Giun dẹp là một loài sinh vật rất phổ biến. Vậy giun dẹp là gì? Đặc điểm chung của ngành giun dẹp như nào? Giun dẹp có tác hại ra sao và cách phòng chống thế nào? Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN khám phá và tìm hiểu về ngành giun dẹp qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính bài viết
Giun dẹp là gì? Đặc điểm chung của ngành giun dẹp
Giun dẹp là gì?
Giun dẹp là một ngành động vật không có xương sống, thân hình dẹp và phân đốt. Loài sinh vật này thường sống ký sinh ở người và động vật, đặc biệt là trong các cơ quan nhiều chất dinh dưỡng như ruột non hay máu…
Đặc điểm chung của ngành giun dẹp
Khác với đặc điểm chung của ngành giun tròn, ngành giun dẹp có một số đặc điểm sau:
- Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên
- Được chia thành đầu, đuôi, lưng, bụng và có thể dễ dàng phân biệt
- Ruột được phân thành các nhánh và chưa có hậu môn
- Có bao mô bì cơ bọc phía ngoài cơ thể
Với một số loài giun dẹp sống kí sinh, cơ thể chúng còn có một số đặc điểm sau:
- Cơ quan sinh sản phát triển, vì thế có thể sinh sôi nhanh chóng
- Có giác bám rất chắc và phát triển
- Ấu trùng thường được phát triển qua vật chủ trung gian
Vậy hình thức sinh sản của giun dẹp là gì? Đa số giun dẹp sinh sản bằng lưỡng tính bằng hình thức tự thụ tinh. Một số loài giun dẹp sống tự do sinh bằng vô tính bằng hình thức cắt ngang nhiều lần. Còn các giun dẹp nội ký sinh với hình thức sinh sản hữu tính.
Một số loại giun dẹp phổ biến
Sau khi đã tìm hiểu đặc điểm chung của ngành giun dẹp, chúng ta hãy tìm hiểu đến các loại giun cụ thể trong ngành giun dẹp.
Đại diện ngành giun dẹp được biết tới nhiều nhất đó là sán lá gan. Đây là một loài sinh vật có hình chiếc lá, cơ thể hẹp và dài. Sán lá gan cũng mang đầy đủ các đặc điểm của ngành giun dẹp và đây là nguyên chính gây bệnh sán lá gan nguy hiểm ở người.
Các loại giun dẹp khác được biết tới phổ biến như:
- Sán lá máu: cơ thể có cấu tạo phân tính thành con cái và con đực, chúng luôn sống theo cặp. Sở dĩ được gọi là sán lá máu vì chúng kí sinh trong máu người và thâm nhập qua da.
- Sán bã trầu: cơ quan tiêu hóa của sán bà trầu giống với sán lá gan. Loại sán này kí sinh ở ruột non của lợn khi lợn ăn phải kén sán trong thức ăn, vật chủ trung gian thường là ốc gạo hay ốc mút.
- Sán dây: ở sán dây, hệ tiêu hóa hoàn toàn tiêu giảm và cơ quan bám được tăng cường. Ấu trùng của sán dây sẽ xâm nhập vào cơ thể động vật qua thức ăn rồi phát triển thành sán.
Ngành giun dẹp có tới gần 4000 loài. Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành giun dẹp liên quan chặt chẽ với nhau. Hầu hết chúng đều có thân mình dẹp dù sống tự do hay kí sinh. Đây là một đặc điểm tiêu biểu để phân biệt giun dẹp với các ngành khác.
Tác hại của ngành giun dẹp và cách phòng chống
Tác hại của ngành giun dẹp
Vai trò của ngành giun dẹp được nhiều người biết tới là giúp đa dạng hệ sinh thái. Tuy nhiên, ngành sinh vật này lại có rất nhiều tác hại cho sức khỏe con người. Các loài giun dẹp thường sống ký sinh ở vật chủ để hút các chất dinh dưỡng. Qua đó làm suy yếu vật chủ và gây ra các bệnh nguy hiểm.
Cách phòng chống ngành giun dẹp
Để phòng chống giun dẹp kí sinh vào người và động vật gây các bệnh nguy hiểm, chúng ta cần:
- Ăn chín, uống sôi
- Rửa tay với xà phòng trước và sau khi ăn và đặc biệt là sau khi đi vệ sinh
- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống xung quanh
- Tẩy giun theo định kỳ
- Ngoài ra chúng ta cần tuyên truyền tác hại của các bệnh do giun dẹp gây ra để nâng cao trách nhiệm của mọi người.
Chắc hẳn đến đây, chúng ta đã hiểu được các đặc điểm chung của ngành giun dẹp, một số loài giun dẹp tiêu biểu và tác hại của ngành giun dẹp, qua đó có cách phòng chống hợp lý và hiệu quả hơn. Hi vọng bài viết “đặc điểm chung của ngành giun dẹp” đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích!