Cách lập kế hoạch kinh doanh homestay chi tiết hiệu quả nhất – Nhà Đất Mới Blog

Or you want a quick look: I. Tìm hiểu cặn kẽ về mô hình homestay hiện nay

Với sự phát triển mạnh của ngành du lịch trong nước. Kéo theo cơ hội phát triển các cơ sở lưu trú. Bên cạnh khách sạn, nhà nghỉ thì homestay cũng là một hình thức mới mẻ, được nhiều người lựa chọn hiện nay. Bởi yếu tố tiện lợi và không gian sống độc đáo.

Để bắt đầu với mô hình kinh doanh này, bạn cần chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh thật chi tiết. Việc lên kế hoạch sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, gia tăng hiệu quả và giảm thiểu rủi ro.

Homestay là loại hình lưu trú mà du khách được ở trong ngôi nhà của người dân địa phương, trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt như một thành viên trong gia đình bản địa.

Đến với homestay, du khách sẽ được tận hưởng một không gian nghỉ dưỡng thoải mái và ấm cúng hơn so với khách sạn. Mô hình homestay là lựa chọn đầu tư của các gia đình, cá nhân có nhà nằm trong khu vực du lịch hoặc tự đầu tư xây dựng.

I. Tìm hiểu cặn kẽ về mô hình homestay hiện nay

1. Gắn với những nơi có tiềm năng du lịch lớn

Việt Nam với ưu thế “rừng vàng biển bạc” khiến ngành du lịch phát triển mạnh mẽ và thu hút du khách trong nước và nước ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu về cơ sở lưu trú tăng cao.

READ  Top 10 Nhà nghỉ Bạc Liêu giá rẻ đẹp ngay trung tâm chất lượng nhất

Có được đòn bẩy phát triển như vậy, ngoài khách sạn, nhà nghỉ thì loại hình homestay cũng ngày càng xuất hiện nhiều hơn, nổi lên là hình thức lưu trú mới và thú vị.

Với homestay, du khách sẽ ở trong ngôi nhà của người dân địa phương, qua đó có cơ hội trải nghiệm cuộc sống chân phương của người dân bản địa. Hơn thế, ở tại homestay còn tiện lợi cho việc di chuyển đến những điểm tham quan du lịch và mang lại không gian sống thoải mái, ấm cúng, độc đáo, đặc biệt với mức giá rất phải chăng.

Vì vậy, đầu tư mô hình dự án bất động sản nói chung hay đầu tư vào mô hình homestay sẽ là lợi thế đối với những gia đình, cá nhân đã có nhà thuộc khu vực du lịch.

2. Quản lý và có kế hoạch kinh doanh hợp lý

Tuy nhiên, dù có ưu thế hay chưa bạn cũng cần lập ra một bản kế hoạch kinh doanh homestay thật sự chi tiết. Điều này đặc biệt có ích với những người mới bắt đầu. Không chỉ tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn giúp tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro.

Thực tế hiện nay, homestay đã phát triển mạnh hơn, mở rộng phạm vi. Nếu trước đây người ta nghĩ rằng chỉ ở những nơi có khu du lịch hình thức này mới “có đất diễn” thì nay tại những thành phố lớn như Hà Nội homestay thu hút đông đảo người trẻ lựa chọn thuê ở.

Nó được ví như loại hình ký túc xá giá cao với đầy đủ tiện nghi gồm: nóng lạnh, điều hòa, máy giặt,… đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt cho cuộc sống.

Như vậy, kinh doanh homestay đang mở ra nhiều cánh cửa cho những nhà đầu tư kinh doanh, các bạn trẻ khao khát khởi nghiệp.

Xem thêm: 5 kinh nghiệm kinh doanh bất động sản cho nhà đầu tư mới

II. Bản kế hoạch kinh doanh homestay chi tiết

1. Chuẩn bị về vốn

Để đưa ra được bản kế hoạch phù hợp nhất cũng như được thực hiện đúng hướng thì bạn cần chuẩn bị được nguồn vốn cân xứng với mô hình homestay. Nguồn vốn này bạn có thể huy động từ nhiều nguồn như vay ngân hàng, sử dụng vốn tự thân, hùn vốn, góp vốn một nhóm những người thân quen, bạn bè,…

READ  Cho thuê xe tháng 7 chỗ Toyota Innova | Thuê Xe Huy Đạt | Vuidulich.vn

2. Lựa chọn xem khách hàng tiềm năng muốn nhắm tới là ai?

Bạn cần phải tìm hiểu và nghiên cứu thị trường để khoanh vùng đối tượng khách hàng tiềm năng cho homestay.

Theo đó, bạn nên phân chia các khách hàng ra theo những tiêu chí như: độ tuổi, sở thích, tính cách, nhu cầu, khả năng chi trả,… Đây sẽ là căn cứ để bạn đánh giá được mức độ quan tâm cũng như ưa thích của các tệp khách hàng đối với mô hình homestay.

Đa phần những người lựa chọn ở homestay là người trẻ độ tuổi từ 18 - 30 tuổi. Họ yêu thích khám phá, năng động và luôn muốn có những trải nghiệm mới mẻ.

3. Tìm kiếm vị trí để mở homestay

Trong bản kế hoạch kinh doanh homestay bạn cần quan tâm đến việc lựa chọn vị trí . Bởi nó là yếu tố hàng đầu quyết định đến khả năng thu hút du khách hay không.

Thực tế đã chứng minh homestay tuy mọc lên ở nhiều nơi trên cả nước nhưng chỉ với một số vùng mới phát triển mạnh mẽ như: Tây Bắc, khu du lịch nổi tiếng Nha Trang, Quảng Ninh, Hà Nội, miền Tây Nam Bộ,…

Vì vậy, bạn nên tìm và chọn mở homestay tại những nơi gần khu du lịch, việc đi lại thuận tiện, có không gian thoáng đãng và cảnh quan xung quanh đẹp mắt.

4. Xây dựng homestay

Homestay được nhắc đến như một hình thức lưu trú luôn gắn liền với người dân địa phương, bản địa. Tuy nhiên không phải ngôi nhà nào của người bản địa cũng có thể sử dụng để kinh doanh homestay.

Thực tế, bạn không nhất thiết phải xây dựng một ngôi nhà đầy đủ mà có thể biến tấu, sáng tạo cho mới mẻ, độc đáo nhưng vẫn đảm bảo được nhu cầu lưu trú.

Cho nên, bạn có thể đầu tư xây dựng mới trên địa điểm mình đã chọn hoặc thuê căn hộ chung cư phù hợp để cải tạo cũng rất tiết kiệm chi phí, thậm chí xây dựng từ thùng container rất độc đáo,…

READ  TẬP TAY TRƯỚC TO: 3 bài tập tốt nhất không cần tạ! - street workout làng hoa | tập bắp tay trước | Trang thông tin về sức khoẻ và làm đẹp hữu ích nhất - NÀNG ĐẸP

5. Đặc biệt chú trọng tới thiết kế nội thất

Với mô hình homestay chào đón nhiều đối tượng du khách khác nhau nên chắc chắn bạn cần có sự đa dạng hóa trong phong cách. Theo đó, bên cạnh chú trọng tới thiết kế kiến trúc thì nội thất homestay cũng cần được quan tâm với bản vẽ chi tiết và thật tỉ mỉ.

Homestay sẽ được thiết kế làm nhiều phòng ốc mang phong cách riêng để không gây nhàm chán cho du khách.

6. Đào tạo nhân viên

Sau khi hoàn tất cơ bản homestay bạn cần có kế hoạch tuyển dụng đội ngũ nhân viên. Bạn nên có những yêu cầu nhất định cũng như ưu tiên chọn lựa các bạn trẻ hoạt bát, thân thiện và có ngoại hình.

7. Triển khai các hoạt động marketing

Đây là bước quan trọng trong kế hoạch kinh doanh homestay. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, bùng nổ Internet Marketing online sẽ là kênh giúp homestay của bạn được nhiều khách hàng biết đến hơn.

Các hình thức mà bạn có thể sử dụng đó là tạo website đưa các thông tin về hình ảnh phòng, giá thuê, các đặc điểm,… Hoặc quảng cáo trên các trang mạng xã hội Facebook, Instagram,… Hay quảng bá trên những diễn đàn, kênh chuyên về du lịch, đồng thời liên kết với các phòng vé online như: Ivivu, Booking, Mytour,…

Bạn cũng đừng quên hợp tác với những đại lý du lịch. Nếu có điều kiện bạn có thể thuê người nổi tiếng review cho homestay của mình sẽ tăng sức hút hơn,…

Hy vọng với 7 bước tạo lập nên một bản kế hoạch kinh doanh homestay chi tiết dành cho những người mới bắt đầu ở trên sẽ giúp bạn có thể triển khai dự án của mình sớm. “Vạn sự khởi đầu nan” những bước đi đầu tiên có thể sẽ gặp nhiều khó khăn song bạn không nên vội bỏ cuộc. Chúc bạn sẽ thành công với dự án kinh doanh này.

Nguồn: vuidulich.vn/tin-tuc/ke-hoach-kinh-doanh-homestay-hieu-qua.html

See more articles in the category: Kinh nghiệm du lịch

Leave a Reply