Hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ hàng tháng và chuyên đề

Or you want a quick look: I. Sinh hoạt chi bộ

Sinh hoạt chi bộ là hoạt động diễn ra hàng tháng. Nội dung sinh hoạt chi bộ hàng tháng và chuyên đề được quy định tại Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2018 về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Mời các bạn tham khảo.

I. Sinh hoạt chi bộ


1. Công tác chuẩn bị và các bước sinh hoạt chi bộ

1.1. Công tác chuẩn bị

a) Đối với sinh hoạt thường kỳ

– Bí thư hoặc phó bí thư chi bộ chuẩn bị nội dung sinh hoạt, dự thảo nghị quyết (nếu có) hoặc dự kiến nội dung kết luận của buổi sinh hoạt.

– Họp chi ủy (bí thư, phó bí thư ở những nơi không có chi ủy) để thống nhất nội dung sinh hoạt, đánh giá kết quả công tác lãnh đạo của chi bộ trong tháng, dự kiến nhiệm vụ của tháng tiếp theo; xác định những nội dung trọng tâm cần trao đổi, thảo luận, biểu quyết tại chi bộ; cho ý kiến về dự thảo nghị quyết (nếu có).

– Thông báo thời gian, địa điểm, nội dung sinh hoạt chi bộ đến đảng viên và cấp ủy viên cấp trên được phân công theo dõi chi bộ. Chi bộ có điều kiện gửi trước tài liệu sinh hoạt cho đảng viên để nghiên cứu, chuẩn bị nội dung phát biểu ý kiến.

b) Đối với sinh hoạt chuyên đề

– Hằng năm, chi bộ xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên đề để tổ chức thực hiện và báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp theo dõi, chỉ đạo.

– Chi bộ phân công đảng viên có khả năng biên tập, am hiểu nội dung liên quan đến chuyên đề để chuẩn bị bằng văn bản. Đối với chi bộ do điều kiện khó khăn không thể chuẩn bị chuyên đề sinh hoạt bằng văn bản, cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn cách thức sinh hoạt nhưng phải bảo đảm chất lượng.

– Bí thư chi bộ trao đổi về mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp thực hiện chuyên đề với đảng viên được phân công. Dự thảo chuyên đề phải được chi ủy hoặc bí thư chi bộ thông qua và gửi cho đảng viên trước khi tổ chức sinh hoạt.

1.2. Các bước sinh hoạt chi bộ

a) Mở đầu

– Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (nếu có).

– Cử thư ký ghi biên bản sinh hoạt chi bộ.

– Thông báo tình hình đảng viên: Số đảng viên có mặt, vắng mặt (có lý do, không có lý do).

– Thông qua nội dung, chương trình sinh hoạt chi bộ.

b) Tiến hành sinh hoạt

(1) Đối với sinh hoạt thường kỳ

– Bí thư chi bộ báo cáo nội dung sinh hoạt đã được chi ủy chuẩn bị và gợi ý thảo luận.

– Đảng viên phát biểu ý kiến, tập trung trao đổi, thảo luận nội dung trọng tâm liên quan trực tiếp đến hoạt động của chi bộ; tự phê bình kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; góp ý, phê bình đối với đảng viên trong chi bộ.

– Bí thư chi bộ cung cấp thông tin và định hướng để làm rõ những vấn đề đảng viên quan tâm, tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở, khuyến khích đảng viên tham gia đóng góp ý kiến để buổi sinh hoạt đạt hiệu quả.

(2) Đối với sinh hoạt chuyên đề

– Bí thư chi bộ nêu mục đích, yêu cầu buổi sinh hoạt chuyên đề.

– Đảng viên được phân công chuẩn bị, trình bày dự thảo chuyên đề.

– Các đảng viên phát biểu, nêu nhận thức của cá nhân đối với chuyên đề và tác dụng của chuyên đề đối với bản thân; liên hệ với chi bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương; trao đổi, đóng góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo chuyên đề.

– Đảng viên được phân công chuẩn bị chuyên đề tiếp thu ý kiến tham gia để hoàn thiện. Chuyên đề sau khi hoàn thiện phải gửi đảng viên trong chi bộ (chi bộ đông đảng viên có thể gửi tới tổ đảng) để nghiên cứu, học tập và báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp.

c) Kết thúc

(1) Đối với sinh hoạt thường kỳ

Bí thư chi bộ thực hiện các nội dung chủ yếu sau:

– Tổng hợp các ý kiến phát biểu tại buổi sinh hoạt; những ý kiến tiếp thu để bổ sung, hoàn thiện nội dung sinh hoạt chi bộ; phân công nhiệm vụ cho đảng viên và quy định thời gian hoàn thành.

– Định hướng tư tưởng đối với đảng viên; giải quyết hoặc phản ánh với cấp có thẩm quyền về tâm tư, nguyện vọng, những đề xuất, kiến nghị của đảng viên.

– Thông qua nghị quyết hoặc kết luận.

– Đánh giá chất lượng buổi sinh hoạt.

– Thư ký trình bày biên bản sinh hoạt chi bộ.

(2) Đối với sinh hoạt chuyên đề

Bí thư chi bộ đánh giá việc chuẩn bị, chất lượng của chuyên đề; ý nghĩa, tác dụng của chuyên đề đối với chi bộ, đảng viên. Kết luận các nội dung cần tiếp thu để bổ sung, hoàn thiện dự thảo chuyên đề.

Không tổ chức sinh hoạt chuyên môn lồng ghép với sinh hoạt chi bộ. Việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề không thay thế sinh hoạt chi bộ thường kỳ; nếu chi bộ khó khăn về thời gian, địa điểm có thể kết hợp sinh hoạt chuyên đề với sinh hoạt chi bộ thường kỳ trong cùng một buổi, nhưng phải thực hiện lần lượt, sinh hoạt thường kỳ xong mới sinh hoạt chuyên đề hoặc ngược lại.

2. Nội dung sinh hoạt chi bộ

2.1. Đối với sinh hoạt thường kỳ

Căn cứ Điều lệ Đảng, định hướng của cấp trên, tình hình, đặc điểm của chi bộ và kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, hằng tháng chi bộ sinh hoạt gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Về công tác chính trị, tư tưởng

– Lựa chọn những nội dung thời sự trong nước, quốc tế, các vấn đề của địa phương, cơ quan, đơn vị sát với tình hình và phù hợp chức năng, nhiệm vụ của chi bộ để phổ biến, trao đổi.

– Thông báo kịp thời chủ trương, các văn bản của Đảng, Nhà nước, của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội các cấp cần phổ biến đến chi bộ.

– Đánh giá tình hình tư tưởng của đảng viên, quần chúng thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ; những vấn đề chi bộ cần quan tâm. Kịp thời định hướng nhận thức, tư tưởng cho đảng viên.

b) Về thực hiện nhiệm vụ chính trị

– Đánh giá kết quả công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trong tháng của chi bộ và việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên; chỉ rõ ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân để đề ra biện pháp khắc phục.

– Đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

– Đảng viên, nhất là người đứng đầu liên hệ, đánh giá việc thực hiện nội dung đã cam kết theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị; về chống chạy chức, chạy quyền và chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, xa rời quần chúng.

READ  DTCL 11.18: Chi tiết bản cập nhật mới TFT | Vuidulich.vn

– Kết quả lãnh đạo chính quyền, các đoàn thể chính trị – xã hội.

– Xác định nhiệm vụ của chi bộ tháng tiếp theo và biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cho đảng viên.

2.2. Đối với sinh hoạt chuyên đề

Căn cứ chỉ thị, nghị quyết và định hướng của cấp trên, tình hình, đặc điểm của chi bộ, mỗi quý ít nhất một lần chi bộ tổ chức sinh hoạt theo các nhóm vấn đề sau:

– Về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo hướng dẫn của Trung ương và cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên.

– Về các giải pháp nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

– Về triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ.

– Về các giải pháp phòng, chống, khắc phục, sửa chữa các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong chi bộ.

– Về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa ở địa phương, cơ quan, đơn vị.

– Về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn của cơ quan, đơn vị, chi bộ.

– Về giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống của địa phương, cơ quan, đơn vị cho cán bộ, đảng viên.

– Những nội dung khác theo đặc điểm của từng loại hình chi bộ.

3. Khung tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ

Một số tiêu chí khung để làm cơ sở ban hành tiêu chí đánh giá một buổi sinh hoạt chi bộ thường kỳ đạt chất lượng gồm:

3.1. Tỷ lệ đảng viên dự sinh hoạt chi bộ

Đảng viên dự sinh hoạt đạt tỷ lệ trên 85% và không có đảng viên vắng mặt không có lý do hoặc đảng viên vắng mặt có lý do quá 03 lần liên tiếp trong năm (trừ trường hợp được miễn công tác, sinh hoạt đảng theo quy định và đảng viên trong lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ đặc biệt).

3.2. Công tác chuẩn bị sinh hoạt chi bộ

– Bí thư hoặc phó bí thư chi bộ trực tiếp chuẩn bị nội dung sinh hoạt.

– Họp chi ủy (bí thư, phó bí thư ở những nơi không có chi ủy) trước khi sinh hoạt chi bộ.

– Nội dung sinh hoạt được chuẩn bị đúng, đủ theo hướng dẫn của cấp ủy cấp trên; xác định được nội dung trọng tâm cần trao đổi, thảo luận để chi bộ lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời, nhất là những vấn đề mới nổi lên có tính cấp bách ở địa phương, cơ quan, đơn vị.

– Xây dựng dự thảo nghị quyết của chi bộ.

3.3. Tổ chức sinh hoạt chi bộ

– Thời điểm tổ chức sinh hoạt đúng quy định của cấp ủy có thẩm quyền.

– Thực hiện đầy đủ nội dung, trình tự buổi sinh hoạt chi bộ theo quy định. Phương pháp điều hành của người chủ trì linh hoạt, hiệu quả.

– Có biểu dương đảng viên tiêu biểu trong tháng; nhắc nhở, phê bình đảng viên chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao, đảng viên không thực hiện đúng cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm hoặc có khuyết điểm trong thực hiện chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và cấp ủy cấp trên nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật (nếu có).

– Có nhiều đảng viên tham gia phát biểu ý kiến.

– Thời gian sinh hoạt chi bộ: Phải bảo đảm từ 90 phút trở lên. Nếu kết hợp sinh hoạt chuyên đề với sinh hoạt chi bộ thường kỳ trong cùng một buổi thì phải bảo đảm thời gian tối thiểu 120 phút. Đối với chi bộ có quá ít đảng viên thì cấp ủy có thẩm quyền quy định cụ thể thời gian sinh hoạt.

– Sổ biên bản sinh hoạt chi bộ ghi chép đầy đủ diễn biến của buổi sinh hoạt và được lưu giữ, bảo quản lâu dài để làm tài liệu tham khảo, giáo dục truyền thống cho đảng viên.

3.4. Thực hiện nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng

– Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt chi bộ.

– Chi ủy, đảng viên nghiêm túc, thực sự cầu thị khi tự phê bình và phê bình.

– Sinh hoạt bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu. Cương quyết chống bệnh thành tích, dĩ hòa vi quý, nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh.

3.5. Kết quả lãnh đạo thực hiện kết luận hoặc nghị quyết của chi bộ

Kết luận hoặc nghị quyết của chi bộ được lãnh đạo, tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt.

II. Sinh hoạt chuyên đề


Về sinh hoạt chuyên đề, Hướng dẫn 12 này cũng quy định về công tác chuẩn bị cùng các bước thực hiện chuyên đề. Cụ thể:

1. Công tác chuẩn bị sinh hoạt chuyên đề

Việc sinh hoạt chuyên đề được chi bộ thực hiện hằng năm. Khi đó, chi bộ phân công Đảng viên có khả năng biên tập, am hiểu nội dung liên quan đến chuyên đề để chuẩn bị bằng văn bản. Nếu không có điều kiện chuẩn bị bằng văn bản thì vẫn phải đảm bảo chất lượng.

Đồng thời, bí thư sẽ trao đổi về nội dung, mục đích, yêu cầu, phương pháp thực hiện chuyên đề với Đảng viên được phân công. Sau đó, chi ủy hoặc bí thư chi bộ thông qua dự thảo chuyên đề và gửi cho Đảng viên trước khi sinh hoạt.

2. Các bước sinh hoạt chi bộ

Sinh hoạt chuyên đề cũng như sinh hoạt hàng tháng đều được thực hiện theo 03 bước: Mở đầu, tiến hành sinh hoạt và kết thúc.

Trong đó, bước mở đầu của sinh hoạt chuyên đề cũng thực hiện những công việc như khi sinh hoạt hàng tháng gồm: Tuyên bố lý do, cử thư ký ghi biên bản, thông báo tình hình Đảng viên…

Riêng bước tiến hành sinh hoạt, việc sinh hoạt chuyên đề được thực hiện gồm các nội dung sau đây:

– Bí thư chi bộ nêu mục đích, yêu cầu buổi sinh hoạt chuyên đề.

– Đảng viên được phân công chuẩn bị, trình bày dự thảo chuyên đề.

– Các Đảng viên phát biểu và nêu tác dụng của chuyên đề với bản thân; trao đổi, đóng góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo chuyên đề…

– Sau khi tiếp thu, hoàn thiện dự thảo thì chuyên đề được gửi lại cho Đảng viên trong chi bộ nghiên cứu, học tập và báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp. Trong đó, ít nhất mỗi quý một lần chi bộ tổ chức sinh hoạt theo các nhóm nội dung sau đây:

  • Về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
  • Về các giải pháp nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, Đảng viên.
  • Về các giải pháp phòng, chống, khắc phục, sửa chữa các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong chi bộ.
  • Về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa ở địa phương, cơ quan, đơn vị…

Đặc biệt: Việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề không thay thế sinh hoạt chi bộ thường kỳ. Nếu khó khăn về thời gian, địa điểm thì có thể kết hợp nhưng bắt buộc phải thực hiện lần lượt: Sinh hoạt thường kỳ xong mới sinh hoạt chuyên đề hoặc ngược lại.

Trên đây là hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ hàng tháng và chuyên đề. Nếu còn thắc mắc về những quy định khác liên quan đến Đảng viên, các bạn tham khảo thêm tại chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của Mobitool.

  • Hướng dẫn viết lý lịch Đảng viên mới nhất
  • Điều kiện kết nạp Đảng viên 2021
READ  Sự Khác Nhau Giữa Danh Xưng Tiếng Anh Miss, Mrs. và Ms

Sinh hoạt chi bộ là hoạt động diễn ra hàng tháng. Nội dung sinh hoạt chi bộ hàng tháng và chuyên đề được quy định tại Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2018 về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Mời các bạn tham khảo.

I. Sinh hoạt chi bộ


1. Công tác chuẩn bị và các bước sinh hoạt chi bộ

1.1. Công tác chuẩn bị

a) Đối với sinh hoạt thường kỳ

– Bí thư hoặc phó bí thư chi bộ chuẩn bị nội dung sinh hoạt, dự thảo nghị quyết (nếu có) hoặc dự kiến nội dung kết luận của buổi sinh hoạt.

– Họp chi ủy (bí thư, phó bí thư ở những nơi không có chi ủy) để thống nhất nội dung sinh hoạt, đánh giá kết quả công tác lãnh đạo của chi bộ trong tháng, dự kiến nhiệm vụ của tháng tiếp theo; xác định những nội dung trọng tâm cần trao đổi, thảo luận, biểu quyết tại chi bộ; cho ý kiến về dự thảo nghị quyết (nếu có).

– Thông báo thời gian, địa điểm, nội dung sinh hoạt chi bộ đến đảng viên và cấp ủy viên cấp trên được phân công theo dõi chi bộ. Chi bộ có điều kiện gửi trước tài liệu sinh hoạt cho đảng viên để nghiên cứu, chuẩn bị nội dung phát biểu ý kiến.

b) Đối với sinh hoạt chuyên đề

– Hằng năm, chi bộ xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên đề để tổ chức thực hiện và báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp theo dõi, chỉ đạo.

– Chi bộ phân công đảng viên có khả năng biên tập, am hiểu nội dung liên quan đến chuyên đề để chuẩn bị bằng văn bản. Đối với chi bộ do điều kiện khó khăn không thể chuẩn bị chuyên đề sinh hoạt bằng văn bản, cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn cách thức sinh hoạt nhưng phải bảo đảm chất lượng.

– Bí thư chi bộ trao đổi về mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp thực hiện chuyên đề với đảng viên được phân công. Dự thảo chuyên đề phải được chi ủy hoặc bí thư chi bộ thông qua và gửi cho đảng viên trước khi tổ chức sinh hoạt.

1.2. Các bước sinh hoạt chi bộ

a) Mở đầu

– Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (nếu có).

– Cử thư ký ghi biên bản sinh hoạt chi bộ.

– Thông báo tình hình đảng viên: Số đảng viên có mặt, vắng mặt (có lý do, không có lý do).

– Thông qua nội dung, chương trình sinh hoạt chi bộ.

b) Tiến hành sinh hoạt

(1) Đối với sinh hoạt thường kỳ

– Bí thư chi bộ báo cáo nội dung sinh hoạt đã được chi ủy chuẩn bị và gợi ý thảo luận.

– Đảng viên phát biểu ý kiến, tập trung trao đổi, thảo luận nội dung trọng tâm liên quan trực tiếp đến hoạt động của chi bộ; tự phê bình kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; góp ý, phê bình đối với đảng viên trong chi bộ.

– Bí thư chi bộ cung cấp thông tin và định hướng để làm rõ những vấn đề đảng viên quan tâm, tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở, khuyến khích đảng viên tham gia đóng góp ý kiến để buổi sinh hoạt đạt hiệu quả.

(2) Đối với sinh hoạt chuyên đề

– Bí thư chi bộ nêu mục đích, yêu cầu buổi sinh hoạt chuyên đề.

– Đảng viên được phân công chuẩn bị, trình bày dự thảo chuyên đề.

– Các đảng viên phát biểu, nêu nhận thức của cá nhân đối với chuyên đề và tác dụng của chuyên đề đối với bản thân; liên hệ với chi bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương; trao đổi, đóng góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo chuyên đề.

– Đảng viên được phân công chuẩn bị chuyên đề tiếp thu ý kiến tham gia để hoàn thiện. Chuyên đề sau khi hoàn thiện phải gửi đảng viên trong chi bộ (chi bộ đông đảng viên có thể gửi tới tổ đảng) để nghiên cứu, học tập và báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp.

c) Kết thúc

(1) Đối với sinh hoạt thường kỳ

Bí thư chi bộ thực hiện các nội dung chủ yếu sau:

– Tổng hợp các ý kiến phát biểu tại buổi sinh hoạt; những ý kiến tiếp thu để bổ sung, hoàn thiện nội dung sinh hoạt chi bộ; phân công nhiệm vụ cho đảng viên và quy định thời gian hoàn thành.

– Định hướng tư tưởng đối với đảng viên; giải quyết hoặc phản ánh với cấp có thẩm quyền về tâm tư, nguyện vọng, những đề xuất, kiến nghị của đảng viên.

– Thông qua nghị quyết hoặc kết luận.

– Đánh giá chất lượng buổi sinh hoạt.

– Thư ký trình bày biên bản sinh hoạt chi bộ.

(2) Đối với sinh hoạt chuyên đề

Bí thư chi bộ đánh giá việc chuẩn bị, chất lượng của chuyên đề; ý nghĩa, tác dụng của chuyên đề đối với chi bộ, đảng viên. Kết luận các nội dung cần tiếp thu để bổ sung, hoàn thiện dự thảo chuyên đề.

Không tổ chức sinh hoạt chuyên môn lồng ghép với sinh hoạt chi bộ. Việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề không thay thế sinh hoạt chi bộ thường kỳ; nếu chi bộ khó khăn về thời gian, địa điểm có thể kết hợp sinh hoạt chuyên đề với sinh hoạt chi bộ thường kỳ trong cùng một buổi, nhưng phải thực hiện lần lượt, sinh hoạt thường kỳ xong mới sinh hoạt chuyên đề hoặc ngược lại.

2. Nội dung sinh hoạt chi bộ

2.1. Đối với sinh hoạt thường kỳ

Căn cứ Điều lệ Đảng, định hướng của cấp trên, tình hình, đặc điểm của chi bộ và kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, hằng tháng chi bộ sinh hoạt gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Về công tác chính trị, tư tưởng

– Lựa chọn những nội dung thời sự trong nước, quốc tế, các vấn đề của địa phương, cơ quan, đơn vị sát với tình hình và phù hợp chức năng, nhiệm vụ của chi bộ để phổ biến, trao đổi.

– Thông báo kịp thời chủ trương, các văn bản của Đảng, Nhà nước, của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội các cấp cần phổ biến đến chi bộ.

– Đánh giá tình hình tư tưởng của đảng viên, quần chúng thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ; những vấn đề chi bộ cần quan tâm. Kịp thời định hướng nhận thức, tư tưởng cho đảng viên.

b) Về thực hiện nhiệm vụ chính trị

– Đánh giá kết quả công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trong tháng của chi bộ và việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên; chỉ rõ ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân để đề ra biện pháp khắc phục.

– Đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

– Đảng viên, nhất là người đứng đầu liên hệ, đánh giá việc thực hiện nội dung đã cam kết theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị; về chống chạy chức, chạy quyền và chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, xa rời quần chúng.

– Kết quả lãnh đạo chính quyền, các đoàn thể chính trị – xã hội.

– Xác định nhiệm vụ của chi bộ tháng tiếp theo và biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cho đảng viên.

READ  bộ điều khiển bơm dùng cảm biến độ ẩm đất có điều

2.2. Đối với sinh hoạt chuyên đề

Căn cứ chỉ thị, nghị quyết và định hướng của cấp trên, tình hình, đặc điểm của chi bộ, mỗi quý ít nhất một lần chi bộ tổ chức sinh hoạt theo các nhóm vấn đề sau:

– Về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo hướng dẫn của Trung ương và cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên.

– Về các giải pháp nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

– Về triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ.

– Về các giải pháp phòng, chống, khắc phục, sửa chữa các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong chi bộ.

– Về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa ở địa phương, cơ quan, đơn vị.

– Về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn của cơ quan, đơn vị, chi bộ.

– Về giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống của địa phương, cơ quan, đơn vị cho cán bộ, đảng viên.

– Những nội dung khác theo đặc điểm của từng loại hình chi bộ.

3. Khung tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ

Một số tiêu chí khung để làm cơ sở ban hành tiêu chí đánh giá một buổi sinh hoạt chi bộ thường kỳ đạt chất lượng gồm:

3.1. Tỷ lệ đảng viên dự sinh hoạt chi bộ

Đảng viên dự sinh hoạt đạt tỷ lệ trên 85% và không có đảng viên vắng mặt không có lý do hoặc đảng viên vắng mặt có lý do quá 03 lần liên tiếp trong năm (trừ trường hợp được miễn công tác, sinh hoạt đảng theo quy định và đảng viên trong lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ đặc biệt).

3.2. Công tác chuẩn bị sinh hoạt chi bộ

– Bí thư hoặc phó bí thư chi bộ trực tiếp chuẩn bị nội dung sinh hoạt.

– Họp chi ủy (bí thư, phó bí thư ở những nơi không có chi ủy) trước khi sinh hoạt chi bộ.

– Nội dung sinh hoạt được chuẩn bị đúng, đủ theo hướng dẫn của cấp ủy cấp trên; xác định được nội dung trọng tâm cần trao đổi, thảo luận để chi bộ lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời, nhất là những vấn đề mới nổi lên có tính cấp bách ở địa phương, cơ quan, đơn vị.

– Xây dựng dự thảo nghị quyết của chi bộ.

3.3. Tổ chức sinh hoạt chi bộ

– Thời điểm tổ chức sinh hoạt đúng quy định của cấp ủy có thẩm quyền.

– Thực hiện đầy đủ nội dung, trình tự buổi sinh hoạt chi bộ theo quy định. Phương pháp điều hành của người chủ trì linh hoạt, hiệu quả.

– Có biểu dương đảng viên tiêu biểu trong tháng; nhắc nhở, phê bình đảng viên chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao, đảng viên không thực hiện đúng cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm hoặc có khuyết điểm trong thực hiện chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và cấp ủy cấp trên nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật (nếu có).

– Có nhiều đảng viên tham gia phát biểu ý kiến.

– Thời gian sinh hoạt chi bộ: Phải bảo đảm từ 90 phút trở lên. Nếu kết hợp sinh hoạt chuyên đề với sinh hoạt chi bộ thường kỳ trong cùng một buổi thì phải bảo đảm thời gian tối thiểu 120 phút. Đối với chi bộ có quá ít đảng viên thì cấp ủy có thẩm quyền quy định cụ thể thời gian sinh hoạt.

– Sổ biên bản sinh hoạt chi bộ ghi chép đầy đủ diễn biến của buổi sinh hoạt và được lưu giữ, bảo quản lâu dài để làm tài liệu tham khảo, giáo dục truyền thống cho đảng viên.

3.4. Thực hiện nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng

– Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt chi bộ.

– Chi ủy, đảng viên nghiêm túc, thực sự cầu thị khi tự phê bình và phê bình.

– Sinh hoạt bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu. Cương quyết chống bệnh thành tích, dĩ hòa vi quý, nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh.

3.5. Kết quả lãnh đạo thực hiện kết luận hoặc nghị quyết của chi bộ

Kết luận hoặc nghị quyết của chi bộ được lãnh đạo, tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt.

II. Sinh hoạt chuyên đề


Về sinh hoạt chuyên đề, Hướng dẫn 12 này cũng quy định về công tác chuẩn bị cùng các bước thực hiện chuyên đề. Cụ thể:

1. Công tác chuẩn bị sinh hoạt chuyên đề

Việc sinh hoạt chuyên đề được chi bộ thực hiện hằng năm. Khi đó, chi bộ phân công Đảng viên có khả năng biên tập, am hiểu nội dung liên quan đến chuyên đề để chuẩn bị bằng văn bản. Nếu không có điều kiện chuẩn bị bằng văn bản thì vẫn phải đảm bảo chất lượng.

Đồng thời, bí thư sẽ trao đổi về nội dung, mục đích, yêu cầu, phương pháp thực hiện chuyên đề với Đảng viên được phân công. Sau đó, chi ủy hoặc bí thư chi bộ thông qua dự thảo chuyên đề và gửi cho Đảng viên trước khi sinh hoạt.

2. Các bước sinh hoạt chi bộ

Sinh hoạt chuyên đề cũng như sinh hoạt hàng tháng đều được thực hiện theo 03 bước: Mở đầu, tiến hành sinh hoạt và kết thúc.

Trong đó, bước mở đầu của sinh hoạt chuyên đề cũng thực hiện những công việc như khi sinh hoạt hàng tháng gồm: Tuyên bố lý do, cử thư ký ghi biên bản, thông báo tình hình Đảng viên…

Riêng bước tiến hành sinh hoạt, việc sinh hoạt chuyên đề được thực hiện gồm các nội dung sau đây:

– Bí thư chi bộ nêu mục đích, yêu cầu buổi sinh hoạt chuyên đề.

– Đảng viên được phân công chuẩn bị, trình bày dự thảo chuyên đề.

– Các Đảng viên phát biểu và nêu tác dụng của chuyên đề với bản thân; trao đổi, đóng góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo chuyên đề…

– Sau khi tiếp thu, hoàn thiện dự thảo thì chuyên đề được gửi lại cho Đảng viên trong chi bộ nghiên cứu, học tập và báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp. Trong đó, ít nhất mỗi quý một lần chi bộ tổ chức sinh hoạt theo các nhóm nội dung sau đây:

  • Về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
  • Về các giải pháp nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, Đảng viên.
  • Về các giải pháp phòng, chống, khắc phục, sửa chữa các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong chi bộ.
  • Về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa ở địa phương, cơ quan, đơn vị…

Đặc biệt: Việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề không thay thế sinh hoạt chi bộ thường kỳ. Nếu khó khăn về thời gian, địa điểm thì có thể kết hợp nhưng bắt buộc phải thực hiện lần lượt: Sinh hoạt thường kỳ xong mới sinh hoạt chuyên đề hoặc ngược lại.

Trên đây là hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ hàng tháng và chuyên đề. Nếu còn thắc mắc về những quy định khác liên quan đến Đảng viên, các bạn tham khảo thêm tại chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của Mobitool.

  • Hướng dẫn viết lý lịch Đảng viên mới nhất
  • Điều kiện kết nạp Đảng viên 2021
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply