Or you want a quick look: Hàm Tử ở đâu?
Hàm Tử là địa danh được xuất hiện trong bài thơ nổi tiếng “Phò giá về kinh”. Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu Hàm Tử ở đâu nhé!
Từ lâu, cửa Hàm Tử đã là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Nguyên năm 1285. Vậy cửa Hàm Tử ở đâu? và lịch sử hào hùng của cửa Hàm Tử như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây của GiaiNgo để được biết thêm chi tiết.
Hàm Tử ở đâu?
Hàm tử ở đâu?
Hàm Tử là một xã thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam. Xã Hàm Tử có tổng diện tích khá nhỏ là 4,65 km². Dân số năm 1999 của xã là 6143 người, mật độ dân số đạt 1.321 người/km².Toàn bộ xã được chia thành 3 thôn: An Cảnh, Xuân Đình, Hàm Tử.
Tên xã đã được đặt theo địa danh lịch sử nổi tiếng là cửa Hàm Tử hay còn được biết đến với cái tên Hàm Tử quan. Nơi đây diễn ra trận Hàm Tử trong cuộc Kháng chiến chống quân Nguyên 1285 của quân dân Đại Việt.
Hàm Tử là gì?
Trong từ điển tiếng việt, Hàm Tử được hiểu là ánh xạ từ một phạm trù này vào trong một phạm trù khác, phù hợp với cấu trúc của các phạm trù. Khái niệm Hàm Tử khái quát hoá các khái niệm: ánh xạ tuyến tính giữa các không gian vectơ, ánh xạ liên tục giữa các không gian tôpô, đồng cấu giữa các nhóm, vành,…
Trận Hàm Tử ở đâu? Là gì?
Trận Hàm Tử diễn ra trên đoạn sông Hồng, đoạn từ ngã ba sông Luộc đến Thăng Long.
Trận Hàm Tử là tên gọi một số trận đánh trong lịch sử giữ nước của người Việt chống phương Bắc như:
- Trận Hàm Tử thời Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt (1285): quân Đại Việt do Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật, Chiêu Thành vương, Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản và tướng Nguyễn Khoái chỉ huy đánh tan cánh quân Mông Cổ do nguyên soái Toa Đô chỉ huy.
- Trận Hàm Tử thời chiến tranh Đại Ngu–Minh (1406-1407): quân Việt (Đại Ngu) do tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng chỉ huy phản công quân Minh do hai tướng Trương Phụ, Mộc Thạnh chỉ huy. Quân Minh thắng lớn.
- Trận Hàm Tử thời chiến tranh Minh–Việt (1407-1414): thủy quân Minh do tướng Trương Phụ chỉ huy đánh bại quân Việt do Đồng Bình chương sự Đặng Dung chỉ huy, chấm dứt đợt tiến quân ra bắc của Nhà Hậu Trần năm 1409.
Hàm Tử liên quan đến sự kiện lịch sử nào?
Sau đây là các trận đánh có liên quan đến trận Hàm Tử trong công cuộc 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên:
Vạn Kiếp – Lục Đầu (1285): Đây là trận đánh lớn đầu tiên giữa quân đội đôi bên trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ 2 (1285). Sau một loạt trận đánh trước đó, Trần Hưng Đạo quyết định lui binh về Vạn Kiếp. Ngày 11/2/1285, quân Nguyên do Ô Mã Nhi chỉ huy theo hướng thủy, bộ tiến vào Vạn Kiếp.
Quân ta chống giữ suốt 3 ngày liền, trước thế mạnh của địch, Hưng Đạo Vương buộc phải cho quân lui xuống thuyền. Cùng lúc, vua Trần tung 100.000 quân dự bị ở Thăng Long ra Lục Đầu để chặn địch vào Thăng Long.
Chương Dương cướp giáo giặc (1285): Trận Chương Dương độ diễn ra tại bến Chương Dương (nay thuộc địa phận huyện Thường Tín, Hà Nội) vào khoảng tháng 5, 6 Âm lịch (1285).
Trong trận đánh này, các lực lượng quân Trần đã tập kích phá tan căn cứ thủy quân Nguyên, tạo mở ra thời cơ đánh úp đại bản doanh địch, tái chiếm kinh thành Thăng Long.
Trận Tây Kết (1285): Sau các chiến thắng Hàm Tử, Chương Dương, Trần Hưng Đạo chia quân chặn các ngả đường không cho Thoát Hoan và Toa Đô liên lạc với nhau. Tiếp đó, Vương đem binh đến Tây Kết tấn công quân Nguyên, đặt phục binh bắt sống Toa Đô.
Quân ta càng đánh càng mạnh, quân địch chống cự không nổi, Ô Mã Nhi và Toa Đô phải đem tàn quân chạy ra biển, tiếp tục bị phục binh của ta đổ ra vây đánh.
Địa điểm du lịch tại xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu
Cụm di tích Hàm Tử – Bãi Sậy
Cụm di tích này cách Trung tâm thành phố Hưng Yên khoảng 35km về phía tây nam. Nơi đây đã trải qua bao thăng trầm, biến cố, thiên tai dưới tác động của con người. Nhưng cụm di tích Bãi Sậy vẫn lưu giữ được những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng ý nghĩa.
Nội dung trên cũng đã giới thiệu cho bạn đọc biết được Hàm Tử ở đâu. Bên cạnh đó, bài viết cũng phần nào giúp bạn có thêm kiến thức về lịch sử của địa danh hào hùng này. Hãy thường xuyên truy cập GiaiNgo để có thêm những thông tin bổ ích nhé!