IRR là gì? Cách tính chỉ số IRR và Mối quan hệ NPV với IRR

Or you want a quick look:

IRR là gì? Công thức tính IRR là gì? Bài tập tính IRR như nào? Mối quan hệ giữa NPV và IRR ra sao? Có thể thấy, IRR là một phương pháp quan trọng trong việc đánh giá dự án đầu tư. Để tìm hiểu rõ hơn về IRR là gì cũng như các vấn đề liên quan, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của DINHNGHIA.COM.VN nhé.

Nội dung chính bài viết

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR là gì?

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) là tỷ lệ lợi nhuận được sử dụng trong lập ngân sách vốn để đo lường và so sánh các lợi nhuận đầu tư. IRR cũng được gọi là tỷ lệ hoàn vốn dòng tiền chiết khấu (DCFROR) hoặc tỷ lệ hoàn vốn (ROR). Thuật ngữ “nội bộ” đề cập đến thực tế tính toán không bao gồm các  yếu tố môi trường như lãi suất, lạm phát….

IRR thường được sử dụng để đánh giá mức độ cần thiết của dự án đầu tư. IRR của một dự án càng cao thì mong muốn để thực hiện dự án càng nhiều. Ví dụ, tất cả các dự án đều yêu cầu cùng một số tiền đầu tư, dự án nào có tỷ lệ IRR cao nhất sẽ được xem là tốt nhất và thực hiện đầu tiên.

Công thức tính IRR là gì?

Giá trị hiện tại thuần là gì? cách tính IRR là gì? Các thông tin trên sẽ được trình bày cụ thể dưới đây:

Giá trị hiện tại thuần (NPV)

NPV được hiểu là một công cụ trung tâm trong việc phân tích dòng tiền chiết khấu (DCF). Đây là một phương pháp tiêu chuẩn cho việc sử dụng giá trị thời gian của tiền để thẩm định các dự án dài hạn.

NPV là giá trị thu được sau khi đã chiết khấu tất cả dòng tiền vào và dòng tiền ra của một dự án đầu tư vốn dựa trên mức chi phí vốn đã chọn hay tỷ suất lợi nhuận vốn mục tiêu. Phương pháp NPV trong thẩm định dự án đầu tư so sánh giá trị hiện tại (PV) của tất cả dòng tiền đầu tư vào với PV của tất cả các dòng tiền ra trong cùng dự án

Công thức: NPV = PV của dòng tiền vào – PV của dòng tiền ra

Công thức tính IRR là gì

Tỷ lệ IRR được thể hiện bằng mức lãi suất mà nếu dùng nó để quy đổi dòng tiền tệ của dự án thì giá trị hiện tại thực thu bằng giá trị hiện tài thực chi. Hay nói cách khác IRR là nghiệm của phương trình NPV = 0

Công thức:

irr là gì và công thức tính irr IRR là gì? Cách tính chỉ số IRR và Mối quan hệ NPV với IRR

Trong đó:

  • Bi là giá trị thu nhập trong năm i
  • Ci là giá trị các chi phí (Cost) trong năm i
  • n là thời gian hoạt động của dự án
  • IRR cho biết tỷ lệ lãi vay cao nhất mà dự án có thể chịu đựng được. Nếu lãi suất vay lớn hơn IRR thì dựa án có NPV<0 (tức thua lỗ)

IRR được tính thông qua phương pháp nội suy, tức là xác định một giá trị gần đúng nhất giữa 2 giá trị đã chọn. Theo phương pháp này cần chọn r1 là tỷ suất chiết khấu nhỏ hơn, sao cho ứng với r1 là NPV dương nhưng gần bằng 0, chọn r2 là tỷ lệ chiết khấu cao hơn sao cho ứng với r2 là NPV âm nhưng sát 0; r1 và r2 phải sát nhau, cách không quá 0.05%. IRR cần tính sẽ nằm trong khoảng giữa r1 và r2. Cụ thể theo công thức như sau:

irr là gì và irr được tính theo phương pháp nội suy IRR là gì? Cách tính chỉ số IRR và Mối quan hệ NPV với IRR

Trong đó:

  • R1 là tỷ suất chiết khấu nhỏ hơn, r2 là tỷ suất chiết khấu lớn hơn
  • NPV1 là giá trị hiện tại thuần được tính theo r1, NPV1 là số dương gần 0
  • NPV2 là giá trị hiện tại thuần được tính theo r2, NPV2 là số âm nhưng gần 0

Cách xác định r1 và r2:

  • Sau khi có NPV, chọn một giá trị r bất kỳ và thay vào đó tính NPV
  • Nếu NPV > 0 thì tăng dần r; ngược lại, nếu NPV < 0 thì giảm dần r. Tính cho đến khi chọn được giá trị ri và ri+1 thỏa mãn điều kiện: (ri+1)-ri = 0.01  hoặc (ri+1) – ri = (-0.01) mà NPVri > 0, NPVri+1 < 0 hoặc NPVri < 0, NPVri+1 > 0 thì sẽ chọn hai giá trị ri và ri+1 đó (giá trị nhỏ hơn là r1,lớn hơn là r2)

Đánh giá ưu nhược điểm IRR

Dự án có tỷ lệ IRR lớn hơn lãi giới hạn định mức sẽ khả thi hơn về tài chính. Trong trường hợp có nhiều dự án cạnh tranh nhau, dựa án nào có IRR cao nhất sẽ được chọn vì khả năng sinh lời lớn hơn. Vậy ưu nhược điểm điểm của chỉ tiêu IRR là gì?

Ưu điểm của IRR là gì?

  • Ưu điểm đầu tiên của phương pháp IRR là dễ tính toán không phụ thuộc vào chi phí vốn, cho biết khả năng sinh lời theo tỷ số % nên rất thuận tiện so sánh cơ hội đầu tư.
  • Ý nghĩa cốt lõi của IRR là cho biết lãi suất tối đa mà dự án có thể chấp nhận được, nếu vượt quá thì kém hiệu quả sử dụng vốn. Do đó, có thể xác định và lựa chọn lãi suất tính toán cho dự án đầu tư.

Nhược điểm của IRR là gì?

  • Tính toán IRR không quá phức tạp nhưng lại tốn nhiều thời gian.
  • IRR không được tính toán trên cơ sở chi phí sử dụng vốn, vì vậy, sẽ có thể dẫn tới việc nhận định sai về khả năng sinh lời của dự án. Trường hợp có các dự án loại bỏ nhau, sử dụng phương pháp IRR để chọn có thể dẫn đến việc bỏ qua dự án có quy mô lãi ròng lớn (thường thì dự án có NPV lớn thì IRR nhỏ).
  • Dự án có đầu tư bổ sung lớn sẽ khiến NPV thay đổi dấu nhiều lần, khi đó sẽ rất khó xác định được IRR.

So sánh phương pháp NPV và IRR

Nhìn chung, IRR dễ hình dung hơn vì thể hiện tỷ số % cụ thể còn NPV bằng tiền nên rất khó diễn dịch. Do đó, người ta thường dùng cả 2 cách để đánh giá

So với NPV điểm yếu của IRR là gì?

Trước hết nếu xem xét hai chỉ số này trong cùng một điều kiện thì đều cho cùng một kết quả. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp IRR không hiệu quả bằng NPV trong việc tính toán. Ưu điểm của IRR đồng thời là một hạn chế của phương pháp này là chỉ sử dụng một tỷ lệ chiết khấu để đánh giá tất cả các dự án đầu tư.

Việc này giúp đơn giản hóa quá trình tính toán nhưng trong một số trường hợp sẽ dẫn đến sai lệch. Nếu đánh giá các dự án đầu tư có điều kiện như nhau (chung tỷ lệ chiết khấu, cùng thời gian thực hiện, chung tỷ lệ chiết khấu và dòng tiền tương lai,….Thì IRR là một phương pháp đánh giá hiệu quả.

Tuy nhiên, tỷ lệ chiết khấu là một biến động, luôn luôn thay đổi theo thời gian; nếu IRR không tính đến sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu thì sẽ không phù hợp để tính toán trong các dự án dài hạn.

Còn đối với NPV, đây là phương pháp này cho phép sử dụng các tỷ lệ chiết khấu khác nhau mà không dẫn đến sai lệch. Đồng thời, không cần so sánh NPV với chỉ số nào khác, nếu như NPV > 0 có nghĩa là dự án là khả thi về mặt tài chính. Vì vậy, trong các dự án dài hạn sử dụng NPV sẽ chính xác hơn.

Ngoài ra, IRR sẽ không có hiệu quả đối với các dự án có sự đan xen giữa dòng tiền âm và dương. Ví dụ, một dự án yêu cầu kinh phí ban đầu trong năm đầu tiên là -5000 USD (dòng tiền âm). Trong năm tiếp theo, dự án sẽ tạo ra 11500 USD (dòng tiền dương). Trong năm thứ 3, vì điều chỉnh lại dự án nên sẽ cần tiếp chi phí là -6.600 USD. Trong trường hợp này, chỉ áp dụng một tỷ lệ IRR là không phù hợp

Việc áp dụng IRR phải biết được tỷ lệ chiết khấu của dự án. Để có thể đánh giá dự án bằng IRR thì phải so sánh nó với tỷ lệ chiết khấu. Nếu IRR lớn hơn tỷ lệ chiết khấu thì dự án khả thi và ngược lại. Nếu không biết tỷ lệ chiết khấu hoặc tỷ lệ chiết khấu không thể áp dụng cho dự án thì phương pháp này không có giá trị

Vì sao phương pháp IRR lại được sử dụng nhiều? Quy trình tính toán của IRR đơn giản hơn NPV rất nhiều. Phương pháp IRR giúp đơn giản hoá dự án thông qua một con số duy nhất; từ đó nhà quản lý có thể xác định được khả năng sinh lợi của dự án

Trên đây là tổng quan các thông tin về phương pháp IRR. Công thức tính IRR là gì? Bài tập tính IRR như nào? Mối quan hệ giữa NPV và IRR ra sao?  Hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích. Nếu có thắc mắc liên quan đến chủ đề bài viết IRR là gì, hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết, DINHNGHIA.COM.VN sẽ hỗ trợ giải đáp giúp bạn.

See more articles in the category: wiki
READ  Open To là gì và cấu trúc cụm từ Open To trong câu Tiếng Anh vuidulich.vn

Leave a Reply