Or you want a quick look: 1. Tải trọng là gì? Trọng tải là gì? Phân biệt tải trọng và trọng tải
→ Tải trọng là gì và các quy định về tải trọng xe cần biết
“Tải trọng xe” và “trọng tải xe” là 2 cụm từ thường được sử dụng cho xe tải hay các phương tiện chuyên chở hàng hóa. Hai từ gần như giống nhau, chỉ khác bởi sự đảo chữ. Chính vì vậy mà nhiều người lại hiểu nhầm và đánh đồng hai khái niệm này, sử dụng lẫn lộn không chính xác.
Đang xem: Hệ số sử dụng trọng tải bao nhiêu là tốt nhất
Vậy Tải trọng xe là gì? Trọng tải xe là gì? Cách phân biệt Tải trọng và trọng tải cũng như các quy định về tải trọng ra sao? Dưới đây là giải đáp chi tiết của Saigon Express giúp bạn có thể tự tin sử dụng 2 cụm từ này một cách chính xác nhất!
1. Tải trọng là gì? Trọng tải là gì? Phân biệt tải trọng và trọng tải
TRỌNG TẢI là chỉ số do nhà sản xuất công bố trong các thông số kỹ thuật của xe, dùng để chỉ sức chịu nặng tối đa của phương tiện. Tức là tổng khối lượng tối đa cho phép mà phương tiện có thể chở đúng theo quy định. Khi hàng hóa vượt ngưỡng này, có nghĩa xe sẽ bị quá tải và có khả năng bị phạt. Ví dụ, xe có trọng tải 5 tấn, tức là khối lượng hàng tối đa mà xe có thể chở là 5 tấn. Nếu bạn cần chở nhiều hơn 5 tấn hàng, thì tốt nhất nên chọn xe có trọng tải lớn hơn để tránh vi phạm luật giao thông.
TẢI TRỌNG cũng dùng để chỉ sức nặng của hàng hóa, nhưng đây là hàng hóa mà phương tiện ĐANG CHỞ. Ví dụ, xe tải nhận chở 5 tấn nông sản từ điểm A đến điểm B, thì 5 tấn hàng này gọi là tải trọng của xe.
Để dễ nhớ và giảm lẫn lộn, bạn có thể tóm tắt lại như sau: TRỌNG TẢI là trọng lượng có thể tải. Còn TẢI TRỌNG là tải hàng hóa ĐANG chở.
Trọng tải = tải trọng cho phép/tải trọng tối đa!
2. Các khái niệm khác liên quan tải trọng
Ngoài tải trọng và trọng tải là hai khái niệm thông dụng, thì có một số khái niệm khác liên quan giúp bạn hiểu rõ hơn về phương tiện của mình.
Hệ số tải trọng là gì?
Hệ số tải trọng là một hệ số chuyên dùng để tính toán trong các hoạt động thi công công trình, thiết kế xây dựng. Trong quá trình tính toán cũng như đi vào thi công thực tế, các số liệu sẽ không bất biến mà sẽ có sự biến thiên nhất định. Hệ số tải trọng dùng để ước tính sự biến thiên của tải trọng.
Hệ số tải trọng thông dụng thường khoảng 1.3, 1.5,… tùy vào lĩnh vực ( con số này luôn dao động từ 1 đến 2)
Trọng lượng CP là gì?
Trong các thông số kỹ thuật của xe bạn sẽ thường thấy cụm từ được viết tắt Trọng lượng toàn bộ TK/CP TGGT. Có nghĩa là Trọng lượng toàn bộ Thiết Kế/Cho Phép Tham gia giao thông.
Như vậy có thể hiểu đơn giản, Trọng lượng CP là trọng lượng được cho phép tham gia giao thông.
Tải trọng trục thiết kế là gì?
Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 18:2011/BGTVT, Mục 1.3 thì: Tải trọng trục thiết kế là trọng lượng tối đa cho phép chịu đựng của trục xe. Thuật ngữ này do Bộ giao thông vận tải bạn hành, thường dùng trong hoạt động kiểm tra, nghiệm thu toa xe khi lắp ráp, sản xuất, nhập khẩu.
Tải trọng xe container
Tải trọng xe container phụ thuộc vào kích thước thùng container. Container chuyên chở hàng số lượng nhiều nên tải trọng thường rất lớn, hàng chục tấn.
Có thể bạn quan tâm: Chi tiết kích thước thùng và tải trọng container 10, 20, 40, 45,50 feet.
Chi tiết kích thước thùng xe 500kg, 750kg, 1 tấn, 1.4 tấn, 2 tấn… cho đến 30 tấn
3. Cách tính tải trọng xe
Công thức tính tải trọng xe đang chở
Hiện nay việc tính tổng tải trọng xe trở nên đơn giản hơn rất nhiều nhờ hệ thống cân công nghiệp cảm biến tải trọng. Theo đó, tài xế chỉ cần lái xe chạy qua hệ thống cân là đã có thể nhận được kết quả chính xác. Như vậy, tải trọng xe sẽ được tính như sau:
Tải trọng xe (lượng hàng đang chở trên xe) = Tổng trọng tải (dùng hệ thống cân chuyên dụng) - Cân nặng của xe - Cân nặng của tài xế đang ngồi trên xe.
Công thức này dùng để tính tải trọng xe đang chở chính xác nhất.
Xem thêm: smart tv tốt nhất
Ngoài ra, người ta cũng sẽ có cách ước tính tải trọng xe tối đa dựa vào số lượng trục của xe (trọng lượng xe sẽ phân bố đều trên các trục xe như trục ba, trục kép, trục đơn). Thường sẽ áp dụng với các xe lớn. Mỗi dòng xe khác nhau thì các con số này cũng sẽ có sự chênh lệch nhất định.
Cách tính tổng tải trọng xe thân liền
Xe 2 trục: Tổng tải trọng phải dưới 16 tấn
Xe 3 trục: Tổng tải trọng phải dưới 24 tấn
Xe 4 trục: Tổng tải trọng phải dưới 30 tấn
Cách tính tải trọng xe container, xe đầu kéo, rơ moóc:
Loại 3 trục: Tổng tải trọng phải dưới 26 tấn
Loại 4 trục: Tổng tải trọng phải dưới 34 tấn
Loại 5 trục trở lên: Tổng tải trọng phải dưới 40 tấn
4. Xe quá tải trọng là gì?
Chương III, điều 9, khoản 1 của Thông tư 46/2015/TT-BGTVT định nghĩa xe quá tải trọng như sau:
“Xe quá tải trọng là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ”.
Như vậy có thể hiểu đơn giản, xe quá tải trọng là xe có tổng trọng lượng lớn hơn “sức chịu đựng” cho phép của tuyến đường. Ví dụ, xe tổng tải trọng 5 tấn chạy trên tuyến đường nhỏ chỉ chịu được tải trọng 4 tấn thì bị xem là xe quá tải trọng. Khái niệm này chủ yếu phụ thuộc vào “tải trọng khai thác của đường bộ”.
Xe quá tải trọng sẽ không giống với xe chở quá tải nên bạn cần phân biệt. Theo đó xe chở quá tải là việc xe chở hàng có khối lượng vượt qua khỏi tải trọng cho phép của xe. Khái niệm này thì lại chủ yếu phụ thuộc vào “tải trọng cho phép của xe”.
5. Cách nâng tải trọng xe
Hiện nay để đáp ứng nhu cầu chở hàng của mình, nhiều chủ hàng tìm cách nâng tải trọng xe để chở được nhiều hàng hóa hơn. Việc này buộc chủ hàng phải thực hiện “cải tạo xe cơ giới”. Tức là thay đổi kết câu, hình dáng, thông số, đặc tính kỹ thuật, nguyên lý làm việc của một phần hoặc toàn bộ hệ thống xe. Tuy nhiên quá trình này không thể thực hiện tùy tiện mà phải tuân theo các quy định của pháp luật, cụ thể tại các điều khoản của Thông tư 85/2014/TT-BGTVT.
6. Quy định về tải trọng xe cần biết
6.1. Phạt quá tải trọng cho phép
Để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, hiện nay việc xử phạt vi phạm xe quá tải được giám sát khá chặt chẽ. Mức xử phạt cũng rất nặng. Ngoài phạt người điều khiển xe thì bản thân chủ xe cũng sẽ bị phạt nặng. Quy định xử phạt tại điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Đối với người điều khiển xe
Phạt 800.000đ - 1.000.000đ nếu tỷ lệ quá tải trên 10% - 30%.
Phạt 3.000.000đ - 5.000.000đ nếu tỷ lệ quá tải trên 30% - 50%.
Phạt 5.000.000đ - 7.000.000đ nếu tỷ lệ quá tải trên 50% - 100%.
Phạt 7.000.000đ - 8.000.000đ nếu tỷ lệ quá tải trên 100% - 150%.
Phạt 8.000.000đ - 12.000.000đ nếu tỷ lệ quá tải trên 150%
Đối với chủ xe (cá nhân hoặc doanh nghiệp) sẽ bị phạt bổ sung
Cụ thể:
Phạt 2.000.000đ - 4.000.000đ đối với cá nhân, 4.000.000đ - 8.000.000đ đối với tổ chức nếu tỷ lệ quá tải trên 10% - 30%
Phạt 6.000.000đ - 8.000.000đ đối với cá nhân, 12.000.000đ - 16.000.000đ đối với tổ chức nếu tỷ lệ quá tải trên 30% - 50%
Phạt 14.000.000đ - 16.000.000đ đối với cá nhân, 28.000.000đ - 32.000.000đ đối với tổ chức nếu tỷ lệ quá tải trên 50% - 100%
Phạt 16.000.000đ - 18.000.000đ đối với cá nhân, 32.000.000đ - 36.000.000đ đối với tổ chức nếu tỷ lệ quá tải trên 100% - 150%
Phạt 18.000.000đ - 20.000.000đ đối với cá nhân, 36.000.000đ - 40.000.000đ đối với tổ chức nếu tỷ lệ quá tải trên 150%
6.2. Một số quy định xử phạt khác liên quan tới tải trọng
Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người điều khiển xe chở quá tải trọng sẽ bị phạt nếu vi phạm các lỗi sau:
Phạt 2.000.000đ đến 3.000.000đ: Nếu tổng trọng lượng xe vượt trên 10-20% tải trọng cho phép của cầu, đường (trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng)
Phạt 3.000.000đ đến 5.000.000đ: Nếu tổng trọng lượng xe vượt trên 20-50% tải trọng cho phép của cầu, đường (trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng)
Phạt 5.000.000đ đến 7.000.000đ và tước giấy phép lái xe 1 tháng đến 3 tháng: Nếu tổng trọng lượng xe vượt trên 50-100% tải trọng cho phép của cầu, đường (trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng)
Phạt 7.000.000đ đến 8.000.000đ và tước giấy phép lái xe 2 tháng đến 4 tháng: Nếu tổng trọng lượng xe vượt trên 100-150% tải trọng cho phép của cầu, đường (trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng)
Phạt 14.000.000đ đến 16.000.000đ và tước giấy phép lái xe 3 tháng đến 5 tháng
Nếu tổng trọng lượng xe vượt trên 150% tải trọng cho phép của cầu, đường (trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng)
Không chấp hành việc kiểm tra tải trọng khi có yêu cầu hoặc dùng các thủ đoạn khác để trốn tránh việc phát hiện xe chở quá tải, quá khổ.
Ngoài ra người điều khiển phương tiện còn phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả trong trường hợp gây hư hại cầu đường vì hành vi vi phạm của mình gây ra.
Xem thêm: Top Các Trang Web Tuyển Dụng Tốt Nhất Hiện Nay, Top 30 Website Đăng Tin Tuyển Dụng Uy Tín
Các hình thức xử phạt liên quan tới tải trọng ngày càng chặt chẽ, chế tài ngày càng cao. Do đó người tham gia giao thông, đặc biệt là người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện cần nắm chắc các quy định về tải trọng xe để điều chỉnh lượng hàng hóa chuyên chở cho phù hợp.