IPU là gì? Lịch sử thành lập IPU như nào? Phương thức và mục tiêu hoạt động của IPU ra sao? Lợi ích và vai trò của IPU là gì? Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu câu hỏi IPU là gì cũng như những vấn đề liên quan qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính bài viết
Khái niệm IPU là gì?
IPU gì? IPU chính là tên viết tắt của Inter Parliamentary Union – một tổ chức liên kết nghị viện các quốc gia có chủ quyền trên toàn thế giới (Liên minh nghị viện thế giới). IPU được thành lập vào năm 1889 bởi 2 nhà chính trị của 2 nước Anh và Pháp.
Ban đầu, IPU được thành lập với tư cách cá nhân với sự tham gia của các nhà chính trị hai nước này, trong phạm vi, quy mô hẹp, không có sự tham gia của nước thứ ba. Tuy nhiên, trong những giai đoạn về sau, tổ chức này càng được mở rộng với sự tham gia của nhiều nước và lan ra phạm vi trên toàn thế giới.
Ngày nay, IPU càng được phát triển và chứng minh được vị thế cũng như vai trò của mình đối với hòa bình cũng như sự phát triển chung của toàn cầu. Hiện nay, chúng ta đang được sống trong một môi trường hòa bình, không có chiến tranh, cũng như thù hận, một nền kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao, giá trị vật chất cũng như tinh thần được cải thiện.
Để đạt được những điều trên có sự đóng góp không nhỏ của các tổ chức chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức liên kết giữa các quốc gia. Một trong số những tổ chức đó là IPU.
Lịch sử thành lập IPU
Bên cạnh việc nắm được định nghĩa IPU là gì, chúng ta cũng nên hiểu về lịch sử thành lập của IPU. Đối với những người quan tâm đến chính trị thì chắc hẳn khái niệm IPU là gì có lẽ không mấy xa lạ. Tuy nhiên, rất ít người biết đến lịch sử phát triển của IPU như thế nào.
Năm 1889 hai chính trị gia, học giả kinh tế, nhà nghiên cứu phát triển chiến lược người Anh và Pháp là William Randal Cremer ( Anh) và Frederic Passy (Pháp) với tình yêu hòa bình, ghét chiến tranh, quan điểm giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa các nước trên cơ sở đàm phán song phương hoặc đa phương, tìm được tiếng nói chung và giải quyết các bất đồng một cách hòa bình nhất thông qua thương lượng có sự can thiệp của một tổ chức trọng tài quốc tế. Với ý tưởng đó, IPU đã ra đời.
Tuy nhiên, với ý tưởng ban đầu của hai nhà chính trị, việc thành lập một tổ chức quốc tế không hề dễ dàng. Với những quan điểm chung về chiến tranh và hòa bình cũng như sự phát triển toàn diện của thế giới, cả hai nhà lãnh đạo đã kêu gọi được gần 100 đại biểu.
Họ là những nhà chính trị, lãnh đạo các nước cũng như các nhà hoạt động xã hội đến từ các quốc gia như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Đan Mạch, Hungary, Liberia cùng tham gia và họp bàn, thành lập một tổ chức liên nghị viện đầu tiên trên thế giới với tên gọi Hội nghị Liên Nghị viện về trọng tài có tên tiếng Anh là Inter Parliamentary Conference for Arbitration viết tắt là IPCA.
Với sự thay đổi của một số hoạt động cũng như các thành viên tham gia tổ chức, IPCA hoạt động từ năm 1889 đến năm 1899 thì chính thức được đổi tên thành Liên minh Liên Nghị viện ( IPU). Đây là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của một tổ chức liên kết các nghị viện của các quốc gia có chủ quyền trên thế giới.
Mục đích thành lập IPU là gì?
Như đã nêu ở phần IPU là gì, IPU được thành lập với hai chính trị gia, học giả kinh tế và nhà hoạt động xã hội vì hòa bình thế giới, liên kết các nghị viện với nhau nhằm giải quyết các mâu thuẫn, xung đột giữa các nước thông qua thương lượng, hòa bình, không sử dụng vũ trang cũng như giải quyết tranh chấp bằng vũ lực.
Đây được coi như một tổ chức trọng tài, là cơ quan đứng giữa, xem xét cũng như tham mưu, giải quyết các mâu thuẫn bằng đàm phán song phương hoặc đa phương.
Vai trò của IPU trong các cuộc chiến tranh là gì?
IPU là gì? IPU là tổ chức Liên minh Liên nghị viện, là nơi tập hợp các nghị sĩ của các nước, với mong muốn giải quyết xung đột, tranh chấp bằng hòa bình, IPU đã góp phần không nhỏ trong hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai.
Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra vào năm 1914 đến năm 1918 với sự tham chiến của các nước Anh, Pháp, Nga, Ý, Hoa kỳ, Nhật Bản… Trong số những nước tham chiến, có không ít những nước là thành viên của IPU.
Với sự nỗ lực của một số thành viên trong tổ chức đã cố gắng đưa ra các thông điệp cũng như hiệp ước để hòa giải mâu thuẫn giữa các nước. Tuy nhiên, trong cuộc chiến tranh lần này, vai trò của IPU không phát huy được nhiều.
Đến năm 1939 khi thế chiến thứ hai diễn ra với sự tham gia của các nước cường quốc như Anh, Pháp, Trung Quốc, Liên Xô, Mỹ,…và rất nhiều những nước khác. Đây là cuộc chiến tranh mang quy mô toàn cầu, không chỉ riêng các nước lớn mà cả những nước nhỏ cũng bị kéo vào cuộc chiến.
Trong cuộc chiến này, IPU đã rất nỗ lực để ngăn chặn không cho chiến tranh xảy ra. Tuy nhiên, đây là cuộc chiến với sự tham gia của các cường quốc, nó liên quan mật thiết đến lợi ích cũng như lãnh thổ và vị thế của các nước trên thế giới.
Do đó, cuộc chiến diễn ra là cách để các nước giải quyết các tranh chấp và mâu thuẫn và dù rất cố gắng nhưng IPU đã không ngăn chặn được. Thế nhưng, với những mong muốn cũng như khát vọng của những nhà lãnh đạo tổ chức, IPU đã phần nào góp phần làm hạ nhiệt và giảm thiểu tối đa những thiệt hại do cuộc chiến tranh mang lại.
Mặc dù trong hai cuộc chiến tranh thế giới, vai trò của IPU không được thể hiện nhiều nhưng nó cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc thiết lập lại hòa bình thế giới, tái lập mối quan hệ giữa các nước vì mục tiêu hòa bình cho nhân loại và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người.
Mục tiêu của IPU là gì?
Nếu bạn tìm hiểu IPU là gì sẽ biết mục tiêu ban đầu thành lập của IPU là liên kết các quốc gia với nhau, tạo dựng mối quan hệ thân thiện, giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng thương lượng thông qua một tổ chức trọng tài quốc tế là IPU.
Tuy nhiên, trong những năm 1970 trở lại đây, mục tiêu của IPU có một số sự điều chỉnh nhất định. Bên cạnh những mục tiêu mong muốn đạt được ban đầu, IPU có sự chuyển hướng sang các hoạt động xã hội như giải quyết một số vấn đề vi phạm nhân quyền, vấn đề môi trường, bình đẳng giới, quyền lợi của phụ nữ cũng như thiết lập các chương trình hỗ trợ cho các nghị viện.
Tầm quan trọng của IPU trong giai đoạn hiện nay
Nhiều người thắc mắc IPU là gì và tầm quan trọng của IPU là gì? Từ khi Liên Hợp Quốc được thành lập, vai trò của IPU dần được thay thế. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc nó không quan trọng.
Cùng với sự phát triển lớn mạnh của tổ chức Liên Hợp Quốc, IPU cũng ngày càng lớn mạnh. Trong những năm gần đây, IPU đẩy mạnh việc hợp tác với Liên Hợp Quốc thông qua các thỏa thuận được ký kết và việc mở văn phòng đại diện tại trụ sở Liên Quốc Quốc cũng phần nào cho thấy sự gắn kết giữa hai tổ chức này.
Trong những năm gần đây, với vai trò là tham vấn viên của tổ chức Liên Hợp Quốc, IPU đã có rất nhiều những đóng góp không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cả các lĩnh vực liên quan đến quyền con người, phân biệt chủng tộc, quyền bình đẳng của phụ nữ, bảo vệ trẻ em cũng như rất nhiều những vấn đề nhân tạo, xã hội, tri thức khác.
Những điểm hạn chế của IPU là gì?
Bên cạnh những mặt tích cực mà IPU mang lại, nó cũng bao gồm những mặt hạn chế không thể tránh khỏi. Với sự ra đời của LIên Hợp Quốc, vai trò của IPU không còn được như trước, sự liên kết giữa các nghị sĩ trong nghị viện cũng trở nên rời rạc.
Bên cạnh đó, việc có số lượng thành viên lớn cũng mang đến những điểm bất lợi. Khi lợi ích các quốc gia được đề cao thì việc tranh chấp, mâu thuẫn giữa các thành viên trong tổ chức cũng xảy ra thường xuyên hơn. Chính điều này đã khiến cho IPU không đạt được nhiều thành tựu như mong muốn ban đầu khi thành lập
Trên đây là một số thông tin về IPU là gì, lịch sử thành lập của IPU, vai trò của IPU trong các cuộc chiến tranh cũng như tầm quan trọng của IPU. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hay đóng góp nào liên quan đến chủ đề IPU là gì, nhớ để lại câu hỏi bên dưới để cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu thêm nhé!
Xem thêm >>> Liên minh Nghị viện Thế giới IPU