Or you want a quick look: Thực tiễn là gì?
Thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản của triết học Mác – Lênin nói chung và của lý luận nhận thức Mácxít nói riêng, đây là một phạm trù đã được nghiên cứu từ rất lâu với nhiều quan điểm khác nhau:
Thực tiễn là gì? Thực tiễn có phải là những hoạt động, những việc, những diễn biến mà chúng ta tác động đến, diễn ra xoay quanh cuộc sống chúng ta và hiện hữu để chúng ta nhìn thấy, nắm được và biết đến chúng hay không?
Để hiểu rõ hơn về thực tiễn là gì? bài viết dưới xin trình bày cụ thể một số nội dung xoay quanh vấn đề giúp quý vị có thể hình dung rõ hơn về nội dung này.
Bạn đang xem: Cơ sở thực tiễn là gì
Thực tiễn là gì?
Thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản của triết học Mác – Lênin nói chung và của lý luận nhận thức Mácxít nói riêng, đây là một phạm trù đã được nghiên cứu từ rất lâu với nhiều quan điểm khác nhau:
+ Chủ nghĩa duy tâm chỉ hiểu thực tiễn như là hoạt động tinh thần sáng tạo ra thế giới của con người, chứ không xem nó là hoạt động vật chất, là hoạt động lịch sử xã hội.
+ Chủ nghĩa duy vật trước Mác, mặc dù đã hiểu thực tiễn là một hành động vật chất của con người nhưng lại xem đó là hoạt động con buôn, đê tiện, bẩn thỉu.
Khắc phục sai lầm, kế thừa và phát triển sáng tạo những quan niệm về thực tiễn của các nhà triết học trước đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra một quan niệm đúng đắn về thực tiễn như sau: “Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội”.
Đặc điểm thực tiễn
Sau khi đã tìm hiểu về thực tiễn là gì chúng tôi xin phân tích một số đặc điểm của thực tiễn:
– Trước hết, hoạt động thực tiễn là hoạt động mà con người sử dụng những công cụ vật chất tác động vào những đối tượng vật chất làm biến đổi chúng theo những mục đích của mình.
+ Ví dụ như hoạt động gặt lúa của nông dân sử dụng liềm, máy gặt tác động vào cây lúa để thu hoạch thóc lấy gạo để ăn; hay hoạt động lao động của các công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp tác động vào máy móc trên các loại vải, da,.. để tạo ra sản phẩm tiêu dùng như quần áo, giày dép phục vụ đời sống con người…
-Thực tiễn là hoạt động vật chất có mục đích.
+ Tuy nhiên, không phải mọi hoạt động có mục đích của con người đều là thực tiễn.
+ Hoạt động tư duy, hoạt động nhận thức hay hoạt động nghiên cứu khoa học đều là những hoạt động có mục đích của con người. Tuy nhiên, chúng không phải là hoạt động thực tiễn.Đây là những hoạt động tinh thần, là hoạt động trong hệ thần kinh trung ương của bộ não người chứ không phải diễn ra ngoài thực tế.
– Hoạt động thực tiễn còn mang tính lịch sử – xã hội.
+ Hoạt động thực tiễn ở mỗi thời đại là khác nhau, tùy thuộc tình hình đất nước mà hoạt động thực tiễn lại biểu hiện khác nhau.
+ Do đó, thực tiễn mang tính lịch sử- xã hội cho từng thời đại.
Các hình thức của hoạt động thực tiễn
Thực tiễn biểu hiện rất đa dạng với nhiều hình thức ngày càng phong phú.
Mỗi hình thức hoạt động của thực tiễn có một chức năng khác nhau, không thể thay thế được cho nhau. Nhưng giữa các hình thức ấy lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau
Nhìn chung, hoạt động thực tiễn có ba hình thức cơ bản: Hoạt động sản xuất vật chất; Hoạt động chính trị xã hội và Hoạt động thực nghiệm khoa học.
– Hoạt động sản xuất vật chất
+ Là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn.
Xem thêm: Vì Sao Phải Thực Hiện Nguyên Tắc Tập Trung Dân Chủ, Tạp Chí Xây Dựng Đảng
+ Là hoạt động phổ biến khắp mọi nơi trong cuộc sống, rất dễ nhận diện như hoạt động trồng lúa, hoạt động trồng rau, trồng hoa màu hay các hoạt động dệt vải, sản xuất giày dép, hoạt động sản xuất ô tô, xe máy…
+ Đây cũng là hoạt động mà con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra những của cải và các điều kiện thiết yếu nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình và xã hội.
– Hoạt động chính trị xã hội
+ Là hoạt động của các tổ chức cộng đồng người khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những mối quan hệ xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển.
+ Cụ thể như những hoạt động liên quan đến chính trị xã hội như những hoạt động bỏ phiếu của nhân dân đi bầu cử đại biểu Quốc hội.; hoạt động bỏ phiếu tán thành sự ra đời, sửa đổi của các bộ Luật, Nghị định .. của các đại biểu; hoạt động tình nguyện giúp đỡ nhân dân vùng núi vùng sâu xa xây dựng đường xá, …
– Thực nghiệm khoa học
+ Là một hình thức đặc biệt của thực tiễn.
+ Đây là hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định các quy luật biến đổi và phát triển của đối tượng nghiên cứu.
+ Dạng hoạt động thực tiễn này ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Vai trò thực tiễn đối với nhận thức
Qua việc xác định làm rõ Thực tiễn là gì chúng ta có thể thấy thực tiễn có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là đối với nhận thức.
– Thực tiễn là cơ sở, mục đích, là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức.
+ Thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức, cung cấp tài liệu cho nhận thức, cho lý luận.Con người có nhu cầu tất yếu khách quan là giải thích và cải tạo thế giới, do đó buộc con người phải tác động trực tiếp vào các sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình.
+ Kết quả nhận thức phải hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn. Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn.
+ Nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan của con người ngày càng được hoàn thiện; năng lực tư duy lôgíc không ngừng được củng cố và phát triển; các phương tiện nhận thức ngày càng hiện đại.
– Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
+ Thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức.
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý. Thực tiễn ở mỗi giai đoạn lịch sử có thể xác nhận được chân lý khác nhau.
+ Thực tiễn không ngừng bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức. thực tiễn bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa và phát triển hoàn thiện hơn.