Hình ảnh người lính trong bài thơ Tiểu đội xe không kính và Đồng chí

Or you want a quick look: Hình ảnh người lính trong bài thơ Tiểu đội xe không kính và Đồng chí

Hình ảnh người lính trong bài thơ Tiểu đội xe không kính và Đồng chí

Hướng dẫn

Người lính trong những thơ ca luôn là đề tài quan trọng, hình ảnh người lính trong cả bài thơ Tiểu đội xe không kính và Đồng chí đều thể hiện rất đậm nét. Em hãy nêu cảm nghĩ về hình ảnh những người lính trong cả 2 tác phẩm trong chương trình Văn 9.

Trong suốt bề dày lịch sử những người lính bao giờ cũng có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, qua cả 2 tác phẩm bài thơ Tiểu đội xe không kính và Đồng chí đều là những hình ảnh rõ nét về phẩm chất của người lính, đó là hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong những năm chống Pháp và người chiến sĩ Giải phóng quân miền Nam thời kỳ đánh Mỹ.

Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu ra đời vào năm tháng đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp, người lính của “Đồng chí” lđến với kháng chiến từ màu áo nâu của người nông dân, từ cái nghèo khó:

READ  Hóa thân ông họa sĩ kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa (7 mẫu)

“Quê hương anh nựớc mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”…

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật ra đời trong thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, những người lính thời kì đều đã rời ghế nhà trường,tuổi đời còn trẻ:

“Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ

Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.

Cả 2 bài đều có hoàn cảnh, điều kiện khác nhau dẫn đến nhận thức về chiến tranh của những người lính chống Pháp còn đơn giản như thời kì kháng chiến chống Mĩ. Trong “Đồng chí”, tình cảm thiêng liêng là tình đồng chí, đồng đội. Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ý chí, tinh thần yêu nước được thể hiện.

Đồng chí bài thơ nói về tình đồng chí thiêng liêng, hình ảnh giàu sức gợi “đẩu súng trăng treo”. Bài thơ “Bài thơ về tiểu dội xe không kính” xây dựng bằng bút pháp lãng mạn – hiện thực. Sự khó khăn trong chiến đấu vẫn được nhận thức rõ ràng:

“Không có kính rồi xe không có đèn,

Không có mui xe thùng xe có xước”.

Họ vẫn vượt lên mọi khó khăn thể hiện sự yêu đời, lạc quan:

“Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng”

“ừ thì gió bụi”

“ừ thì ướt áo”,…

Bài thơ “Đồng chí” nhà thơ đã tạo nên hình ảnh người lính với tình đồng đội cao quý, thiêng liêng sẵn sàng vượt qua sự khó khăn, thiếu thốn. Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” khắc họa tuổi trẻ trẻ trung, yêu đời, lạc quan và tin tưởng vào chiến thắng ngày mai.

READ  Phân tích nhân vật bé Hồng hay nhất (15 mẫu)

Tuy rằng hoàn cảnh có những sự khác nhau do thời điểm cuộc chiến khác nhau, nhưng nhìn chung người lính vẫn thể hiện được tinh thần đoàn kết, lạc quan, sẵn sàng chiến đấu vì lí tưởng và ngày toàn thắng đó là những nét đẹp của người lính của nhân dân.

Trong thời điểm lịch sử nào đi chăng nữa những người lính cụ Hồ hiện lên gần gũi, giản dị niềm tin, khát vọng của nhân dân gửi gắm. Cả hai bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” mang âm hưởng sử thi hào hùng của văn học nước nhà xuyên suốt thời gian kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

See more articles in the category: Văn học

Leave a Reply