Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 2 sách Chân trời sáng tạo (Đầy đủ học kì 1)

Or you want a quick look:

1. Hoạt động khởi động và khám phá

– GV tổ chức cho HS cùng hát bài “Cả nhà thương nhau”.

– HS trả lời câu hỏi:

+ Gia đình bạn nhỏ trong bài hát gồm những ai?

+ Tình cảm của bạn nhỏ đối với các thành viên trong gia đình như thế nào?

+ Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất?

– GV mời 2 – 3 HS trả lời.

– GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Các thế hệ trong một gia đình”.

– GV ghi tựa bài lên bảng, vài HS nhắc lại.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Các thành viên trong gia đình hai thế hệ

– GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK trang 8 và trả lời các câu hỏi:

+ Mọi người trong gia đình bạn An đang làm gì?

+ Em hãy giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn An theo thứ tự từ người nhiều tuổi đến người ít tuổi.

– GV đặt câu hỏi: Quan sát hình đố các em biết: Gia đình An có mấy thế hệ? Mỗi thế hệ có những ai?

– GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.

* Kết luận: Gia đình hai thế hệ là gia đình gồm bố mẹ và các con. Trong đó: thế hệ thứ nhất là bố mẹ, thế hệ thứ hai là các con trong gia đình.

Hoạt động 2: Các thành viên trong gia đình ba thế hệ

READ  Top 13 bộ phim cổ trang Trung Quốc hay nhất năm 2019 bạn nên xem

– GV treo sơ đồ hình 2 trong SGK trang 9 (phóng to) hoặc trình chiếu sơ đồ và yêu cầu của hoạt động lên bảng.

– HS thảo luận nhóm theo các yêu cầu:

+ Quan sát sơ đồ và giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn Hoà?

+ Gia đình bạn Hoà có mấy thế hệ cùng chung sống?

+ Mỗi thế hệ gồm những ai?

– GV mời 2 đến 3 nhóm HS lên trước lớp chỉ và trình bày theo sơ đồ trên bảng.

* Kết luận: Gia đình bạn Hoà có 3 thế hệ cùng chung sống. Gia đình 3 thế hệ gồm ông bà, bố mẹ, các con. Thế hệ thứ nhất là ông bà, thế hệ thứ hai là bố mẹ, thế hệ thứ ba là chị em Hoà.

Hoạt động 3: Thực hành liên hệ gia đình của bản thân

– HS làm việc cặp đôi, hỏi – đáp nhau theo các câu hỏi: Gia đình bạn có mấy thế hệ cùng chung sống? Mỗi thế hệ có những ai?

– GV mời các cặp HS lên hỏi – đáp trước lớp. So sánh các thế hệ trong gia đình mình và bạn.

* Kết luận: Mỗi gia đình thường có các thế hệ ở những độ tuổi khác nhau, cùng chung sống. Có gia đình hai thế hệ, có gia đình ba thế hệ hoặc bốn thế hệ.

3. Hoạt động tiếp nối sau bài học

GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị:

+ Tranh vẽ hoặc ảnh chụp của từng thành viên cùng chung sống trong gia đình mình.

READ  Giấy mời gặp mặt ngày Quốc tế phụ nữ 8/3

+ Bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy, hồ dán.

– Cả lớp hát bài hát

– 2- 3 HS trả lời.

– HS nghe.

– Vài HS nhắc lại tựa bài.

– HS quan sát hình trả lời

– HS tham gia nhận xét

– HS lắng nghe

– HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.

– 2- 3 cặp HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét.

– HS nghe.

– Vài HS đọc yêu cầu.

– Vài cặp HS lên hỏi – đáp trước lớp

– HS lắng nghe

– HS chú ý lắng nghe.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply