Góc Khuất Nghề Booking Bar Là Gì Trong Nightlife, Mà Tháng Kiếm Cả Chục Triệu vuidulich.vn

Or you want a quick look:

Vài năm gần đây, một công việc đang “rộ” lên được giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên quan tâm hơn cả nghề PG thông thường, đó là làm PR cho các vũ trường, quán bar, club lớn.

Bạn đang xem: Nghề booking bar là gì

Nói đến những cô gái phục vụ, tiếp khách trong các quán bar, hầu hết mọi người đều có nhận xét không hay. Để có cái nhìn rõ nét, cụ thể hơn về nghề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với anh N.D.T – tổng quản lý của một trong những vũ trường nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay. PR và những điểm khác biệt cơ bản với PG thông thường Khác với nghề PR (Public Relations – Quan hệ công chúng) thường thấy và cũng “cao cấp” hơn PG thông thường, PR ở sàn nhảy, quán bar hiện nay được “săn đón” khá nhiều. Bản thân chủ hay quản lý ở các môi trường này cũng tìm cho mình đội ngũ PR với những tiêu chuẩn khá cao về ngoại hình. Điểm đặc biệt và khác biệt lớn của công việc này là PR phải biết uống rượu, thậm chí tửu lượng cực cao để tiếp khách, đương nhiên ngoại hình đẹp, khả năng khéo léo trong giao tiếp cũng được xem là thế mạnh. Mức thu nhập dành cho một nhân viên PR khá hấp dẫn, dao động từ 20-30 triệu đồng/tháng.

Xem thêm: " Củng Cố Tiếng Anh Là Gì ? Nghĩa Của Từ Củng Cố Trong Tiếng Việt

Bạn đang xem: Nghề booking bar là gì


**

Trò chuyện với anh T., anh cho biết: “Với riêng môi trường này, chủ yếu PG có ba kiểu, PG của công ty rượu, PG đơn thuần và PG của club – gọi là PR. PG bên hãng rượu thì chỉ có nhiệm vụ cầm menu, mời chào, tư vấn để khách mua rượu của họ. Khi cần thiết hoặc do yêu cầu riêng có thể vào bàn phục vụ, giao lưu với khách nhưng thường không được ở bàn lâu. PG đơn thuần trong bar thì có vai trò như một lễ tân, đón khách và hướng dẫn ở phía cửa hoặc đứng như kiểu hình ảnh đại diện cho bar trong một vài khu vực phía trong. Còn PR là những người trực tiếp chăm sóc khách hàng, ngồi cùng bàn với khách, giao lưu và uống rượu cùng”. Theo anh T., PR hiện nay đang là một công việc được giới trẻ, nhất là các nữ sinh viên, dành sự quan tâm lớn bởi thời gian làm việc thường vào buổi tối, không bị trùng với giờ học của các bạn. Chưa kể, thu nhập trung bình của một PR làm tốt công việc mỗi tháng có thể lên đến 30 triệu đồng hoặc cao hơn, tính cả tiền “tip” từ khách. Ngoài ra, thu nhập còn được tăng thêm nếu PR đặt bàn thay cho khách, mỗi bàn được trích 5% hoa hồng. Không khác với những môi trường công việc cạnh tranh khác, dựa vào kỹ năng chăm sóc khách hàng của mình mà PR có bị đào thải hay không. Thông thường, sau một đợt tuyển dụng, PR sẽ được quản lý quán bar đào tạo các kỹ năng mềm trước khi chính thức nhận vào làm việc. Tùy vào quy mô của bar mà PR có được trả lương hoặc không, nên với những nơi như bar của anh T. không trả lương tháng thì PR chỉ phải tuân thủ các nội quy, quy chế về kỷ luật, giờ giấc và đảm bảo công việc. Các PR có một hợp đồng ngắn hạn (khoảng 1-3 tháng) để đảm bảo quy định trên. Còn lại, chỉ những PR nào đẹp, khách hàng có phản hồi tốt thì sẽ được ký hợp đồng lâu, cũng như một cách giữ chân. Có một điều thú vị là, bar quy mô càng lớn thì thường không trả lương cho PR, tuy nhiên vì lớn mạnh, lượng khách đều đặn, đông đúc thường xuyên nên tiền típ, tiền hoa hồng mà PR kiếm được mỗi tháng cũng khá cao. Chính vì thế, nếu đã được nhận vào các bar này, PR thường không bỏ. Ngược lại, ở những bar nhỏ, đa số đều ký hợp đồng, trả lương tháng để có tính ràng buộc, tránh việc PR… “giở mặt” do khó kiếm tiền hoặc có ý tìm đến môi trường khác dễ chịu hơn. Bỏ nghề, cặp đại gia là chuyện thường Ngoài quy mô, tiêu chí, đối tượng khách hàng của mỗi bar cũng là đặc điểm để bar có cần PR hay không. Với đối tượng khách hàng là teen, học sinh, sinh viên, thường bar đó không cần PR.

READ  Vương Khang là ai? Nam rapper gắn liền với tuổi thơ 8x, 9x

Ngược lại, ở các bar chơi các thể loại nhạc như Vinahouse thì cần rất nhiều PR, thậm chí có nơi còn yêu cầu PR phải biết… “bay lắc”. Thể loại âm nhạc đang thịnh hành thời gian này là EDM, đặc thù là không “bay” được nên đối tượng khách hàng cũng “cao cấp” hơn, như các đại gia, tầng lớp trung niên, dân văn phòng, công sở hoặc các dân chơi sành điệu thực sự có nhu cầu tiếp khách thường xuyên… thì PR cũng “nuột”, chuyên nghiệp hơn. Đương nhiên PR phải biết uống rượu cực tốt, có kỹ năng nói chuyện, giao lưu duyên dáng, khéo léo. Anh T. cũng thừa nhận rằng có những lần chính anh phải ngậm ngùi nhìn các nhân viên nữ PR nói lời chia tay bởi sau một vài tháng được đại gia săn đón, họ quyết định bỏ nghề. Có những cô PR, từ một nhân viên tiếp khách, chỉ sau vài tháng đã được đại gia mua nhà cho ở các khu căn hộ cao cấp, còn xe cộ, trang sức, quần áo… đắt tiền thì là chuyện bình thường. Hỏi về vấn đề nhạy cảm là việc “đi khách” của các PR, anh T. thẳng thắn chia sẻ: “Thường thì PR sẽ không làm điều đó, còn việc khách hàng nào thích, làm quen hay như nào là những việc cá nhân ở ngoài bar, chúng tôi không có trách nhiệm hay quyền hạn can thiệp, chứ trong môi trường bar thì hoàn toàn không. Nhưng cũng không phủ nhận, một số nơi có chuẩn bị đội ngũ “dịch vụ” riêng để phục vụ khi khách có nhu cầu nhưng đều là ở bên ngoài và cũng chỉ có những khách hàng cực kỳ uy tín, thân thiết bar mới… giúp đỡ sử dụng “dịch vụ” này. Tuy nhiên, với kinh nghiệm cá nhân, trường hợp PR “đi khách” nếu có thì vô cùng hiếm bởi họ thu nhập tốt, ngoại hình xinh đẹp, thường chọn “cặp” với đại gia chứ không như vậy!”. Ngoài ra, ở nhiều bar, đặc biệt là ở Sài Gòn, một dạng khác là PR tự do cũng là một công việc đang được chuộng. Kiểu PR này không làm cố định ở bar nào, được trả tiền theo giờ hoặc theo buổi để “làm cảnh” và vào bàn tiếp khách. Thông thường, mỗi PR tự do sẽ được trả 200 ngàn đồng/buổi (mỗi bar sẽ gọi khoảng 20 PR), thu nhập thêm là tiền típ từ khách và sau “tăng” này, các cô gái có thể… “đi khách” luôn. Không chỉ có PR nữ, trong đội ngũ chăm sóc khách hàng hiện nay, bar nào cũng có vài PR nam và ít nhất một PR… đồng tính. Cũng cần có ngoại hình đẹp, kỹ năng giao lưu tốt nhưng những nhân viên PR này thu nhập thường thấp hơn khá nhiều (lương cứng dao động từ 4-7 triệu đồng/tháng) nên ngoài tiền típ cũng không được nhiều, họ phải có mối quan hệ rộng, lâu bền để kéo khách về bar, ăn thêm hoa hồng tiền đặt bàn. Tổng thu nhập cho một PR nam nếu làm tốt mỗi tháng khoảng 10 triệu đồng nhưng khác với PR nữ, PR nam không phải tiếp rượu cho khách từ đầu đến cuối. Sinh viên làm PR, điều quan trọng là bản lĩnh Có thể nói, so với PG thông thường, PR được xem là dạng PG cao cấp vượt trội, tuy nhiên không phải PR nào cũng “trụ” được lâu dài với nghề bởi bar, sàn nhảy là môi trường có sức hấp dẫn khá lớn do đem lại thu nhập cao, dễ dàng mở rộng mối quan hệ nhưng cũng không thiếu cám dỗ. Nhiều sinh viên làm nghề PR, thời gian làm việc không lâu mỗi buổi nhưng thường xuyên phải uống rượu, dần dần sức khỏe và thời gian nghỉ ngơi không đảm bảo việc đến trường nên buộc nghỉ học. Nhiều cô cậu sinh viên, nhìn vào sự “đổi đời” của các PR khác không kiềm chế được bản thân nên thường tập trung vào các mối quan hệ có được từ khách hàng để hy vọng “một bước lên mây”, không thiết tha việc học hành. Thật ra, hầu hết ở bất cứ môi trường lao động nào cũng đều có hai mặt, sự cạnh tranh và những cám dỗ khác nhau. Bản thân PR cũng là một nghề, chỉ khác thị phần khách hàng thuộc nhiều tầng lớp tuổi tác thậm chí là cả trình độ văn hóa nên từ đó phát sinh nhiều biến tướng. Đã là một nghề thì nó cũng cần được trân trọng như tất cả các ngành nghề khác trong xã hội bởi những người làm nghề này cũng phải bỏ sức lao động, đáp ứng nhu cầu đời sống theo xu thế phát triển chung của xã hội. Còn việc có bị sa ngã hay không đều phụ thuộc phần lớn vào bản lĩnh, ý thức của mỗi cá nhân. Với riêng các bạn sinh viên, khi bước vào môi trường này, điều cần trang bị nhất chính là bản lĩnh trước những cám dỗ vật chất, tiền bạc để đừng quên đi mục đích ban đầu là làm thêm, trang trải cho cuộc sống.

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply