên mệnh.

Ông là người nhân hậu, khiêm nhường, giản dị, giàu tình cảm. Khi ở nhà, Khổng Tử có dáng dấp thoải mái, trên mặt đều biểu lộ thần thái hoài vui. Ăn uống ở nhà có tang thì ông không bao giờ ăn no.

nhan-cach-cua-khong-tu-35express

Ông luôn tuân theo nguyên tắc, lễ nghi một cách chuẩn mực nhất. Khi về quê, ở mặt cha anh, bạn bè thì Khổng Tử cực kì khiêm tốn, hết sức nghe lời. Nhưng khi đến nơi tông miếu triều đỉnh, giải quyết chính sự thì ông ăn nói lưu loát, mạch lạc, lời lẽ cẩn thận.

Khi vua đến Khổng Tử tỏ ra hết sức cung kính rụt rè, trong lòng như có điều gì chưa yên tâm, không thể hiện cử chỉ nào thất lễ. Đối với khách quý, Khổng Tử luôn làm tròn trách nhiệm từ hình thức đến biểu lộ khuôn mặt.

Vinh danh Khổng Tử

Ngay sau khi Khổng Tử mất, cố hương Khúc Phụ thành nơi hành hương cho người đời bày tỏ tấm lòng ngưỡng mộ. Đến nay, đây vẫn là nơi nổi tiếng được nhiều người thăm viếng. Có nhiều ngôi đền thờ riêng Khổng Tử và đây cũng là nơi thường tổ chức những buổi lễ để tưởng nhớ ông.

vinh-danh-khong-tu-35express

Các triều đại phong tặng Khổng Tử các danh hiệu sau:

  • Năm 739, vua Đường Huyền Tông phong tặng Đức Khổng Tử là Văn Tuyên Vương, tượng thờ ông được mặc phẩm phục Hoàng đế, tặng cho các đệ tử các tước: Công, Hầu, Bá.
  • Năm 1008, vua Tống Chân Tông phong là: Đại Thánh Văn Tuyên Vương, phong cho cha Khổng Tử là Lỗ Công, mẹ là Lỗ Phu Nhân, vợ là Bà Thượng Quan Thị làm Vân Phu Nhân, và ra lệnh cho các tỉnh lập miếu thờ ông.
  • Vào năm 1560, vua Minh Thế Tông phong tặng ông là Chí Thánh Tiên Sư.
  • Năm 1645, vua Thanh Thế Tổ phong ông là Đại Thành Chí Thánh Văn Tuyên Vương Thánh Sư Khổng Phu Tử.

Môn đồ của Khổng Tử

Môn đồ và người cháu duy nhất của Khổng Tử là Tử Tư và tiếp tục trường phái triết học Khổng Tử sau khi ông qua đời.

mon-do-cua-khong-tu-35express

Thời Tống, có học giả tên Chu Hi đã thêm các ý tưởng từ Đạo giáo và Phật giáo vào Khổng giáo. Mãi đến khi ông mất, thì những ý  tưởng đó trở thành quan điểm chính thống mới về ý nghĩa thực sự của tư tưởng Khổng Tử.

Những lời dạy hay của Khổng Tử

  • Đừng lo mình không có chức vị, chỉ lo mình không đủ tài để nhận lấy chức vị.
  • Gỗ mục không thể khắc.
  • Dùng thì đừng nghi, nghi thì đừng dùng.
  • Muốn biết người phải nghe họ nói.
  • Dụng nhân như dụng mộc.

nhung-cau-noi-hay-cua-khong-tu-35express

  • Càng lên cao, chân trời càng xa, tầm mắt càng rộng.
  • Ngồi bàn tiệc đừng ra vẻ anh hùng, vì rượu đã làm cho lắm người gục ngã.
  • Học cho rộng, hỏi cho kỹ, nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho rõ, làm cho hết sức.
  • Người quân tử cầu ở mình, kẻ tiểu nhân cầu ở người.
  • Học đi với hành, không chỉ nói cho qua chuyện
  • Trong việc trị quốc, phải thận trọng không hứa ẩu, biết đãi người hiền, phải được lòng dân.
  • Đạo thiên thừa chi quốc, kính sự nhi tín, tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thời.
  • Ngẫm nghĩ việc xưa để hiểu việc nay, hành vi đáng làm thầy người khác.
  • Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, vậy mới thật là biết.
  • Người không có chữ tín, chẳng làm chi nên việc.
  • Không nhìn điều sai, không nghe điều tầm bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy.
  • Bản thân làm điều phải, không ra lệnh người cũng nghe; không đúng thì có ra lệnh người cũng không nghe.
  • Tụ họp nhau cả ngày, nói năng tào lao, làm những điều nhỏ mọn, nguy lắm thay!

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết rõ Khổng Tử là ai rồi đúng không nào? Mong rằng bài viết này sẽ giúp cho bạn có được những kiến thức cần thiết về khổng tử là ai nhé. Hãy theo dõi 35express để cập nhập những thông tin nhanh và bổ ích nhé!

See more articles in the category: wiki
READ  Later On là gì và cấu trúc cụm từ Later On trong câu Tiếng Anh vuidulich.vn

Leave a Reply