“Tác phẩm “Tự tử” của Durkheim là một ví dụ về việc áp dụng các quy tắc phương pháp Xã hội học (XHH) trong nghiên cứu khoa học (NCKH). Tác phẩm này có giá trị nền tảng đối với ngành nghiên cứu xã hội học hiện nay. Đây là một công trình “sống”, được nhiều nhà nghiên cứu vận dụng.”- đó là nhấn mạnh của Th.S Lê Minh Tiến tại Cà phê học thuật nhân văn về chuyên đề “Các quy tắc của phương pháp XHH qua tác phẩm “Tự tử” của Durkheim” diễn ra tại trường ĐH KHXH & NV TP HCM, ngày 25-10. Bạn đang xem: Hiện tượng xã hội là gì
Th.S Lê Minh Tiến cho biết, Durkheim đưa ra 5 quy tắc quan trọng trong nghiên cứu XHH. Theo đó, quy tắc hàng đầu trong nghiên cứu XHH là phải đi sâu vào các sự kiện xã hội có tính chất tập thể, phổ biến, cưỡng chế lên cá nhân. Các hiện tượng xã hội là sự kiện có thể nhìn thấy (được gọi là mang tính khả giác). Tự tử là một sự kiện XHH, mang tính xã hội chứ không chỉ đơn thuần là một hiện tượng tâm lý. Thứ hai, cần phải xét các sự kiện xã hội như các dữ kiện có tính tập hợp. Trong tác phẩm “Tự tử”, Durkheim không nghiên cứu từng trường hợp tự tử cụ thể mà nghiên cứu tỉ lệ tự tử . Thứ ba, cần phải khảo sát sự kiện xã hội từ khía cạnh mà nó thể hiện độc lập với những biểu hiện cá thể. Thứ tư, XHH cũng cần nghiên cứu nguyên nhân gây ra hiện tượng trên. Nhà XHH quan tâm đến những nguyên nhân tác động lên “nhóm” chứ không phải lên cá nhân đơn lẻ. Sự kiện xã hội này thường được giải thích theo hiện tượng xã hội khác. Và cuối cùng, mỗi một kết quả nghiên cứu đều có một nguyên nhân tương ứng.
Theo quy tắc của phương pháp XHH, cần phải có lý thuyết cụ thể áp dụng cho đề tài NCKH. Durkheim đã sử dụng lý thuyết hội nhập để giải thích cho quan điểm của ông trong tác phẩm “Tự tử”. Hội nhập quá yếu hoặc quá mạnh đều dễ gây nên tình trạng tự tử. Hội nhập yếu gây nên tự tử vị kỷ ( Tự tử vì thấy cuộc sống chẳng còn ý nghĩa gì nữa). Hội nhập quá mạnh gây nên tự tử vị tha (Tự tử vì thấy rằng sẽ gặp nhiều ý nghĩa khi chết đi). Ngoài ra còn nhiều loại tự tử được Durkheim phân loại cụ thể trong quyển 3 của tác phẩm “Tự tử”.
“Nhiều sinh viên hiện nay đưa ra rất nhiều lý thuyết áp dụng nhưng trên thực tế trong công trình thì không áp lực lý thuyết đã nêu.”- Th.S Tiến chia sẻ. Theo Th.S Tiến, nhà nghiên cứu, nhất là học sinh – sinh viên, cần phải chú trọng đến lý thuyết áp dụng cho đề tài nghiên cứu. Khi đã đưa ra một lý thuyết lựa chọn, tất cả các dự kiện, tư liệu phải bám theo lý thuyết đó. Như vậy, công trình nghiên cứu khoa học mới có cơ sở.
Xem thêm: Gạch Lát Nền Tiếng Anh Là Gì Lịch Sử Của Loại Gạch Này Ra Sao
Phương pháp của Durkheim trong tác phẩm “Tự tử” dựa vào thống kê thứ cấp. Nghĩa là tất cả các dữ liệu Durkheim sử dụng đều do người khác cung cấp.
Th.S Tiến nhận định: “Ngày nay, phương pháp nghiên cứu XHH và Nhân học có nét tương đồng nhau. Các nhà nghiên cứu chú trọng đến nghiên cứu định lượng, sử dụng bảng hỏi, phỏng vấn sâu do hình thức này có thể sử dụng các phần mềm, các thuật toán kiểm định một cách dễ dàng. Các nghiên cứu này dễ thực hiện nhưng độ chính xác của công trình khó kiểm tra”.
Nỗ lực to lớn của Durkheim là đã tách ngành XHH ra khỏi ngành Triết học, và đưa nó trở thành một ngành độc lập với nhiều ngành khác như Tâm lý học, Giáo dục học…
Gia Ân
Các tin khác
Góp ý
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.RadEditor"s components - toolbar, content area, modes and modules
RadEditor - please enable JavaScript to use the rich text editor.
Trung tâm Tư vấn Hướng nghiệp và Phát triển nguồn nhân lực được hỗ trợ phát triển bởi dự án V2WORK - đồng tài trợ bởi Ủy ban Châu Âu,thông qua chương trình Erasmus+,theo hợp đồng số 586252-EPP-1-2017-1-ES-EPPKA2-CBHE-SP