Cầu Trường Tiền Huế nét đẹp lôi cuốn biểu tượng của vùng đất cố đô

Or you want a quick look: Đôi nét về cầu Trường Tiền Huế - cây cầu thế kỷ của xứ Huế

Nhắc nhớ về cầu Trường Tiền Huế, là nhắc nhớ về hình ảnh một chiếc cầu bắc hiên ngang qua dòng sông Hương, là bao câu chuyện thăng trầm trong lịch sử, là cô gái Huế dịu dàng, e ấp soi bóng dưới dòng Hương Giang trong vắt. Trải qua hàng thế kỷ, cây cầu vẫn đứng đó, ngắm nhìn Huế ngày một thay da đổi thịt. Thế nhưng, cầu Trường Tiền dù bao mùa trôi qua vẫn vậy, vẫn mang nét đặc trưng của xứ Huế, là niềm tự hào to lớn của người Huế.

Đôi nét về cầu Trường Tiền Huế - cây cầu thế kỷ của xứ Huế

Tôi tin chắc rằng, sẽ có ai đó từng nói với bạn rằng, nếu đã đến cố đô Huế, mà chưa một lần đứng trên cầu Trường Tiền hay ngắm nhìn nó thì coi như chưa tới Huế. Dù không phải người con xứ Huế, nhưng đã từng có cơ duyên đến Huế nhiều lần, tôi nghĩ rằng điều họ đang nói là đúng. Chiếc cầu ấy, từ lâu nay vẫn luôn mang một nét đẹp êm đềm, bình dị, và bao lần đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách. Để mỗi lần trở lại Huế, check in một vài kiểu ảnh cùng cầu Trường Tiền, vẫn là thấy đủ.

cầu trường tiền huế
Cầu Trường Tiền đã gắn liền với lịch sử Huế từ cuối thế kỷ 19.

Dù chiến tranh kết thúc đã rất lâu, hòa bình lập lại, cầu cũng đã đượ trùng tu và sửa chữa nhiều lần. Thế nhưng, mỗi lần ghé lại, người ta đều rất dễ cảm nhận được những gì mà cầu Trường đã từng chứng kiến và chịu đựng. Qua đó, để thấy rằng sau bao nhiêu năm bom đạn, sự tàn phá của thời gian, cây cầu ấy đã phục hồi kỳ diệu như thế nào.

Ngày nay, không chỉ là cây cầu phục vụ người dân qua lại đôi bờ sông Hương, mà còn là một địa điểm du lịch Huế hấp dẫn.

Cầu Trường Tiền Huế ở đâu, hướng dẫn cách di chuyển đến?

Cầu Trường Tiền Huế nằm ở đâu?

Nằm ngay ở trung tâm thành phố, cầu Trường Hay, hay còn có tên gọi khác là cầu Thành Thái, cầu Tràng Tiên là một cây cầu có quy mô lớn, bắt ngang sông Hương. Đầu phía Bắc cầu thuộc phường Phú Hòa, đầu cầu phía Nam thuộc phường Phú Hòa, thành phố Huế.

Đi đến tham quan cầu Trường Tiền Huế bằng phương tiện gì?

Vì cầu Trường Tiền nằm ngay trong trung tâm thành phố Huế, nên việc di chuyển đến đây khá là dễ dàng. Bạn nên xác định trước vị trí của mình đang ở đâu, để biết nên lựa chọn phương tiện nào cho hợp lý nhất. Bên cạnh đó thì cũng nên xem xét đến việc là đi cầu Trường Tiền xong rồi đi thêm những địa chỉ nào, như vậy để sắp xếp lịch trình cho hợp lý.

+ Xe máy: Bạn có thể vi vu Huế bằng cách thuê một chiếc xe máy, giá thuê chỉ từ 100-120k/ chiếc. Ưu điểm của xe máy đó là tự do, chủ động và chi phí khá là rẻ. Phương tiện này khá thích hợp với các bạn trẻ hơn là người lớn tuổi.

+ Taxi: Nếu chỉ muốn đi vòng vòng quanh cầu Trường Tiền và sau đó quay trở về khách sạn hoặc loanh quanh trong thành phố thì có thể bắt taxi. Taxi ở Huế khá rẻ, bạn có thể bắt ở bất cứ đâu.

+ Thuyền Rồng: Đây là một cách tham quan Huế rất độc đáo, bạn có thể di chuyển về phía bến Tòa Khâm, ở đó sẽ có cho thuê thuyền rồng đi dạo sông Hương, đưa bạn đi qua những địa điểm nổi tiếng như cầu Trường Tiền, Cầu Phú Xuân, chùa Thiên Mụ.

Lịch sử và tên gọi của cầu Trường Tiền Huế

Nói về lịch sử cũng như tên gọi của cầu Trường Tiền Huế, có lẽ phải ngồi kể một hồi lâu mới hết. Bởi ngay từ khi có sắc dụ xây dựng cầu, cho đến khi khởi công xây dựng và cho đến tận bây giờ, cây cầu này đã trải qua biết bao nhiêu lần đổi tên.

READ  Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè - Văn 7
cầu trường tiền huế
Hình ảnh cầu Trường Tiền xưa.

Từ tháng 8/1896, vua Thành Thái đã ra sắc dụ cho xây dựng một cây cầu sắt bắc qua sông Hương. Đến năm 1897 thì bắt đầu khởi công, trải qua hơn 2 năm xây dựng, cầu cũng hoàn thành và mang tên cầu tiên là cầu Thành Thái, lấy tên của vị vua lúc bấy giờ. Trải qua hơn 20 năm, từ năm 1899-1919, cây cầu đổi sang là Clémenceau, tên của một vị thủ tương Pháp cùng thời đó.

Đến năm 1945, chính quyền Trần Trọng Kim đã cho đổi tên thành cầu Nguyễn Hoàng. Đến mãi năm 1975, người dân đã quen gọi với cái tên Trường Tiền, và kể từ đó cái tên Trường Tiên đã trở thành tên chính thức của cây cầu. Về sau này, có một khoảng thời gian người ta đã gắn bảng tên là cầu Tràng Tiền, tuy nhiên người dẫn vẫn nhớ đến cái tên Trường Tiền nhiều hơn. Đó cũng là lý do về sau này cái tên Trường Tiền và Tràng Tiền vẫn luôn song hành cùng nhau.

Khám phá vẻ đẹp của cầu Trường Tiền - cầu sáu vài mười hai nhịp

Về kiến trúc cầu Trường Tiền Huế có gì đặc biệt?

Theo sử sách, cây cầu Trường Tiền Huế được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 là chiếc cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương, nhưng sử dụng vật liệu và kỷ thuận của người Phương Tây. Cây cầu được thiết kế bằng thép, có chiều dài là 402.6m, gồm tất cả 6 nhịp có hình dạng vành lược, mỗi nhịp có khẩu độ là 67m. Ít ai biết rằng, việc cho xây một cây cầu bắc qua sông Hương vốn là một điều không dễ dàng gì. Bởi sông Hương vốn la một dòng sông duyên dáng, làm sao để xây được một cây cầu cho người dân qua lại mà vẫn không làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan nơi đây.

cầu trường tiền huế
Cây cầu như tấm lụa đào bắt ngang sông Hương.

Khi mới cho xây dựng, cầu không có lối dành cho người đi bộ. Trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa đến năm 1937, cầu đã được mở rộng hành lang hai bên dành cho người đi bộ và đi xe đạp. Trải qua nhiều năm chiến tranh bom đạn, cây cầu đã bị gãy sập nhiều lần. Đến khi Bắc Nam đã được thống nhất hoàn toàn, cây cầu mới được cho xây dựng và trùng tu lại trong suốt 5 năm, từ năm 1991-1995.

Người dân Huế hay khách du lịch đã quen với câu: “Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp”. Nhưng điều đó chỉ để cho hợp vần, còn nếu mà đúng đó là cầu có 6 nhịp và 12 vài kết nối với nhau. Cầu có chiều dài hơn 400m, nhưng nếu tính cả đường dẫn hai bên đầu cầu thì độ dài của cây cầu lên tới 453m.

Cầu Trường Tiền Huế - cây cầu đã đi vào thơ ca

Dù đã trải qua những thăng trầm của lịch sử, thế nhưng cầu Trường Tiền cho đến giờ vẫn giữ được vẻ duy dáng của mình. Chính điều này đã đưa cây cầu trở thành niềm cảm hứng bất tận cho những văn nghệ sĩ thỏa sức sáng tạo. Thật khó để mà kể xiết những bài thơ đã viết về cầu Trường Tiền, có nhớ thương, có tiếc nuối, có ngỡ ngàng nhưng tựu chung lại vẫn là chút cảm xúc xao xuyến, thẫn thờ khi nhìn thấy vẻ đẹp của cây cầu này.

cầu trường tiền huế
Vẻ đẹp của cầu Trường Tiền đã trở thành niềm sáng tạo của thơ ca.

Như trong bài Cầu Tràng Tiền của tác giả Hạnh Nguyễn đã có những vầng thơ đầy lãng mạn khi nhắc đến địa danh này:

Em về nhặt cánh hoa rơi

Tìm thương cất nhớ cho vơi nỗi niềm

Sông Hương nước chảy êm đềm

Tràng Tiền thơ mộng ru êm câu hò

Hay trong thơ của tác giả Lãng Du khách đã có một cái nhìn khác về cây cầu này:

Huế kia nổi tiếng tím hoa

Sông Hương mơ mộng thơ ca để đời

Trường Tiền phượng rủ cánh rơi

Lũ trẻ ngơ ngác xa rời tuổi thơ

Hay những câu ca dường như đã thấm đẫm trong tâm trí của người dân xứ Huế:

Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp

Em theo không kịp tội lắm anh ơi!

Bấy lâu mang tiếng chịu lời

Anh có xa em đi nữa, cũng tại ông Trời nên xa

Chỉ với những lời văn ngắn ngủi, tác giả như đã gửi trọn niềm tâm tình với cầu Trường Tiền. Để rồi khi bao năm qua đi, tuổi đã già, tóc đã sờn bạc vẫn nhớ về Huế với hình ảnh cây cầu Trường Tiền đằm thắm, dịu hiền như chính người con gái Huế vậy.

>>> Bí mật lịch sử chốn thâm cung triều Nguyễn tại đây: Đại Nội Huế

Cầu Trường Tiền Huế - vẻ đẹp đã hóa tâm hồn

Nếu như cầu Sông Hàn là cây cầu lâu đời nhất ở Đà Nẵng thì cầu Trường Tiền cũng là cây cầu nổi tiếng nhất ở mảnh đất Huế. Có một ai đó đã từng nói rằng, cầu Trường Tiền Huế “không đơn giản chỉ là xi măng cốt thép, cây cầu đã hóa thành linh hồn Huế”. Bởi mỗi lần quay trở lại Huế, biết bao nhiêu người cũng phải thổn thức bởi chính vẻ đẹp của nơi này.

cầu trường tiền huế
Người Huế coi cầu Trường Tiền như chính con người họ.

Phải có gì đó người ta mới nói rằng cầu Trường Tiền là linh hồn của xứ Huế. Bởi cây cầu này vẫn luôn mang trong mình một nét đẹp nhẹ nhàng, uyển chuyển giống hệt như tâm hồn và tính cách của người Huế vậy. Cùng với sông Hương, núi Ngự, cầu Trường Tiền đã góp phần tô vẽ thêm cho vùng đất Huế một nét đẹp dịu dàng, rực rỡ hơn. Để rồi mỗi khi xa Huế, người dân ở đây và cả khách du lịch cũng đều khắc sâu vào tâm trí hình ảnh cây cầu mơ mộng ấy.

READ  Làng nghề dệt, may truyền thống Mỹ Thắng vào vụ Tết - Báo Nam Định điện tử

1 ngày lang thang du ngoạn cầu Trường Tiền Huế

Đến nay, cầu Trường Tiền Huế sau bao lần sửa chữa, đã trở nên hoàn thiện, uy nghiêm giữa dòng Hương Giang. Cây cầu này không chỉ có vị trí, vai trò quan trọng trong việc kết nối kinh tế, giao thông đôi bờ sông Hương mà còn trở thành điểm tham quan hấp dẫn bậc nhất xứ Huế. Có lẽ vì thế mà chẳng có lý do gì mà bạn lại bỏ lỡ cơ hội được thăm thú cây cầu này.

cầu trường tiền huế
Check in một góc bên cầu Trường Tiền.

Mỗi thời khắc trong ngày, cầu Trường Tiền lại mang một vẻ đẹp khác nhau. Dù có nhộn nhịp người qua lại, thế nhưng cây cầu này vẫn luôn giữ được sự yên tĩnh, pha chút dịu dàng. Cây cầu Trường Tiền, bắt qua dòng Hương Giang, đã vô tình tạo nên một bức tranh thủy mặc hữu tình. Chính hình ảnh trầm mặc, soi dáng của mình bên dòng sông Hương đã tạo nên một vẻ đẹp say đắm.

Rảo dọc theo cây cầu, dường như ta có thể cảm nhận được rõ những biến động của một thời lịch sử oanh liệt. Những di tích ấy dường như vẫn còn quanh quẩn đâu đây, càng khiến ta thấy Huế trở nên đẹp biết bao nhiêu. Đứng từ trên cầu, ta có thể dễ dàng bắt gặp những cô gái áo dài tím, cầm trên tay chiếc nón lá, những chiếc xích lô thồ hàng vội vã cho kịp chuyến chợ Đông Ba, những bạn trẻ tinh nghịch đua nhau chụp ảnh bên những cành phượng đỏ thắm.

cầu trường tiền huế
Góc nào ở cầu Trường Tiền cũng đẹp.

Về đêm, cầu Trường Tiền lại càng trở nên rực rỡ, lung linh hơn nhờ những ánh đèn được phát ra, đủ màu xanh, đỏ, tím vàng. Những vầng sáng ấy, trong đêm tối lại chiếu rọi xuống cả một vùng nước Hương Giang, tạo nên những khoảng không ảo dịu. Đứng từ trên cầu, ta có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc thuyền rồng rẽ sóng đưa khách đi dạo, văng vẳng đâu đấy là lời ca Huế sâu lắng, da diết.

>>> Book ngay Tour Huế 1 ngày trọn gói để tận hưởng hết nét đẹp của đất Cố đô

Những trải nghiệm thú vị cùng cầu Trường Tiền Huế mà bạn nên có

Đi dạo trên cầu Trường Tiền cảm nhận vẻ đẹp bình yên

Cầu Trường Tiền luôn là điểm đến hấp dẫn của mảnh đất Huế, nếu lang thang bên bờ sông Hương bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh một cây cầu thép màu xám bắt ngang qua, vừa uy nghiêm vừa dịu dàng. Trong một ngày đẹp trời, đừng quên dành một ít thời gian để check in trên cây cầu Trường Tiền. Ngay tại đây, bạn sẽ bắt gặp được những hình ảnh rất đỗi quen thuộc, mộc mạc. Là hình ảnh những cô gái Huế e ấp bên chiếc áo dài, là đôi quang gánh đầy hoa, là chiếc xích lô thồ hàng cũ kỹ,… Tất cả tạo nên một Huế rất thân thương, bao nhiêu cái hồn, cái tình Huế vẫn còn đó.

cầu trường tiền huế
Như này đủ thấy Huế bình yên đến nhường nào.

Ngắm nhìn dòng Hương Giang thơ mộng

Cầu Trường Tiền vốn dĩ đã mang một vẻ đẹp riêng, và nó lại càng trở nên hấp dẫn hơn khi bắt ngang qua dòng Hương Giang. Phải nói rằng, dòng sông này, dù ở góc cạnh nào cũng thấy đẹp, thấy bình yên. Đứng từ vị trí của cây cầu, du khách sẽ bắt trọn hết tất cả các khoảnh khắc đẹp đã nhất ở bên dưới. Cảm giác thật yên bình khi đứng nhìn thấy dòng nước Hương Giang vẫn chảy, những con thuyền rồng đưa du khách rời bến hay xa xa là núi Ngự Bình thấp thoáng.

Check in cầu gỗ lim ở phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu

Nằm ngay dưới chân cầu Trường Tiền Huế đó là tuyến phố đi bô Nguyễn Đình Chiểu, mà phố này thường chỉ hoạt động vào buổi tối. Nếu đi vào ban ngày, bạn đừng lo không có gì chơi, ở ngay cạnh đó có một cây cầu gỗ lim rất thoáng đãng và rộng rãi. Một chiều se lạnh, rảo bước trên cây cầu gỗ lim, chút gió phảng phất hơi se lạnh cũng đủ cảm thấy Huế rất đẹp.

cầu gỗ lim huế
Cây cầu gỗ lom dẫn lối đến cầu Trường Tiền.

Rồi cũng đến thời khắc hoàng hôn buông xuống, cũng là lúc mà phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu hoạt động. Ở đây có khá nhiều hoạt động, dù không sầm uất như chợ đêm du lịch Đà Nẵng nhưng cũng đủ níu chân bạn. Sau khi dạo một vòng chỗ bán đồ lưu niệm là đến khu vực ẩm thực, đủ các món ăn vặt như đồ nướng, rồi thì cốc lắc, xoài lắc, kẹo chỉ, đủ thứ đồ ăn trên trời dưới đất cho bạn chọn. Bên cạnh đó, chợ đêm còn có các chương trình biểu diễn nghệ thuật, hát cho nhau nghe cũng rất sôi động nữa.

Mặc áo dài và chụp hình cùng với cầu Trường Tiền

Trong vô vàn những nét đẹp của Huế, chắc chắn không thể không nhắc đến tà áo dài. Trải qua hơn 4.000 năm lịch sử, chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của người con gái Việt, là biểu tượng cho cố đô. Giữa thành phố di sản trầm mặc, sắc áo dài tím của cô gái Huế, trên tay là chiếc nón bài thơ, dường như đã in sâu vào trong tâm trí của du khách và con người Huế.

READ  Điểm danh 10 địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Hưng Yên
cầu trường tiền huế
Cô gái Huế với tà áo dài trắng làm say mê bất cứ du khách nào.

Để giữ lại chút kỷ niệm cùng Huế, bạn có thể thuê một chiếc áo dài để ghi lại những bức hình duyên dáng nhất. Và không đâu khác, hình ảnh của cây cầu Trường Tiền sẽ là không gian làm tăng vẻ đẹp của bạn lên gấp bội. Chắc chắn, với thiết kế đẹp cùng tầm nhìn hướng ra sông Hương thơ mộng, cầu Trường Tiền sẽ là điểm check in mang đậm chất Huế nhất.

Đi thuyền rồng ngắm cầu Trường Tiền và nghe ca Huế

Đến năm 2002, cầu Trường Tiền đã được lắp đặt thêm hệ thống ánh sáng đổi màu, nên cứu mỗi khi đêm về là cây cầu lại được khoác lên mình một chiếc áo ngập tràn màu sắc. Và để có những góc nhìn đa chiều hơn về cây cầu lịch sử này, du khách có thể chọn cho mình một tour thuyền rồng ngắm sông Hương. Khởi hành từ bến Tòa Khâm, thuyền sẽ đưa du khách đi qua những thẳng cảnh nổi tiếng như cầu Trường Tiền, cầu Phú Xuân, chùa Thiên Mụ,..

cầu trường tiền huế
Thuyền Rồng đưa du khách đi ngắm cầu Trường Tiền về đêm.

>>> Đến Huế nhất định Bạn phải trải nghiệm 1 lần: Thuyền rồng sông Hương Huế

Ăn gì ở cầu Trường Tiền Huế - ghé thăm chợ Đông Ba

Người ta thường nói, nếu muốn tường tận hết các văn hóa, phong tục, lối sống, tích cách của một vùng đất nào đó, hãy đến với chợ. Nói điều đó quả thực không sai một chút nào, nếu ở Đà Lạt có chợ Đà Lạt, Hà Nội có chợ Đồng Xuân, Đà Nẵng có chợ Cồn, Chợ Hàn thì ở nhắc đến Huế, người ta lại gợi nhớ đến cái tên Đông Ba.

cầu trường tiền huế
Cổng chợ Đông Ba, Huế. Ảnh: Zing

Có thể nói rằng, chợ Đông Ba chính là đặc sản ủa Huế, bởi nó hòa trộn bởi mùi vị, âm thanh và màu sắc. Là màu của các loại bánh, quần áo, là mùi của mắm ruốc, của bún bò, là bánh lọc, nậm, bèo.

Cầu Trường Tiền đẹp nhất là vào mùa nào?

Nói đến Huế là nói đến hình ảnh của những cô gái Huế, của chiếc áo dài, của nón lá và hoa phượng. Sắc đỏ của loài cây đai diện cho mùa hè này cứ mỗi mùa đến, lại khỏe sắc rực rỡ bên dòng Hương Giang, tô màu thêm cho cây cầu Trường Tiền trở nên rực rỡ, nổi bật hơn bao giờ hết. Giữa không gian trầm buồn của xứ Huế, những cánh hoa phượng đỏ như một nốt nhạc bỗng, phá tan đi những nét trầm buồn vốn có, mang đến cho du khách những chiếc view lộng lẫy.

cầu trường tiền huế
Mùa đẹp nhất ở Huế phải chăng là mùa hoa phượng nở.

Và để có những những bức ảnh xuất sắc, nhiều bạn trẻ vẫn đợi đến thăm Huế vào mùa hoa phượng nở. Mà hoa phượng lại nở đúng vào dịp học sinh nghỉ, là từ tháng 5 cho đến tháng 7. Vì vậy mà mặc cho thời tiết khá là nóng bức, nhiều du khách vẫn chọn đi vào mùa này để được ngắm hoa nở. Đây cũng được xem là mùa cao điểm của du lịch Huế, khi đó khách đến các di tích, đi thuyền rồng hay các khu du lịch cũng trở nên nhộn nhịp và đông đúc hơn.

Ngoài ra, nếu bạn yêu thích sự yên tĩnh vốn có của Huế, hãy chọn đi vào tháng 1—3 hoặc là tháng 9-11. Từ sau tháng 1-3 là mùa xuân ở Huế, nên thời tiết cũng có phần dịu nhẹ, mát mẻ hơn. Thời điểm này cũng vì thế mà thích hợp để đi du ngoạn, ngắm cảnh hơn là đi biển hoặc là đến vui chơi ở các khu du lịch.

cầu trường tiền huế
Huế dù mùa hè hay mùa đông đều rất đáng đến.

Còn nếu muốn cảm nhận vẻ đẹp của Huế trong mưa, hãy đến đây vào tháng 9 cho đến tháng 11. Thời điểm này, Huế sẽ có mưa khá nhiều, song đó cũng là một nét độc đáo mà bạn nên thử một lần cho biết. Thời điểm lúc này tuyệt nhất là thưởng thức các món ngon ở chợ Đông Ba, thong dong dạo bước trên cầu Trường Tiên.

Một số lưu ý khi check in cầu Trường Tiền Huế

  • Bạn nên đến cầu Trường Tiền vào lúc hoàng hôn, vì khi đó có thể bắt trọn được những khoảnh khắc mơ hồ, yêu kiều nhất của dòng sông Hương.
  • Bạn chỉ được phép đi trên làn đường dành cho người đi bộ ở hai bên cầu, chỉ có xe đạp, xích lô, xe máy, taxi mới có thể đi vào làn giữa.

Với người dân cố đô, cầu Trường Tiền Huế dường như đã trở thành một niềm tự hào không thể chối bỏ, là nơi chứa đựng biết bao nhiêu tâm tư, tình cảm sâu lắng của con người Huế. Dù cho ngày nay, có rất nhiều cây cầu khác bắt ngang sông Hương, nhưng cầu Trường Tiền vẫn là biểu tượng của một xứ Huế mộng mơ. Và đã từng là du khách, bạn cũng đừng bao giờ bỏ lỡ khoảnh khắc được ngắm trọn vẻ đẹp của cây cầu này, dù chỉ là một lần, nhớ nhé.

See more articles in the category: KHÁM PHÁ

Leave a Reply