Or you want a quick look: Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bả chó để định bắt một con chó hàng xóm thì nhân vật tôi cảm thấy cuộc đời quá thật đáng buồn...?
Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bả chó để định bắt một con chó hàng xóm thì nhân vật tôi cảm thấy cuộc đời quá thật đáng buồn...?
Câu 4 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)
Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bả chó để định bắt một con chó hàng xóm thì nhân vật "tôi" cảm thấy “cuộc đời quá thật đáng buồn”. Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc thì nhân vật "tôi" lại nghĩ: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Em hiểu ý nghĩ đó của nhân vật "tôi" như thế nào?
Lời giải 1
- Khi nghe Binh Tư nói, nhân vật "tôi" bất ngờ, hoài nghi, cảm thấy thất vọng
+ Nhân vật "tôi" nhanh chóng cảm thấy chán ngán: người trung thực, nhân nghĩa như lão Hạc lại "nối gót" Binh Tư.
+ Buồn vì cái đói nghèo có thể làm tha hóa nhân cách con người ( cái đói nghèo có thể biến lão Hạc trở nên tha hóa như Binh Tư)
- Sau đó chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc, ông giáo lại thấy buồn ở khía cạnh khác.
+ Hóa giải được hoài nghi trong lòng nhưng lại thấy buồn
+ Xót xa vì người sống tử tế và nhân hậu, trung thực như lão Hạc phải chọn cái chết đau đớn, dữ dội
Lời giải 2
- Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin hắn bả chó để bắt một con chó hàng xóm thì nhân vật “tôi” cảm thấy “cuộc đời quả thật... đáng buồn": “Tôi” không ngờ một con người đã khóc vì bán một con chó lại xin bả chó để kiếm miếng ăn. Ông giáo nghĩ rằng cái đói, cái khốn cùng đã khiến nhân cách của lão bị tha hóa.
- Nhưng khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, “tôi” lại nghĩ : “Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”: Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn vì nhân cách của lão vẫn vẹn nguyên như “tôi” đã từng biết. Nhưng đáng buồn vì cái chết thương tâm của một con người tình nghĩa nhưng bị ép tới đường cùng vì cái đói, cái nghèo.