Or you want a quick look: Keo dán nhựa là gì?
Keo dán nhựa loại nào tốt? mua ở đâu? giá bao nhiêu? - Tư vấn chọn mua keo dán nhựa tốt dán các loại như: nhựa PET, PP, OPP, PVC, EVA, Vinyl, … ✅ Siêu dính ✅ Chịu lực ✅ Chịu nước ✅ Bền dẻo
Nội dung bài viết
- Keo dán nhựa là gì?
- Câu hỏi thường gặp
- Keo dán nhựa gồm những loại nào?
- Keo dán nhựa có những thương hiệu nào?
- Keo dán nhựa giá bao nhiêu?
- Keo dán nhựa mua ở đâu?
- Keo dán nhựa có độc hại không?
- Tiêu chí chọn mua keo dán nhựa chất lượng
- Top 10 keo dán nhựa tốt được ưa chuộng hiện nay
- Hướng dẫn nhanh
- Hướng dẫn chọn đúng loại keo dán nhựa
- Hướng dẫn quy trình dán nhựa
Keo dán nhựa là gì?
Keo dán nhựa là loại keo chuyên dụng giúp phục hồi lại các loại đồ nhựa bị thủng, nứt, gãy trong quá trình sử dụng như: các đồ dùng bằng nhựa cứng, bình nước nhựa, bồn chứa nước bị nứt rò rỉ nước, nhựa xe máy bị nứt gãy, bàn ghế nhựa, thau nhựa, rổ nhựa, can nhựa, dán áo mưa bị rách… Có nhiều loại keo dán nhựa và loại nhựa khác nhau nên cần chọn loại keo dán phù hợp với từng loại nhựa để giúp vật cần dán đạt được yêu cầu sử dụng sau khi sửa chữa.
Câu hỏi thường gặp
Keo dán nhựa gồm những loại nào?
Trên thị trường hiện nay có 03 loại keo dán nhựa thông dụng mà bạn có thể lựa chọn tuỳ theo nhu cầu sử dụng
- Keo dán nhựa lỏng đã pha chế: Là hợp chất keo dán nhựa đã được pha chế sẵn, đảm bảo sự phù hợp về tỉ lệ của các thành phần. Loại keo dán nhựa này thường được đóng gói theo từng thùng với quy cách 2,5 - 5 - 10kg/ thùng. Người dùng chỉ cần mua về và mở nắp ra là đã có thể dùng ngay mà không cần phải pha trộn.
- Keo sữa: Cũng là loại đã được pha chế sẵn, có thành phần chủ yếu là mủ cao su nên rất an toàn cho người sử dụng lẫn môi trường sống. Keo có màu trắng sữa, khả năng kết dính rất cao và có thể phát huy tác dụng trên nhiều loại bề mặt vật liệu khác nhau từ gỗ, nhựa, cho tới giấy… Keo sữa cũng không cần phải pha chế mà có thể sử dụng ngay.
- Keo dán nhựa dạng bột đậm đặc: Các loại keo dán nhựa dạng bột thường được đóng thành gói từ 160 - 200 gam. Loại keo dán nhựa này được sử dụng phổ biến để dán một số loại đồ nhựa có tính chất nhẹ, các bề mặt phủ vinyl hoặc nhựa PVC.
Keo dán nhựa có những thương hiệu nào?
Trên thị trường hiện nay có nhiều thương hiệu keo dán nhựa chuyên dụng và keo dán nhựa đa năng xuất xứ từ Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc… Trong đó có thể kể đến những thương hiệu đạt chất lượng và được người tiêu dùng thường ưu tiên lựa chọn khi có nhu cầu sử dụng như là: Keo dán nhựa thương hiệu Hichem, keo dán nhựa PVC - P-638, Keo dán nhựa SeaGlue, Keo dán ống nhựa PVC nhựa ABS XTRASEAL, Keo dán ống nhựa uPVC Phú Mỹ Tân, keo dán nhựa tổng hợp 3M 1099, keo dán ống PVC Tiền Phong, keo dán ống nhựa Bình Minh, keo dán đa năng Scotch, keo dán AB…
Keo dán nhựa giá bao nhiêu?
Sản phẩm keo dán nhựa trên thị trường có giá cả đa dạng tuỳ theo thương hiệu, trọng lượng, dung tích. Sau đây là một số thông tin keo dán nhựa giá bao nhiêu để bạn tham khảo
- Keo dán nhựa chuyên dụng Super Glue: 22.800 đồng/30ml
- Keo dán ống PVC Tiền Phong: 10.000 đồng/30gr
- Keo dán ống nước Bình Minh: 9.800 đồng/25gr
- Keo 3M Scotch: 55.000 đồng/2gr
- Keo AB: 20.000đồng /tuýp
- Keo dán sàn nhựa Y-8000: 100.000 đồng/kg
- Keo dán nhựa đa năng Y66: 15.000 đồng/100ml
- Keo dán vá nhựa Seaglue SG-95: 99.000 đồng/300ml
- Keo dán Tree Frog HT 696: 40.000 đồng/50gr
- Keo dán AB: 29.000 đồng/20ml
- Keo dán đa năng Alteco: 17.500 đồng/3gr
- Keo dán đa năng con voi vàng KUUT: 10.000 đồng/30gr
Keo dán nhựa mua ở đâu?
Đôi khi có nhu cầu dùng gấp nhưng bạn lại không biết keo dán nhựa mua ở đâu? Nếu cần mua trực tiếp để dùng ngay, bạn có thể tìm mua các sản phẩm keo dán nhựa tại các cửa hàng bán vật liệu xây dựng, các tiệm tạp hoá gần nhà hay các cửa hàng bán đồ điện nước. Hoặc bạn có thể tìm mua sản phẩm và đặt mua online nhanh dễ dàng trên các trang web bán hàng trực tuyến MuaBanNhanh, MuaSamNhanh, Lazada, Shopee, Tiki…
Keo dán nhựa có độc hại không?
Các sản phẩm keo dán nhựa thông thường được tạo ra từ các hoá chất kết hợp. Một số keo dán ống PVC chứa hóa chất Polyvinyl chloride tạo ra rất nhiều hơi có thể gây kích ứng mắt, nhức đầu, chóng mặt và các vấn đề hô hấp. Khi được gia nhiệt, các sản phẩm PVC có thể tạo ra HCL khói, độc hại đối với con người. Phơi nhiễm kéo dài có thể làm hỏng hệ thần kinh và cuối cùng dẫn đến tình trạng mê man (một tình trạng không thể nhận biết được hoặc bị kích thích).
Tuy nhiên, một số loại keo dán nhựa có thể không gây độc thường được lựa chọn sử dụng để dán các vật dụng trong gia đình. Vì vậy, tuỳ theo mục đích sử dụng, bạn cần tìm hiểu kỹ thành phần, tính chất, công dụng của các loại keo để sử dụng cho phù hợp. Nhưng bạn cũng cần lưu ý keo dán nhựa là chất kết kính, vì thế khi sử dụng thì nên đeo gang tay và đeo kính vào, tránh việc dính lên cơ thể sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng không mong muốn đến sức khoẻ.
Tiêu chí chọn mua keo dán nhựa chất lượng
Trên thị trường keo dán nhựa hiện nay có rất nhiều các loại keo khác nhau có xuất xứ trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Vì vậy chắc chắn bạn sẽ rất băn khoăn khi cần lựa chọn một loại keo dán thật sự chất lượng để vật dụng sau khi dán có thể sử dụng được. Một số tiêu chí chất lượng mà bạn nên xem xét khi mua keo dán nhựa là
- Keo dán xong khi khô sẽ ở dạng trong suốt không màu, giúp cho vết dán mang tính thẩm mỹ cao hơn.
- Keo bám dính tốt lên bề mặt nhựa sau khi dán, tránh hiện tượng bong tróc keo khi có sự tác động của các yếu tố bên ngoài (sự cọ sát khi di chuyển hay sử dụng, sự tác động bởi các yếu tố môi trường bên ngoài như nắng, gió…).
- Keo dán nhựa khi dán xong chịu được nước tốt khi mang đi sử dụng, không bị bong tróc keo khi gặp nước, có độ chống thấm nước cao, ngăn không cho nước rò rỉ, thẩm thấu từ bên ngoài vào bên trong (hay ngược lại).
Top 10 keo dán nhựa tốt được ưa chuộng hiện nay
Thị trường keo dán nhựa hiện nay ngày càng cạnh tranh với đa dạng mẫu mã và giá cả khác nhau thì thật khó để bạn lựa chọn được loại keo dán nhựa tốt nhất với mức giá hợp lý nhất. Hãy tham khảo qua top 10 keo dán nhựa tốt được ưa chuộng hiện nay sau đây
Hướng dẫn nhanh
Hướng dẫn chọn đúng loại keo dán nhựa
Có nhiều loại nhựa và nhiều loại keo dán khác nhau, vì vậy khi bạn kết hợp sai có thể làm hỏng vật bạn muốn sửa. Hãy cùng tìm hiểu một số cách chọn đúng loại keo dán nhựa dưới đây
Tìm sản phẩm có ký hiệu tái chế
Để phân biệt loại nhựa, bạn có thể tìm ký hiệu tái chế trên nhãn hoặc bao bì của sản phẩm đó. Ký hiệu này có hình tam giác với ba cạnh là các mũi tên; bên trong hoặc dưới hình tam giác có số, chữ cái hoặc cả hai.
- Keo để dán loại nhựa có đánh số 6: Ký hiệu tái chế có số 6 hoặc PS cho biết đó là nhựa “polystyren”. Loại nhựa này được dán tốt nhất với keo poly (còn gọi là keo nhựa), hoặc một loại keo nhựa chuyên dụng như Loctite Epoxy Plastic Binder hay Super Glue Plastic Fusion. Các loại keo khác cũng hiệu quả là keo cyanoacrylate (còn gọi là “keo khô nhanh”), hoặc keo epoxy.
- Keo chuyên dụng cho loại nhựa có đánh số 2, 4 hoặc 5: Nếu vật liệu của bạn được đánh ký hiệu 2, 4, 5, HDPE, LDPE, PP hay UMHW thì đó là nhựa “polyethylen” hoặc “polypropylen”. Các loại nhựa này khó dán hơn nhiều và bạn phải tìm loại keo mà trên nhãn ghi cụ thể tên loại nhựa đó. Ví dụ: Loctite Plastics Bonding System hay Scotch Weld DP 8010.
- Keo cho loại nhựa có đánh số 7 hoặc 9: Nhóm nhựa tổng hợp đánh số 7 hoặc nhựa ABS đánh số 9 có thể chỉ nhiều loại nhựa dẻo khác nhau và đi kèm nhiều chữ cái khác để phân thành các nhóm nhỏ hơn. Tốt nhất bạn nên chọn keo epoxy hoặc cyanoacrylate.
Phân biệt loại nhựa bằng cách khác
Nếu không có ký hiệu tái chế, bạn phải đoán loại nhựa của vật dụng đó trước khi chọn loại keo.
- Các viên gạch Lego được làm từ nhựa “ABS” nên được dán tốt nhất bằng keo epoxy
- Dùng keo poly hoặc keo được quảng cáo dùng để dán nhựa để dán thủy tinh giả, đồ chơi rẻ tiền, hộp đựng đĩa CD và các vật dụng nhựa giòn thường làm từ “polystyren”
- Dùng loại keo được quảng cáo cụ thể là có thể dán nhựa “polyethylen” và “polypropylen” để sử dụng cho nhựa cứng như chai lọ, thùng, sọt và hộp đựng thực phẩm.
Hướng dẫn quy trình dán nhựa
Bước 1: Lau sạch dầu mỡ trên vật cần dán
Rửa bằng xà phòng, sử dụng chất rửa chuyên dụng cho nhựa, hoặc nhúng rửa vật đó trong cồn isopropyl. Lau khô hoàn toàn sau khi rửa. Tránh dùng tay trần chạm vào vật để không bị dính lại dầu nhờn
Bước 2: Chà nhám bề mặt cần dán
Chà sơ bề mặt nhựa bằng giấy nhám có độ nhám 120-200 để tạo bề mặt liên kết cho keo. Cũng có thể sử dụng bùi nhùi thép hoặc vải nhám nhưng nhớ rằng chỉ cần chà sơ.
Bước 3: Pha trộn keo hai thành phần nếu cần
Keo “epoxy” hai thành phần sẽ cần phải hòa trộn để tạo độ dính. Đọc kỹ hướng dẫn trên hộp vì có nhiều loại keo epoxy và mỗi loại cần có tỷ lệ hòa trộn riêng. Một số loại có thể sử dụng trong nhiều giờ sau khi trộn, trong khi một số khác cần phải dùng ngay trong vài phút. Có thể bỏ qua bước này nếu không sử dụng keo hai thành phần.
Bước 4: Thoa keo lên hai bề mặt
Sử dụng bàn chải nhỏ để thoa một lớp keo đều lên hai bề mặt cần dán. Đối với vật quá nhỏ như phần vỡ ra từ mô hình nhựa, bạn có thể dùng đầu cây kim.
Bước 5: Ép nhẹ hai vật vào nhau
Ép hai vật vào nhau để giữ chúng cố định và loại bỏ bọt khí. Đừng ép quá mạnh để tránh keo rỉ ra ngoài khớp nối. Nếu keo bị rỉ ra ngoài thì bạn cần lau sạch phần thừa, trừ khi bạn đang dùng keo acrylic vì nó sẽ tự bốc hơi.
Bước 6: Giữ hai vật cố định hoàn toàn
Sử dụng kẹp, ê-tô, băng keo hoặc dây cao su để giữ chặt hai vật với nhau. Đọc hướng dẫn trên hộp đựng keo dán để biết thời gian khô của keo. Tùy vào loại và nhãn hiệu keo, độ kết dính có thể hình thành sau vài phút đến 24 giờ. Tránh tạo áp lực hay nhiệt vào hai vật được dán trong tối thiểu 24 giờ sau khi dán, cho dù hai vật dường như đã dính chắc.