Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng? – Ngữ Văn Lớp 6

Or you want a quick look:

Những tác phẩm văn chương của dân tộc trong bốn nghìn năm dựng xây đất nước đã khai thác trên nhiều chủ đề. Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng trong tác phẩm cùng tên sẽ thể hiện được chủ đề về hình tượng người anh hùng trong mơ ước của nhân dân ta trong thời kì các vua Hùng dựng nước. Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu nội dung, tóm tắt, soạn bài và phân tích, đồng thời hãy nên ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng qua bài viết dưới đây!

Nội dung chính bài viết

Tóm tắt tác phẩm Thánh Gióng

Từ thủa xa xưa ở làng Gióng, lúc ấy vào thời Hùng Vương thứ sáu, có đôi vợ chồng nhà kia sống phúc đức hết lòng vì mọi người, vậy mà lấy nhau mãi chưa thể sinh con. Một hôm ra đồng làm việc, người vợ nhìn thấy một vệt chân to bèn thấy lạ mà ướm thử chân mình vào. Kì lạ thay, hôm đó về thì chị vợ thụ thai. Thế nhưng cái thai mãi đến mười hai tháng mới chịu ra đời.

Người vợ sinh ra một đứa bé trai vô cùng tuấn tú khôi ngô và đẹp trai. Lại kì lạ hơn, đứa bé không phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Đến năm ba tuổi cũng chưa biết đi chưa biết nói cười. Thời đó giặc giã hoành hành, mãi đến khi có người sứ giả truyền tin tìm người tài đánh giặc thì vua chàng Gióng mới chịu cất tiếng nói đầu tiên.

Những lời đầu tiên biết nói là Gióng đòi xin áo giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc. Gióng ăn rất khỏe, mỗi bữa hết một thùng gạo đầy mà vẫn chưa no. Dân làng bèn cùng nhau góp gạo nuôi Gióng. Vươn vai đã lớn như một người tráng sĩ oai hùng. Gióng cưỡi ngựa sắt xông vào đánh giặc. Khi roi sắt bị gẫy, người anh hùng làng Gióng đã nhỏ tre đánh giăc. Lũ giặc bạo tàn kinh hãi chạy toán loạn. Khi giặc tan, Gióng cưỡi ngựa trở về trời.

Soạn bài Thánh Gióng và tìm hiểu một số hình ảnh Thánh Gióng

Để hiểu sâu sắc hơn nội dung của tác phẩm, cũng như nhận ra ý nghĩa và thông điệp mà tác giả đã gửi gắm, người đọc cần đào sâu và trả lời các câu hỏi liên quan đến tác phẩm đó.

Các nhân vật trong truyện Thánh Gióng

  • Trong tác phẩm thần thoại Thánh Gióng thì các nhân vật xuất hiện như là Gióng, bố mẹ của Gióng, sứ giả, nhân dân trong làng, giặc Ân.
  • Nhân vật chính của tác phẩm: Gióng

Đây là những nhân vật xuất hiện trong tác phẩm thần thoại Thánh Gióng của thời Hùng Vương, các em hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng trong mối quan hệ với các nhân vật khác nhé.

Những chi tiết hoang đường kì ảo và giàu sức tưởng tưởng về Thánh Gióng

  • Mẹ Gióng ra đồng thì bất ngờ thấy một dấu chân rất to -> ướm thử chân -> mang thai Gióng
  • Gióng lên ba tuổi vẫn chưa biết nói, chưa biết cười.
  • Khi nghe sứ giả truyền tin cần người tài đánh giặc, Gióng bỗng nhiên cất tiếng nói xin đi đánh giặc.
  • Khi Gióng nhận được vũ khí, bỗng vươn vai trở thành tráng sĩ.
  • Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre đánh giặc.
  • Sau khi giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay về trời.

Ý nghĩa của các chi tiết trong truyên Thánh Gióng

Khi soạn bài, các em hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng qua việc tìm thấy ý nghĩa của các chi tiết trong tác phẩm. Dưới đây là một số chi tiết cùng ý nghĩa.

  • Ca ngợi lòng yêu nước của nhân dân ta lúc bấy giờ, mà hình tượng thể hiện chính là thánh Gióng
  • Thể hiện sự đồng lòng quyết tâm đánh giặc của nhân dân, qua việc hỗ trợ nuôi Gióng.
  • Người anh hùng vốn được sinh ra trong nhân dân, được chính nhân dân nuôi dưỡng, lớn lên mang sức mạnh của toàn dân và sẵn sàng đấu tranh với kẻ thù vì nhân dân.
  • Khi đất nước bị lũ giặc giày xéo, người anh hùng phải có tầm vóc vĩ đại và phi thường
  • Trong khó khắn thiếu thốn phải thông minh, nhanh trí đầy kiên cường để tìm cách đánh giặc.
  • Hình ảnh Gióng là biểu tượng của nhân dân, vì thế hình tượng ấy sẽ mãi bất tử cũng non sông.

Những sự kiện lịch sử mà truyện Thánh Gióng liên quan

  • Thời kì các vua Hùng dựng nước và giữ nước, nhân dân ta luôn phải đánh giặc phương Bắc
  • Nhân dân ta thời kì đó đã rất nhanh nhạy và đã có những bước đột phá trong việc chế tạo ra các vũ khí tân tiến để đánh giặc.
  • Nhân dân ta luôn ý thức đoàn kết cộng đồng để đánh giặc.

Ý nghĩa của việc Gióng nhổ tre đánh giặc

Trong quá trình đánh giặc, roi sắt của Gióng đã bị gẫy. Không hề nao núng, không hề lo sợ, Gióng đã nhanh trí nhổ bụi tre để đánh tan giặc Ân. Chi tiết đắt giá này đã thể hiện nhiều ý nghĩa:

  • Thể hiện sự ứng phó kịp thời đầy thông minh của Gióng, của những hình tượng người anh hùng xưa mà nhân dân đã gửi gắm.
  • Mang ý nghĩa giáo dục về tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ quê hương cho thế hệ trẻ.

Ý nghĩa chi tiết thụ thai do ướm thử vết chân to của bà mẹ Gióng 

Ý nghĩa nhằm chỉ là sự thần thánh hóa để đề cao người anh hùng, làm cho người anh hùng có nguồn gốc siêu nhiên, thần thánh khác thường. Cũng bởi vậy đã làm nên một Thánh Gióng bất tử, một Thánh Gióng đã đi vào tâm thức người Việt rất tự nhiên dẫu thời gian biến đổi vạn vật. Thánh Gióng cũng chính là hào khí của dân tộc, là một bản hùng ca hoành tráng từ ngàn xưa vọng lại…

hãy nêu ý nghĩa của hình tượng thánh gióng và ý nghĩa gióng nhổ tre đánh giặc Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng? – Ngữ Văn Lớp 6

Qua tìm hiểu tác phẩm hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng

Khi tìm hiểu về nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm, các em hãy nêu ý nghĩa của hình tường Thánh Gióng, từ đó sẽ phát hiện ra những nét đặc sắc của tác phẩm.

  • Người anh hùng làng Gióng là biểu tượng của tinh thần kiên cường bất khuất, của sự đoàn kết gắn bó của nhân dân ta.
  • Thể hiện lòng căm thù và một lòng quyết tâm đánh giặc.
  • Gióng là biểu tượng về lòng yêu nước, về khả năng cũng như sức mạnh quật cường của dân tộc.
  • Gióng chính là hình ảnh đại diện cho người anh hùng đánh giặc để cứu nước.

hãy nêu ý nghĩa của hình tượng thánh gióng trong ngữ văn Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng? – Ngữ Văn Lớp 6

Phân tích hình tượng nhân vật Gióng từ đó hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng

Nhân dân ra từ xưa đã cho rằng đã là anh hùng thì phải phi thường, phải xuất thế, phải có những nét khác biệt và cần hội tụ những phẩm cách cao đẹp. Quả thật, điều này đã được minh chứng trong những tác phẩm cổ xưa, ngày trong thần thoại về hình tượng Thánh Gióng.

Gióng lớn lên như một hiện tượng kì lạ, đặc biệt ngay từ khi mẹ thụ thai cậu cho đến lúc sinh thành. Bà mang thai Gióng không phải chỉ chín tháng mười ngày mà là tròn mười hai tháng. Đây cũng là trí tưởng tượng của nhân dân ta về hình tượng xuất hiện của người anh hùng phi thường của mình.

Kì lạ hơn, Gióng lên ba mà vẫn không hề nói không biết cười như mọi đứa trẻ khác, chỉ đặt đâu thì biết nằm đó. Thế nhưng khi nghe thấy sứ giả báo tin cần người tài đánh giặc, thì kì lạ hơn, Gióng biết bật lên những câu nói đầu tiên, chính là muốn đánh giặc. Việc đầu tiên là yêu cầu nhà vua roi sắt, áo giáp sắt và ngựa sắt. Đó không phải là những tiếng nói của đứa trẻ lên ba. Thay vì bi bô ê a tập gọi cha mẹ như những đứa trẻ khác, Gióng khi biết nói thì nói hẳn cả câu mà thể hiện nhu cầu vì đánh giặc để cứu nước.

Với chi tiết này, nhân dân ta đã ca ngợi hình tượng thánh Gióng – qua đó cũng ngợi ca tình thần đấu tranh đánh giặc cứu nước. Đó cũng chính là tinh thần trách nhiệm với non sông khi lũ giặc tàn phá. Ý thức về sự bình yên của đất nước luôn cần đặt lên hàng đầu, và chính điều này đã giúp Gióng có những hành động phi thường đẹp đẽ.

Các em hãy nêu ý nghĩa của hình tượng thánh Gióng khi phân tích những chi tiết đặc sắc này. Còn nằm ngửa trên chõng mà thánh Gióng đã đòi vũ khi đi đánh giặc. Khi lên ba tuổi, đứa bé ấy còn chưa biết đi, mà đã nói được thành câu muốn đánh giặc, đã vươn vai một cái trở thành tráng sĩ anh hùng, nhảy lên ngựa và phi thẳng ra chiến trường.

Khi cần có sức mạnh, cần có sức lực để đánh giặc Ân thì Giống bỗng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không lo. Chàng Gióng một bữa bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hợp nước cạn cả khúc sống… Thật là một sự tưởng tượng phong phú quá đỗi của dân gian xưa. Đây là một biện pháp nghệ thuật cường điệu mà văn học xưa thường sử dụng.

Với sức ăn mạnh mẽ như thế, mẹ Gióng không nuôi nổi, bà con trong làng đoàn kết hiệp sức cùng nuôi Gióng. Ai ai cũng muốn cậu bé Gióng nhanh lớn để đánh giặc. Gióng đâu chỉ là con của một người mẹ, Gióng là con của cả dân làng, là người anh hùng của một đất nước. Gióng lớn lên bằng tình yêu thương đùm bọc, sự san sẻ giúp đỡ của người dân làng Gióng. Nhân vật Gióng sinh ra từ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng và chính Gióng cũng mang sức mạnh quật cường của nhân dân để đánh tân quân thù.

Chi tiết Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ như một tượng đài bất hủ về sự trưởng thành nói riêng hay hùng khí của dân tộc nói chung. Cuộc chiến này đòi hỏi cần có sự phi thường, đòi hỏi sự đoàn kết hiệp lực của toàn bộ nhân dân ta. Nếu Gióng không lớn nhanh như vậy thì làm sao có thể đập tan kẻ thù? Việc cứu nước vô cùng cấp bách, nếu Gióng không ăn phi thường như thế thì sao đủ sức diệt giặc Ân?

Việc hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng các em cần phân tích chi tiết Gióng khi còn ẵm ngửa không biết nói cười, vậy mà khi đất nước cần Gióng thì cậu bé ấy sẵn sàng chiến đấu. Gióng chính là tượng đài của nhân dân, bình thường thì lặng lẽ âm thầm như Gióng ba năm không nói cười. Ấy vậy mà khi quê hương bị giặc dày xéo thì lại tự nguyện đứng ra cứu nước đánh giặc.

Giặc đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy, Gióng yêu cầu vũ khí rồi cưỡi ngựa xông pha vào lũ giặc. Ngịn roi sắt quật đến đâu thì giặc chết như ngả rạ. Trong tình thế khi roi sắt gẫy, Gióng bình tĩnh tìm cách đách giặc, chàng nhổ tre đánh tiếp khiến lũ giặc càng thêm hoảng loạn. Đánh giặc đâu chỉ bằng vũ khí có sẵn, mà còn bằng cả cây cối nơi quê nhà.

Giậc Ân bị đánh cho tan tác, khi lũ giặc đã tơi tả, Gióng một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi bỏ áo giáp rồi cưỡi ngựa bay về trời. Hình tượng Gióng ra đời khác thường và ra đi cũng khác thường, Các em khi phân tích chi tiết này cần lồng ghép vào việc hãy nêu ý nghĩa của hình tượng thánh Gióng.

Có thể nói, việc hãy nêu ý nghĩa của hình tượng thánh Gióng sẽ giúp người đọc phân tích sâu sắc hơn nội dung của tác phẩm, đồng thời cũng giúp nhận ra giá trị nghệ thuật của những tác phẩm dân gian. Ý nghĩa của Gióng còn thể hiện ở chi tiết sau khi Gióng về trời, để ghi nhớ và trân trọng về con người của làng Gióng, nhân dân ta đã lập đền thờ Gióng.

Dù người anh hùng phi thường ấy đã đi vào cõi bất tử, sinh ra trong im lặng và ra đi cũng im lặng như thế mà không cần hưởng vinh hoa phú quý. Chàng Gióng tuy đã về trời, nhưng vẻ đẹp hình tượng Gióng vẫn còn mãi với đất nước, cây cỏ, với dân tộc. Nhà vua phong cho chàng Gióng là Phù Đổng Thiên Vương, được nhân dân suy tôn là thánh và lập đền thờ tại quê nhà.

Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng thánh Gióng vốn là câu hỏi được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các em học sinh lớp 6. Qua hình tượng phi thường này, chúng ta nhận thấy Gióng chính là sự tiêu biểu rực rõ về người anh hùng xưa. Gióng sinh ra nhân dân và chiến đấu cũng vì nhân dân. Gióng mang sức mạnh của cả cộng đồng, sức mạnh lớn lao của tinh thần đoàn kết chiến đấu. Hi vọng qua bài viết hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng, đã giúp bạn có được nhiều thông tin bổ ích cho mình!

Xem thêm >>> Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: Soạn bài và Phân tích

See more articles in the category: wiki
READ  Cao Tắc Là Ai Đứng Đầu Ngũ Hổ Tướng Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa?

Leave a Reply