Hiệp ước Quý Mùi – Bản Hiệp ước chính thức dâng nước ta cho Pháp!

Or you want a quick look: Hoàn cảnh triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước Quý Mùi

Hiệp ước Quý Mùi (Hòa ước Harmand – 1883) với nội dung nhằm xác lập quyền bảo hộ của Pháp trên đất nước ta. Đây cũng là hiệp ước đánh dấu giai đoạn Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp (1883-1945). Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu về hoàn cảnh kí kết, nội dung cũng như ý nghĩa của bản hiệp ước này qua bài viết dưới đây nhé!. 

Hoàn cảnh triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước Quý Mùi

  • Hiệp ước Quý Mùi hay còn được gọi là Hòa ước Hác măng. Đây là tên gọi dựa theo năm ký kết đó là năm Quý Mùi 1883 và dựa theo danh tính người Pháp soạn bản dự thảo này.
  • Hiệp ước Quý Mùi được ký kết vào ngày 25/8/1883 giữa đại diện của Pháp và đại diện cho triều Nguyễn tại triều đình Huế. Thực dân Pháp đã lợi dụng vào sự rối ren của triều đình nhà Huế đế ép chúng ta ký bản hiệp ước này.
  • Hiệp ước Hác măng được ký kết trong bối cảnh triều đình nhà Nguyễn vô cùng rối ren. Từ đầu thập niên 1880 tình hình ở Bắc Kỳ vô cùng rắc rối khi Pháp liên tiếp gây hấn. Đến năm 1882 thủ phủ Hà Nội thất thủ Pháp chiếm đóng toàn miền Trung châu Bắc Kỳ. Một số tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc cũng bị đặt vào tình thế báo động. Lúc này, triều đình Huế đã gửi thư viện cầu đến nhà Thanh và nhà Thanh dưới danh nghĩa giúp nhà Nguyễn để mở cuộc chiến tranh Pháp – Thanh. Quân Việt tại các tỉnh Bắc Kỳ cũng phối hợp với quân Thanh đánh Pháp.
  • Trong khi đó, vua Tự Đức băng hà vào ngày 19/7/1883. Không có con nối ngôi nên các quan phụ chính tranh giành quyền lợi. Vua Dục Đức trị vì được 3 ngày từ 20 đến 23/7. Tiếp đó vua Hiệp Hòa ở ngôi được 4 tháng sau cũng bị phế truất. Lợi dụng tình thế rối ren đó của triều Nguyễn, ngày 20/8/1883 quân Pháp đã tấn công chiếm lấy cửa biển Thuận An.
  •  Sự kiện Pháp chiếm cửa biển Thuận An đã chặt đứt con đường giao thông bằng thủy lộ chính lên kinh đô Huế. 
  • Trước tình hình đó, Thượng thư bộ lại Nguyễn Trọng Hợp được triều đình Huế cử ra Thuận An điều đình với Pháp. Đôi bên tạm đình chiến trong 48 giờ. Tổng ủy Jules Hác Măng của Pháp lập tức đi Huế và gửi tối hậu thư buộc triều đình Huế phải: rút hết quân ở 12 pháo đài, dỡ bỏ toàn bộ chướng ngại vật trên sông Huế, phá hủy vũ khí, giao nộp lại 2 tàu chiến Pháp đã tặng trước đây. Quân Pháp do Hác Măng đưa ra cho Nguyễn Trọng Hợp một văn bản được dự thảo sẵn và tuyên bố nếu không đồng ý thì sau 24 giờ sẽ  khai hỏa đánh lên kinh thành.
  • Trong thư Hác Măng đề rất rõ  “Đế quốc An Nam, hoàng triều, cùng các vương công, đại thần sẽ tự tuyên án tử hình cho chính mình. Cái tên Việt Nam sẽ bị xóa khỏi lịch sử…” . Trước tình hình đó, Nguyễn Trọng Hợp buộc phải đại diện cho triều đình Huế ký hiệp ước gọi là Hiệp ước Hác Măng, hay còn gọi là hiệp ước Quý Mùi.
READ  Hương Baby Sinh Năm Bao Nhiêu, Hương Baby Bất Chấp Nguy Hiểm Để Sinh Con Thứ Ba

Nội dung cơ bản của Hiệp ước Quý Mùi là gì?

Nội dung của Hiệp ước Quý Mùi bao gồm 27 điều hết sức vô lý có lợi cho Pháp. Thực chất đây chính là một minh chứng nước ta hoàn toàn bị bán cho nước Pháp. Với những nội dung chính như sau:

  • Triều đình Huế công nhận sự bảo hộ của Pháp. Mặt ngoại giao kể cả việc giao thiệp với nước Tàu cũng phải có sự ưng thuận của Pháp.
  • Nam Kỳ là xứ thuộc địa từ năm 1874 nay được mở rộng gồm cả tỉnh Bình Thuận thay vì Bình Thuận thuộc Trung Kỳ.
  • Pháp có quyền đóng quân ở Đèo Ngang và cửa Thuận An.
  • Trung Kỳ, tức các tỉnh từ Khánh Hòa ra đến Đèo Ngang thuộc triều đình Huế. Cắt ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, và Hà Tĩnh nhập vào Bắc Kỳ.
  • Khâm sứ Pháp ở Huế có quyền ra vào tự do yết kiến vua
  • Ở Bắc Kỳ (gồm cả ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh) Pháp có quyền đặt công sứ ở các tỉnh để kiểm soát quan Việt nhưng để việc nội trị không bị ảnh hưởng.
Bức ảnh mô phỏng buổi kí kết hòa ước Quý Mùi

Ý nghĩa của bản hiệp ước Quý Mùi với quân Pháp

Qua thực tiễn lịch sử thì có thể khẳng định, hiệp ước Quý Mùi chính là một bản cam kết bán nước. Nó đánh dấu quá trình xâm lược đặt ách đô hộ của nước Pháp trên đất nước Đại Nam chúng ta.

  • Về phía triều đình nhà Nguyễn thì cho rằng, đây chỉ là kế “hoãn binh” vì ngoài Bắc lúc bấy giờ hai bên còn giao tranh ác liệt trong khi quân Thanh viện trợ chúng ta rất đông. Vì thời điểm ký hiệp ước triều đình Huế đang ở thế yếu nên không thể làm gì hơn ngoài việc đồng ý chấp nhận những điều khoản vô lý và có lợi cho Pháp đó. Với mong muốn kéo dài thời gian để tìm cách phản công lại.
  • Nhưng trên thực tế, triều đình nhà Nguyễn đã quá mục rũa và thối nát. Với tư tưởng cá nhân, bảo vệ quyền lợi triều đình, quyền lợi dòng họ, không đặt lợi ích nhân dân lên hàng đầu. Nên triều Nguyễn sớm bị thôn tính. Trở thành triều đình bù nhìn, chấp nhận sự bảo hộ của Pháp trên đất An Nam. Đất nước ta chính thức trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến từ sau hiệp ước Hác Măng.
  • Đối với phong trào đấu tranh chống Pháp, sau khi có sự kiện hiệp ước Quý Mùi thì phong trào đấu tranh ngày càng lên cao. Nhân dân sôi sục ý chí căm hờn Pháp cũng như sự nhu nhược của triều đình bù nhìn Huế. Vì thế nhiều cuộc đấu tranh khởi nghĩa đã nổ ra. Nhưng do chưa có con đường đúng đắn nên các phong trào đều lần lượt thất bại.
READ  Định Nghĩa, Ví Dụ trong Tiếng Anh vuidulich.vn

Nhận xét: 

  • Có thể nói rằng, hiệp ước Quý Mùi là một điều tất yếu phải xảy ra đối với một triều đình đớn hèn, nhu nhược và không đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. Nó đánh dấu sự xâm chiếm toàn diện của Pháp trên đất nước ta. Nó xóa bỏ trọng trách của triều Nguyễn đối với nhân dân, đẩy nhân dân vào cảnh lầm than một cổ hai tròng. 
  • Tuy nhiên, chính từ bản hiệp ước này, lòng yêu nước của nhân dân ngày càng sôi sục, trở thành những làn sóng đấu tranh mạnh mẽ tuy không giành thắng lợi nhưng cũng uy hiếp và làm lung lay tinh thần của quân Pháp và triều đình nhà Nguyễn.

Như vậy DINHNGHIA.COM.VN đã cùng bạn tìm hiểu những nội dung chính cùng ý nghĩa của hòa ước Quý Mùi (1883). Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về chủ đề hiệp ước Quý Mùi. Chúc bạn luôn học tập tốt!. 

Xem thêm:

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply