6 bước lập kế hoạch kinh doanh homestay cho người mới bắt đầu (2019)

Or you want a quick look: Tìm hiểu chi tiết về mô hình homestay

Homestay đang là loại hình kinh doanh lưu trú phổ biến đối với người khởi nghiệp kinh doanh tại nước ta những năm gần đây. Cùng tìm hiểu chi tiết các bước lập kế hoạch kinh doanh homestay từ A đến Z cho người mới bắt đầu kinh doanh.

Tìm hiểu chi tiết về mô hình homestay

Với sự phát triển mạnh của ngành du lịch trong nước. Kéo theo cơ hội phát triển các cơ sở lưu trú. Bên cạnh khách sạn, nhà nghỉ thì homestay cũng là một hình thức mới mẻ, được nhiều người lựa chọn hiện nay. Bởi yếu tố tiện lợi và không gian sống độc đáo.

6 bước lập kế hoạch kinh doanh homestay từ A-Z cho người mới bắt đầu (2019)

Mô hình homestay thu hút giới trẻ Việt

Để bắt đầu với mô hình kinh doanh này, bạn cần chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh thật chi tiết. Việc lên kế hoạch sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, gia tăng hiệu quả và giảm thiểu rủi ro.

Homestay là loại hình lưu trú mà du khách được ở trong ngôi nhà của người dân địa phương, trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt như một thành viên trong gia đình bản địa.

READ  Đăng ký giấy phép kinh doanh Homestay (Hồ sơ, Thủ tục 2021)

Đến với homestay, du khách sẽ được tận hưởng một không gian nghỉ dưỡng thoải mái và ấm cúng hơn so với khách sạn. Mô hình homestay là lựa chọn đầu tư của các gia đình, cá nhân có nhà nằm trong khu vực du lịch hoặc tự đầu tư xây dựng.

Lập kế hoạch kinh doanh homestay

1. Chuẩn bị vốn

Chuẩn bị Vốn để kinh doanh homestay

Chuẩn bị vốn kinh doanh homestay

Một trong số các bước trong lập kế hoạch kinh doanh homestay hiệu quả đó là chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh. Để kế hoạch được thực hiện đi đúng hướng, chủ đầu tư cần có nguồn vốn phù hợp với mô hình đầu tư.

Nguồn vốn có thể huy động từ rất nhiều nguồn như vốn tự thân, góp chung, hay vay ngân hàng.

>> Đọc thêm: Kinh doanh homestay: Bí quyết hái tiền triệu cho người ít vốn

2. Lựa chọn đối tượng khách hàng tiềm năng

Bạn cần khoanh vùng nhóm khách hàng nhắm đến cho homestay. Để làm được điều này, bạn cần chia ra khách hàng theo độ tuổi, tính cách, khả năng chi trả, nhu cầu… Sau đó, đánh giá mức độ quan tâm và ưa thích của họ mô hình homestay.

Hiện nay, đa phần khách ở homestay chủ yếu là các bạn trẻ trong độ tuổi từ 18-30. Họ là những người ưa thích khám phá, mạo hiểm, trải nghiệm thực tế mới mẻ.

3. Tìm kiếm địa điểm để mở homestay

Lựa chọn địa điểm kinh doanh homestay

Tìm kiếm địa điểm để mở homestay

READ  Top 5 homestay quận 5 đẹp TP.HCM - Homestay review | Vuidulich.vn

Vị trí đắc địa trong kinh doanh homestay là yếu tố đóng vai trò quan trọng hàng đầu để thu hút khách du lịch. Mô hình homestay xuất hiện khắp cả nước, nhưng chỉ có một số vùng có lợi thế và phát triển mạnh.

Có thể kể đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Tây Bắc hoặc các điểm đến mới mẻ. Đi cùng với đó là các khu vực vốn nổi tiếng về du lịch như TP.Hồ Chí Minh, Sapa, Hà Nội, Nha Trang, Quảng Ninh. Một địa điểm thích hợp để mở homestay lý tưởng nên có khung cảnh đẹp, không gian thoáng đãng, độc đáo.

4. Chú trọng thiết kế nội thất

Nội thất homestay cần được lên bản vẽ tỉ mỉ.Thiết kế homestay nên chia thành nhiều phòng ốc, tương ứng với các phong cách thiết kế riêng. Như vậy, homestay mới có thể đáp ứng nhu cầu của các nhóm du khách khác nhau.

>> Đọc thêm: 7 mô hình homestay độc đáo, “không đụng hàng” đảm bảo hút khách

Thiết kế homestay

Chú trọng thiết kế nội thất homestay

5. Đào tạo nhân viên

Một trong số các chú ý trong việc lập kế hoạch kinh doanh homestay là bạn phải lên kế hoạch tuyển dụng nhân viên. Nên ưu tiên chọn người trẻ năng động, hoạt bát, thân thiện, dễ nhìn.

6. Triển khai hoạt động marketing

Marketing là giải pháp hiệu quả để đưa homestay đến với nhiều khách hàng hơn. Thay vì thụ động gọi mời khách, khách sẽ tự tìm đến bạn. Các hình thức marketing phổ biến nhất như thiết lập website, cung cấp các hình ảnh phòng homestay trên đó.

READ  Thảnh thơi ở homestay Gió Biển đảo Lý Sơn view ngắm biển bao đẹp

Ngoài ra, bạn còn có thể quảng bá trên các kênh về du lịch, Facebook, liên kết với kênh bán phòng online Booking, Agoda, Ivivu, Mytour. Hợp tác với các đại lý du lịch, thuê review từ người nổi tiếng… Kinh doanh homestay đang là mảnh đất kinh doanh đầy tiềm năng tại Việt Nam. Không ít chủ đầu tư gặt hái thành công với mô hình này. Hy vọng rằng với các bước lập kế hoạch kinh doanh homestay cho người mới bắt đầu trên đây, bạn có thể nhanh chóng triển khai dự án của mình.

See more articles in the category: Kinh nghiệm du lịch

Leave a Reply