Giáo án khtn 6 kết nối tri thức với cuộc sống (8 môn)

Or you want a quick look: Giáo án lớp 6 môn toán sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án lớp 6 kết nối tri thức với cuộc sống gồm 8 môn Toán, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn, Công nghệ, Địa lí, Tin học và Mĩ thuật, giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án lớp 6 năm học 2021 – 2022 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

 

Tải Chọn Bộ Giáo Án Tại Đây

 

Giáo án powerpoint lớp 1 kết nối tri thức với cuộc sống

 

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm hướng dẫn xem bộ sách giáo khoa lớp 6 mới để tìm hiểu trước về bộ sách mới. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Mobitool:

Bộ Sách Giáo Khoa Lớp 6 - Chân Trời Sáng Tạo - Năm 2021-(23 Cuốn)

Giáo án lớp 6 môn toán sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHƯƠNG I: TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
TIẾT 1 – §1: TẬP HỢP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

Nhận biết: + Một tập hợp và các phần tử của nó.

  • Tính giá trị của biểu thức lớp 6

+ Tập các số tự nhiên (N) và tập các số tự nhiên khác 0 (N*)

– Biết cách sử dụng các kí hiệu về tập hợp ( “∈” , “∉”)

– Hiểu và trình bày được cách mô tả hay viết một tập hợp.

2. Năng lực

– Năng lực riêng:

+ Sử dụng được các kí hiệu về tập hợp.

+ Sử dụng được các cách mô tả (cách viết) một tập hợp.

– Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.

3. Phẩm chất

– Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 – GV: Một số đồ vật hoặc tranh ảnh minh họa cho khái niệm tập hợp ( bộ sưu tập đồ vật, ảnh chụp tập thể HS, bộ đồ dùng học tập, bộ cốc chén..)

2 – HS : Đồ dùng học tập; đồ vật, tranh ảnh như trên.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: HS cảm thấy khái niệm tập hợp gần gũi với đời sống hàng ngày.

b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh.

c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV chiếu hình ảnh và giới thiệu “tập hợp gồm các bông hoa trong lọ hoa”, “ tập hợp gồm các con cá vàng trong bể”, “ tập hợp học sinh lớp 6a2”… và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm các ví dụ tương tự trong đời sống hoặc mô tả tập hợp trong tranh ảnh mà mình đã chuẩn bị.

– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.

– Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Từ các ví dụ trên chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ hơn về tập hợp, các kí hiệu và cách mô tả, biểu diễn một tập hợp”

IV. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI VỚI GIÁO ÁN KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Hoạt động 1: Tập hợp và phần tử của tập hợp

a) Mục tiêu:

+ Từ hình ảnh thực tế HS có thể chuyển sang hình ảnh trực quan về tập hợp .

+ Nhớ lại cách sử dụng các kí hiệu “∈” và “∉”.

+ Hình thành kĩ năng nhận biết phần tử của một tập hợp.

b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu và SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm:

+ HS nêu được ví dụ về tập hợp và hiểu được các phần tử trong tập hợp.

+ HS viết được kí hiệu phần tử thuộc hoặc không thuộc tập hợp.

+ HS hoàn thành được phần Luyện tập 1.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSSẢN PHẨM DỰ KIẾN
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV cho HS quan sát Hình 1.3 SGK-tr6:

* Tập hợp M gồm các phần tử nào? toán 8 hình học bài 1

+ GV ví dụ về 1 tập hợp B gồm các chữ cái viết thường trong tiếng việt và nêu những phần tử của tập hợp B.

+ GV tổng kết và giới thiệu kí hiệu về tập hợp và phần tử của tập hợp.

* Em hãy tìm ví dụ về tập hợp và chỉ ra các phần tử thuộc tập hợp.

* Quan sát lại H1.3 SGK- tr6, em có nhận xét gì về số 7 và tập hợp M?

* HS hoàn thành Luyện tập 1: Gọi B là tập hợp các bạn tổ trưởng trong lớp em. Em hãy chỉ ra một bạn thuộc tập B và một bạn không thuộc tập B.

– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS hoạt động cá nhân rồi sau đó thảo luận cặp đôi nói cho nhau nghe.

+ GV: quan sát và trợ giúp các nhóm.

– Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+HS: Lắng nghe, ghi chú, nêu ví dụ, phát biểu

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại tập hợp và phần tử của tập hợp.

1. Tập hợp và phần tử của tập hợp

Giáo án lớp 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (8 môn)

– Một tập hợp (tập) bao gồm những đối tượng nhất định. Các đối tượng ấy được gọi là những phần tử của tập hợp.

+ x là một phần tử của tập A

KH: x ∈ A

+ y không là phần tử của tập A.

KH: y ∉ A

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Tiết 1 + 2
Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.

I. MỤC TIÊU:

1. Mức độ/yêu cầu cần đạt

  • Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
  • Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.
  • Biết giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp.

II. Kĩ năng và năng lực

1. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc nhóm

2. Năng lực: Năng lực phát hiện vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tự học.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  • SGK, SGV, Bài tập Giáo dục công dân 6;
  • Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trò chơi, những ví dụ thực tế… gắn với bài “Tự lập”;
  • Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,…

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ

Tiết 2: Truyền thống là gì? Truyền thống về gia đình, dòng họ là gì?

3. Bài mới:

A. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi

Tổ chức thực hiện:

GV cho học sinh nghe bài hát “Lá cờ” Sáng tác Tạ Quang Thắng

HS thảo luận câu hỏi:

a, Bài hát nói về truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?

b, Chia sẻ hiểu biết của em về truyền thống đó?

– Bài hát thể hiện niềm tin, sự tự hào của cả một thế hệ đã lao động và chiến đấu gian khổ vì Tổ quốc.

– Dù có gặp bao khó khăn trên đường đời thì bản thân luôn thấy những điều đó chẳng thấm vào đâu so với bố mẹ ngày xưa và vững bước theo đuổi con đường mình đang đi

B. Hoạt động khám phá
Mục tiêu: HS trình bày được thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ.1.Truyền thống gia đình, dòng họ
– Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

– Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV hướng dẫn HS tìm hiểu câu chuyện

Mời một HS đọc to, rõ ràng câu chuyện, cả lớp lắng nghe.

Sau khi HS đọc truyện, GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi theo câu hỏi

a) Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống gì? Em hãy suy nghĩ gì về truyền thống ấy?

b) Hãy kể tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ

+ GV mời đại diện các nhóm trả lời. GV khen ngợi các bạn có câu trả lời đúng và hay; chỉnh sửa, bổ sung đối với câu trả lời còn thiếu và kết luận

+ GV tiếp tục cho HS thảo luận về một vài tấm gương về việc phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có liên quan tới thực tế cuộc sống để HS suy ngẫm và trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là truyền thống của gia đình, của dòng họ?

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

a) Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống hiếu học. Em suy nghĩ gì về truyền thống ấy là một truyền thống tốt đẹp cần lưu giữ và phát huy.

b) Tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết: truyền thống hiếu học, truyền thống làm gốm, truyền thống yêu nước, truyền thống giúp đỡ người khác…

Truyền thống là những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được mọi người thực hiện.

Truyền thống của gia đình, của dòng họ là: Nghề nghiệp, học tập, đạo đức, văn hóa.

Mục tiêu: HS giải thích được ý nghĩa của truyền thống của gia đình, của dòng họ.2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
– Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

– Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

� GV hướng dẫn HS đọc tình huống và thảo luận 3 tình huống trong SGK, kết hợp với đọc thông tin và đặt một số câu hỏi để gợi ý HS tìm hiểu về biểu hiện của truyền thống gia đình, dòng họ và trái với truyền thống gia đình, dòng họ trong học tập và sinh hoạt:

a) Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích gì cho Dung?

a) Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích cho Dung: giúp Dung có động lực để tiếp tục học tập tốt dù ở xa nhà.
b) Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại điều gì cho gia đình Nam?b) Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại điều cho gia đình Nam: biết chia sẻ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau nên cuộc sống gia đình luôn đoàn kết, vui vẻ, đầm ấm.
c) Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân gia đình, dòng họ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

� GV mời đại diện các nhóm lên trình bày câu trả lời của nhóm mình trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

� GV nhận xét, kết luận.

� GV tiếp tục cho HS thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi: Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

c) Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân gia đình, dòng họ: giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.
Mục tiêu: HS trình bày được thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.3. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ
– Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

– Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

� GV hướng dẫn HS đọc tình huống và thảo luận 3 tình huống trong SGK, kết hợp với đọc thông tin và đặt một số câu hỏi để gợi ý HS

a) Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc như thế nào cho người thân?

a) Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc và gần gũi nhau hơn cho người thân.
b) Em có suy nghĩ gì về mong muốn của bạn An?b) Em có suy nghĩ về mong muốn của bạn An: là 1 suy nghĩa tích cực, rất đáng được phát huy.
c) Từ việc làm của gia bạn Linh và bạn An, theo em mỗi người cần làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

c) Từ việc làm của gia bạn Linh và bạn An, theo em mỗi người cần cố gắng học tập, nổ lực nhiều hơn để hoàn thiện bản thân cả học tập lẫn đạo đức để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.

Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ: Chúng ta cần phải thấy biết ơn, coi trọng và tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và phải sống trong sạch, lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.

C. Hoạt động luyện tập
Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể.

Nội dung – Tổ chức thực hiện:

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Lao động cần cù, chăm chỉ là một nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ.

b) Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là thể hiện lòng trân trọng và biết ơn với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

c) Chỉ những gia đình, dòng họ giàu mới có truyền thống đáng tự hào.

Em đồng tình với (a) (b)

– Không đồng tình với ý kiến (c).

Vì đã gọi là truyền thống thì dù gia đình nghèo hay giàu gì thì vẫn được gọi là truyền thống.

Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn học: KHTN- Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên (KHTN).
  • Trình bày được các lĩnh vực chủ yếu của KHTN.
  • Hiểu được vai trò, ứng dụng của KHTN trong đời sống và sản xuất.
  • Phân biệt được các lĩnh vực của KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, làm thí nghiệm, nhận xét, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu khái niệm về KHTN, các lĩnh vực chính của KHTN, vai trò, ứng dụng KHTN trong cuộc sống.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra khái niệm KHTN, vai trò của KHTN trong cuộc sống, hợp tác trong làm thí nghiệm tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ vai trò của KHTN với cuộc sống con người và những tác động của KHTN với môi trường.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

  • Phát biểu được khái niệm KHTN.
  • Liệt kê được các lĩnh vực chính của KHTN.
  • Sắp xếp được các hiện tượng tự nhiên vào các lĩnh vực tương ứng của KHTN
  • Xác định được vai trò của KHTN đối với cuộc sống.
  • Dẫn ra được các ví dụ chứng minh vai trò của KHTN với cuộc sống và tác động của KHTNđối với môi trường.

3. Phẩm chất:

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

  • Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu vềKHTN.
  • Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận khái niệm, vai trò, ứng dụng của KHTN.
  • Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí, kết quả tìm hiểuvai tròKHTNtrong cuộc sống.

4. Thiết bị dạy học và học liệu

  • Hình ảnh về vật sống, vật không sống, các hiện tượng tự nhiên.
  • Hình ảnh các thành tựu của KHTN trong cuộc sống.
  • Phiếu học tập KWL và phiếu học tập số 1(đính kèm).
  • Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 2 thanh nam châm; 1 mẩu giấy quỳ tím,1 kẹp ống nghiệm, 1 ống nghiệm đựng dung dịch nước vôi trong; 1 chiếc bút chì, 1cốc nước.

II. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập bằng tình huống có vân đề: Nhờ phát minh khoa học và công nghệ mà cuộc sống của con người hiện nay ngày một nâng cao. Nếu không có những phát minh này thì cuộc sống của con người như thế nào? KHTN là gì?

2. Mục tiêu: Nêu được một số vấn đề nghiên cứu của KHTN như: lĩnh vực nào của đời sống, đối tượng nghiên cứu, có vai trò như thế nào?

3. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL, hoàn thành 2 cột K, W để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về KHTN.

4. Sản phẩm:

Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL, có thể: KHTN là những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên; là ngành khoa học nghiên cứu về thế giới tự nhiên…KHTN giúp con người có cuộc sống tốt hơn, tránh được những rủi ro do thế giới tự nhiên gây ra; KHTN giúp con người tiết kiệm thời gian, giảm sức lao động…

d) Tổ chức thực hiện:

– GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu.

– GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước.

– GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm KHTN.

Mục tiêu:

– Phân biệt được vật sống và vật không sống, lấy được ví dụ.

– Nêu được khái niệm hiện tượng tự nhiên.

– Hiểu đúng khái niệm KHTN, mục đích của KHTN

– Phân biệt được các lĩnh vực của KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu.

– Học sinh (HS) nhận biết trong các vật sau đây: hòn đá, con gà, cây cà chua, rô bốt, quả núi. Vật nào là vật sống, vật nào là vật không sống?

b) Nội dung

– Con hãy lấy một ví dụ vật sống, vật không sống không trùng với các vật đã nêu trên.

– Học sinh làm thí nghiệmtheo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1: Tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên (5 phút)

TN1.Lần lượt đưa hai đầu cùng tên và khác tên của hai thanh nam châm đến gần nhau.

TN2. Nhúng một mẩu giấy quỳ tím vào cốc chứa dung dịch nước vôi trong.

TN3. Nhúng chiếc bút chì vào cốc nước.

TN 4: Quan sát quá trình nảy mầm của hạt đậu.

c) Sản phẩm:

– HS nhận biết được vật sống, vật không sống.

– Đáp án phiếu học tập số 1: Tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên.

– Học sinh trình bày được khái niệm KHTN.

d) Tổ chức thực hiện:

*Giao nhiệm vụ.

– GV yêu cầu HS dựa vào đặc điểm đặc trưng của vật sống và vật không sống, phân biệt được vật sống và vật không sống.

– GV hướng dẫn HS từ những ví dụ về vật sống và vật không sống thấy được sự tương tác giữa các vật và sự biến đổi không ngừng của chúng trong tự nhiên đưa ra được khái niệm hiện tượng tự nhiên.

– GV cho HS làm thí nghiệm theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1.

– GV nhận xét và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các hiện tượng tự nhiên rất đa dạng phong phú nhưng chúng đều xảy ra theo các quy luật nhất định, các nhà khoa học đã làm thế nào để biết được điều này?

– GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm KHTN.

Giáo án lớp 6 mới môn ngữ văn Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài 1. TÔI VÀ CÁC BẠN

Môn: Ngữ văn 6 – Lớp: ……..

Số tiết: 16 tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1

– Nhận biết được một số yếu tố của truyện đổng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất;

– Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật;

– Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong VB;

– Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB bảo đảm các bước;

– Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân;

– Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.

TIẾT 1: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

– Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất.

2. Năng lực

Năng lực chung:

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

Năng lực riêng:

– Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của truyện đồng thoại và người kể chuyện ngôi thứ nhất.

3. Phẩm chất

– Có ý thức vận dụng kiến thức vào các VB được học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Giáo án;

– Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

I. KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

Tổ chức thực hiện:

– GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Trải qua 5 năm học Tiểu học, em có bạn thân nào không? Theo em những người bạn có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới.

II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học

1. Mục tiêu:Nắm được nội dung của bài học.

2. Nội dung:HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

GV giới thiệu: Bài học gồm hai nội dung: khái quát chủ đề và nêu thể loại các văn bản đọc chính. Với chủ đề Tôi, bài học tập trung vào một số vấn đề thiết thực, có ý nghĩa quan trọng: khám phá bản thân trong mối quan hệ với bạn bè, kết bạn và ứng xử với bạn, nhận thức về vẻ đẹp và vai trò của tình bạn…

HS lắng nghe

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng

Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn

1. Mục tiêu: Nắm được các khái niệm về cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời người kể chuyện.

2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK

GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:

Hãy chọn một truyện và trả lời các câu hỏi sau để nhận biết từng yếu tố:

+ Ai là người kể chuyện trong tác phẩm này? Người kể ấy xuất hiện ở ngôi thứ mấy?

+ Nếu muốn tóm tắt nội dung câu chuyện, em sẽ dựa vào những sự kiện nào

+ Nhân vật chính của truyện là ai? Nêu một vài chi tiết giúp em hiểu đặc điểm của nhân vật đó.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận

– GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng

GV bổ sung:

Nhân vật là con người, thần tiên, ma quỷ, con vật, đổ vật,… có đời sống, tính cách riêng được nhà văn khác hoạ trong tác phẩm. Nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của truyện kể, gắn chặt với chủ đế tác phẩm và thể hiện lí tưởng thẩm mĩ, quan niệm nghệ thuật của nhà văn vế con người. Nhân vật thường được miêu tả bằng các chi tiết ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động, cảm xúc, suy nghĩ, mối quan hệ với các nhàn vật khác,…

Truyện đồng thoại: một thế loại truyện viết cho trẻ em, với nhân vật chính thường là loài vật hoặc đô vật được nhân hoá. Các tác giả truyện đồng thoại sử dụng “tiếng chim lời thú” ngộ nghĩnh để nói chuyện con người nên rất thú vị và phù hợp với tâm lí trẻ thơ. Nhân vật đồng thoại vừa được miêu tả với những đặc tính riêng, vốn có của loài vật, đồ vật vừa mang những đặc điểm của con người. Vì vậy, truyện đồng thoại rất gần gũi với truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và có giá trị giáo dục sâu sắc. Sự kết hợp giữa hiện thực và tưởng tượng, ngôn ngữ và hình ảnh sinh động mang lại sức hấp dẫn riêng cho truyện đổng thoại. Thủ pháp nhân hoá và khoa trương cũng được coi là những hình thức nghệ thuật đặc thù của thể loại này.

Truyện và truyện đồng thoại

· Truyện là loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc.

· Truyện đồng thoại lả truyện viết cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hoá. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có cùa loài vật hoặc đồ vật vừa mang đặc điểm của con người.

Cốt truyện

· Cốt truyện là yếu tố quan trọng cùa truyện kể, gồm các sự kiện chinh được sắp xếp theo một trật tự nhất định: có mờ đầu, diễn biến và kết thúc.

Nhân vật

· Nhân vật là đối tượng có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ,… được nhà văn khắc hoạ trong tác phẩm. Nhân vật thường lá con người nhưng cũng có thể là thần tiên, ma quỷ, con vật. đồ vật,…

Người kể chuyện

Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện:

+ Ngôi thứ nhất;

+ Ngôi thứ ba.

Lời người kế chuyện và lời nhân vật

· Lời người kể chuyện đảm nhận việc thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cà việc thuật lại mọi hoạt động cùa nhân vật vả miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.

· Lời nhân vật là lời nói trục tiếp cùa nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trinh bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kề chuyện.

IV. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

2. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

3. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS: lựa chọn một truyện mà em yêu thích và chỉ ra các yếu tố đặc trưng của truyện: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời người kể chuyện.

– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

V. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

2. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.

3. Sản phẩm học tập:Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS:

– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

VI. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giáPhương phápđánh giáCông cụ đánh giáGhi chú
– Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

– Gắn với thực tế

– Tạo cơ hội thực hành cho người học

– Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

– Hấp dẫn, sinh động

– Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

– Phù hợp với mục tiêu, nội dung

– Báo cáo thực hiện công việc.

– Phiếu học tập

– Hệ thống câu hỏi và bài tập

– Trao đổi, thảo luận

Giáo án Công nghệ 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

CHƯƠNG 1: NHÀ Ở

I. MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHƯƠNG 1

1. Kiến thức

– Nêu được vai trò và đặc điểm chung của nhà ở

– Nhận biết được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng ở Việt Nam

– Kể tên được một số vật liệu phổ biến và mô tả một số bước chính trong xây dựng nhà ở

– Mô tả được những đặc trưng cơ bản của ngôi nhà thông minh

– Đề xuất được những ý tưởng để cải tạo ngôi nhà của mình trở thành ngôi nhà thông minh.

2. Năng lực

a. Năng lực chuyên môn

– Nhận biết được các đặc điểm chung của nhà ở

– Đặc trưng cơ bản của nhà ở thông minh

b. Năng lực chung

Biết chủ động nghiên cứu tìm tòi kiến thức, tranh ảnh liên quan tới nhà ở

3. Phẩm chất

Có ý thức bảo vệ giữ gìn cho ngôi nhà của mình được sạch sẽ, bền, đẹp

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên

– Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án

– Tranh ảnh liên quan tới ngôi nhà

– Video liên quan tới nhà ở

2. Học sinh

– Sách giáo khoa, sách bài tập

– Nghiên cức chuẩn bị sẵn bài trước khi tới lớp

– Sưu tầm tranh ảnh, kiến trúc nhà ở đẹp

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Chương 1 bao gồm có ba bài:

BàiTên bàiThời gian dạy học
Bài 1Khái quát về nhà ở
Bài 2Xây dựng nhà ở
Bài 3Ngôi nhà thông minh

BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÀ Ở

Môn Công Nghệ, lớp 6

Thời gian dạy học: 2 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học, học sinh sẽ:

– Nêu được vai trò của nhà ở

– Nêu được đặc điểm chung của nhà ở, nhận biết được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng ở Việt Nam

2. Năng lực

a. Năng lực chung

Biết lựa chọn các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về kiến thức nhà nói chung, đặc điểm kiến trúc các vùng miền khác nhau nói riêng.

b. Năng lực riêng

– Nêu được vai trò của nhà ở

– Nhận biết được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam

– Mô tả được tác động của nhà ở trong đời sống gia đình

3. Phẩm chất

– Có ý thức tìm hiểu về lịch sử nhà ở của gia đình

– Có ý thức bảo vệ nhà cổ, nhà di sản

– Thích tìm hiểu thông tin để mở rộng hiểu biết

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Giáo viên

– Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án

– Tranh ảnh liên quan tới ngôi nhà

– Nam châm gắn bảng, bút dạ.

– Video liên quan tới nhà ở

2. Học sinh

– Sách giáo khoa, sách bài tập

– Nghiên tức chuẩn bị sẵn bài trước khi tới lớp

– Sưu tầm tranh ảnh, kiến trúc nhà ở đẹp

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (10 PHÚT)

a) Mục tiêu

Giúp tạo tâm thế gợi nhu cầu nhận thức của học sinh về một chủ đề học tập mới nhưng lại rất quen thuộc với học sinh đó là về nhà ở. Bước đầu có những cảm nhận ý nghĩa vật chất cũng như tinh thần mà nhà ở đem lại cho con người.

b) Nội dung

– HS quan sát tranh ảnh mà GV đã chuẩn bị và trả lời các câu hỏi có liên quan tới tranh dẫn nhập.

– Câu hỏi của GV:

Câu 1: Em hãy gắn các tên sau đây: Bưu điện Hà Nội, trường học, nhà sàn, nhà mái bằng, chùa Thiên Mụ, biệt thự, chợ Bến Thành với các công trình sau:

Câu 2: Trong các công trình trên công trình nào thuộc nhóm nhà ở?

Giáo án Lịch sử – Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án Địa lí 6 sách Kết nối tri thức

TÊN BÀI DẠY: BÀI MỞ ĐẦU
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ 6
Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU:

Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức:

Học sinh hiểu được nội dung cơ bản, nhiệm vụ của bộ môn Địa Lý lớp 6.

– Hiểu được tầm qua trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt.

– Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú mà môn địa lí mang lại.

– Nêu được vai trò của địa lí trong cuộc sống, có cái nhìn khách qua về thế giới quan và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống

2. Năng lực

* Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

– Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định nội dung theo yêu cầu của giáo viên.

– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có

– Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên

3. Phẩm chất

– Trách nhiệm: Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại

– Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học

– Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Thiết bị dạy học:

+ quả địa cầu, bản đồ thế giới, tranh ảnh địa lý.

– Học liệu: sgk, sách thiết kế địa lí 6 tập 1

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục đích: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.

b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện

Hoạt động của GV và HSNội dung chính
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Học địa lí ở tiêu học HS được tìm hiểu những nội dung gì?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

HS: Trình bày kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới

HS: Lắng nghe, vào bài mới

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về Những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí

a. Mục đích: HS Trình bày được các khái niệm cơ bản của địa lí như Trái Đất, các thành phần tự nhiên của TĐ và các kĩ năng cơ bản của bộ môn như quan sát lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu …

b. Nội dung: Tìm hiểu về Những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HSNội dung chính
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS đọc thông tin SGK và quan sát các hình ảnh minh hoạ về mô hình, bản đồ, biểu đồ. Cho biết:

1/ Những khái niệm cơ bản trong địa lí hay dùng.

2/ ý nghĩa

HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

1/ Những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí

-Khái niệm cơ bản của địa lí như Trái Đất, các thành phần tự nhiên của TĐ và các kĩ năng cơ bản của bộ môn như quan sát lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu …

-> Giúp các em học tốt môn học, thông qua đó có khả năng giải thích và ứng xử phù hợp khi bắt gặp các hiện tượng thiên nhiên diễn ra trong cuộc sống hàng ngày

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

 

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về môn Địa lí và những điều lí thú

a. Mục đích: HS biết được khái niệm về những điều lí thú, kì diệu của tự nhiên mà các em sẽ được học trong môn địa lí

b. Nội dung: Tìm hiểu Môn Địa lí và những điều lí thú

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HSNội dung chính
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS thảo luận theo nhóm

? Hãy cho biết những nội dung nào được đề cập đến trong SGK Địa Lý 6

? Nêu ra những lí thú từ những bức tranh

? Kể thêm 1 số điều lí thú về tự nhiên và con người mà em biết

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

2/ Môn Địa lí và những điều lí thú

-Trên Trái Đất có những nơi mưa nhiều quanh năm, thảm thực vật xanh tốt, có những nơi khô nóng, vài năm không có mưa, không có loài thực vật nào có thể sinh sống

– Học môn Địa lí sẽ giúp các em lần lượt khám phá những điều lí thú trên.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

 

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về Địa lí và cuộc sống

a. Mục đích: HS biết được vai trò của kiến thức Địa lí đối với cuộc sống

b. Nội dung: Tìm hiểu Địa lí và cuộc sống

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HSNội dung chính
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức thảo luận cặp đôi và theo lớp, yêu cầu HS thảo luận và nêu ví dụ cụ thể để thấy được vai trò của kiến thức Địa lí đối với cuộc sống

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

3/ Địa lí và cuộc sống

 

+ Kiến thức Địa lí giúp lí giải các hiện tượng trong cuộc sống: hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, mùa, mưa đá, mưa phùn, chênh lệch giờ giữa các nơi, năm nhuận, biến đổi khí hậu,…

+ Kiến thức Địa lí hướng dẫn cách giải quyết các vấn để trong cuộc sống: làm øì khi xảy ra động đất, núi lửa, lũ lụt, biến đổi khí hậu, sóng thần, ô nhiễm môi trường,… + Định hướng thái độ, ý thức sống: trách nhiệm với môi trường sống, yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên,…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

 

Hoạt động 3: Luyện tập.

a. Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học

b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài học hôm nay.

HS: lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ để tìm đáp án đúng
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học

 

Hoạt động 4. Vận dụng

a. Mục đích: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HSNội dung chính
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS sưu tầm những câu ca dao và tục ngữ về hiện tượng tự nhiên nước ta.

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: trình bày kết quả

– Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

– Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão

– Cơn đẳng đông vừa trông vừa chạy.
Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi.
Cơn đằng bác đổ thóc ra phơi.

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức

HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

Giáo án Lịch sử 6 sách Kết nối tri thức

BÀI 1. LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

  • Nêu được các khái niệm lịchsử và môn Lịch sử.
  • Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
  • Giải thích được vì sao cần học lịch sử.

2. Về kĩ năng, năng lực

Bước đầu rèn luyện các năng lực của môn học như:

  • Tìm hiểu lịch sử: thông qua quan sát, sưu tầm tư liệu, bước đầu nhận diện và phân biệt được các khái niệm lịch sử và khoa học lịch sử, các loại hình và dạng thức khác nhau của các nguồn tài liệu cơ bản của khoa học lịch sử.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: bước đầu giải thích được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử với hoàn cảnh lịch sử, vai trò của khoa học lịch sử đối với cuộc sống.
  • Vận dụng: biết vận dụng được cách học môn Lịch sử trong từng bài học cụ thể.

Bổi dưỡng các phẩm chất yêu nước, nhân ái,…

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
  • Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu , bài powerpoit

2. Học sinh

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

A: KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinhđi vào tìm hiểu bài mới.

2. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

3. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

4. Tổ chức thực hiện:

Phần này đưa ra các hình ảnh liên quan đến các thế hệ máy tính điện tử tiêu biểu từ khi xuất hiện cho đến ngày nay, nhằm giới thiệu sự thay đổi, phát triển của các loại hình máy tính qua thời gian.

GV có thể sử dụng nội dung này để dẫn dắt, định hướng nhận thức của HS vào bài học, rằng sự thay đổi của máy tính điện tử theo thời gian như vậy chính là lịch sử.

GV lấy ví dụ gần gũi, sát thực với HS và đặt câu hỏi: Sự thay đổi của các sự vật/hiện tượng theo thời gian đó được hiểu là gì? Đó chính là quá trình hình thành và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng và cũng là lịch sử của sự vật, hiện tượng đó. GV nêu ra vấn đề để định hướng nhận thức của HS: Vậy lịch sử là gì? Vì sao phải học lịch sử?,… để dẫn dắt vào bài mới.

B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Lịch sử là gì?

1. Mục tiêu: HS hiểu được lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ và lịch sử là một môn khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ. Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người trên cơ sở những thành tựu của khoa học lịch sử.

2. Nội dung: GV có thê’ sử dụng đố dùng trực quan, tư liệu lịch sử, sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm,… đê’ tiến hành các hoạt động dạy học.

3. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1:

Sau phần thảo luận, trả lời của HS đề mở đầu bài học mới, GV tiếp tục dẫn dắt: Sự thay đổi của các dạng máy tính hay một sự vật, hiện tượng qua thời gian như vậy chính là lịch sử hình thành và phát triền của sự vật, hiện tượng đó. Sự thay đổi đó diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc.

Bước 2:

GV có thể định hướng HS tiếp tục lấy thêm một số ví dụ khác trong tự nhiên và đời sống xã hội và cùng thảo luận đê’ khắc sâu kiến thức. Từ đó, GV giải thích: Lịch sử là gì? Đó chính là những gì có thật đã xảy ra trong quá khứ và lịch sử xã hội loài người là những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Môn Lịch sử mà các em được học chỉ nghiên cứu lịch sử loài người.

Bước 3:

GV có thể cho HS đọc một câu chuyện lịch sử hay xem một bức tranh (ảnh), sau đó cùng thảo luận để trả lời câu hỏi: Đó có phải là lịch sử không? (Đó chính là lịch sử được con người ghi chép hay chụp lại, tức là lịch sử được nhận thức). Và chính nhờ những câu chuyện hay hình ảnh đó mà lịch sử được lưu giữ lại, các nhà khoa học tiến hành sưu tập, nghiên cứu các tài liệu đó và phục dựng lại lịch sử một cách chân thực nhất. Đó là khoa học lịch sử.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ và lịch sử là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.

Môn học Lịch sử là môn học tìm hiểu về quá khứ của loài người trên cơ sở của khoa học lịch sử.

Mục 2. Vì sao phải học lịch sử?

1. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của lịch sử và đặt ra yêu cầu phải hiểu rõ lịch sử dân tộc để hiểu biết vế nguồn gốc, truyền thống lịch sử nước nhà,…

2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp vấn đáp.

3. Sản phẩm học tập: Trả lời được các câu hỏi của giáo viên

4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1:

GV yêu cầu HS giới thiệu vắn tắt về gia đình mình (gốm mấy thế hệ, là những ai, những sự kiện đáng nhớ, truyền thống gia đình,…) và giải thích: biết được nguồn gốc, truyến thống gia đình thông qua ai, thông qua phương tiện nào và điều đó có tác dụng như thế nào,…

Yêu cầu cần đạt: HS hiểu được cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ, tự hào vế truyền thống gia đình và xác định được trách nhiệm của mình để kế tục truyển thống đó,…

Bước 2:

GV hướng dẫn HS khai thác hai câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được dẫn trong SGK để rút ra ý nghĩa của việc học lịch sử (hai câu thơ đã chỉ ra yêu cầu củng như ý nghĩa, vai trò của việc học lịch sử (“phải biết sử” để “tường gốc tích”).

Bước 3:

GV có thể khai thác thêm mục “Kết nối với ngày nay” bằng cách đặt câu hỏi cho HS thảo luận và trả lời: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của lời căn dặn của Bác Hồ? Tại sao Bác lại chọn địa điểm tại Đền Hùng để căn dặn các chiến sĩ? Lời căn dặn của Bác có ý nghĩa gì?… GV kết luận:

Yêu cầu cẩn đạt: HS nêu được vai trò của lịch sử và đặt ra yêu cầu phải hiểu rõ lịch sử dân tộc để hiểu biết vế nguồn gốc, truyền thống lịch sử nước nhà,…

Bước 4:

GV cho HS quan sát hai tác phẩm nghiên cứu lịch sử (một tác phẩm nghiên cứu lịch sử Việt Nam và một tác phẩm nghiên cứu lịch sử thế giới) và cho biết tác dụng của việc biên soạn hai tác phẩm đó. Trước khi HS trả lời, GV có thể giới thiệu qua tác giả, nội dung của hai tác phẩm đó, từ đó HS nêu được: Việc biên soạn hai tác phẩm của các nhà sử học chính là giúp chúng ta tìm hiểu về quá khứ, cội nguồn,… của dần tộc và nhân loại. Để từ đó, chúng ta đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng tương lai. Từ việc đặt câu hỏi trên đề HS trả lời và đó cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi: Vỉ sao phải học lịch sử? GV có thể chốt lại kiến thức cho HS hiểu và ghi nhớ.

Học lịch sử để hiểu biết về cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc, và rộng hơn là của cả loài người; biết trong quá khứ con người đã sống, đã lao động để cải tạo tự nhiên, xã hội ra sao,…

Học lịch sử giúp đúc kết những bài học kinh nghiêm vế sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng

Giáo án tin 6 kết nối tri thức với cuộc sống sách Kết nối tri thức với cuộc sống

TÊN BÀI DẠY: Thông tin và dữ liệu
Môn: Tin học lớp: 6
Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về:

– Thông tin

– Dữ liệu

– Vật mang tin

– Mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu

– Tầm quan trọng của thông tin.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

  • Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
  • Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ về mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu, ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin.

2.2. Năng lực Tin học

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:

Năng lực

  • Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu.
  • Phân biệt được thông tin với vật mang tin.
  • Nêu được ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu.
  • Nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin

3. Về phẩm chất:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:

Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.

Trung thực: Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

– Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập

– Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 6

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết là: Sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu

b) Nội dung: Học sinh đọc đoạn văn bản trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: em biết những được điều gì sau khi đọc xong đoạn văn bản đó.

c) Sản phẩm: Học sinh trả lời về thông tin trong đoạn văn bản.

d) Tổ chức thực hiện: Chiếu đoạn văn bản, hoặc yêu cầu học sinh đọc trong Sách giáo khoa. Cho các nhóm thảo luận nhanh, để trả lời câu hỏi.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

HĐ 2.1. Phân biệt được ba khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin

a) Mục tiêu: Giúp học sinh phân biệt được ba khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin

b) Nội dung: Giao phiếu học tập số 1 ghép khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin với nội dung tương ứng.

c) Sản phẩm: Kết quả điền phiếu của các nhóm

d) Tổ chức thực hiện: Phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm thảo luận và điền vào phiếu.

HĐ 2.2. Phân biệt được thông tin với vật mang tin.

a) Mục tiêu: Giúp học sinh phân biệt được thông tin với vật mang tin.

b) Nội dung: Yêu cầu học sinh đưa ra ví dụ có thông tin và vật mang tin.

c) Sản phẩm: Học sinh nêu ra ví dụ có thông tin và vật mang tin

d) Tổ chức thực hiện: Giao yêu cầu cho các nhóm, các nhóm thảo luận và trả lời.

HĐ 2.3. Nêu ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu

a) Mục tiêu: Giúp học sinh nêu mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu

b) Nội dung: Yêu cầu học sinh đưa ra ví dụ có thông tin và dữ liệu (có sự gợi ý của giáo viên)

c) Sản phẩm: Học sinh nêu ra ví dụ có thông tin và dữ liệu thể hiện mối quan hệ giữa chúng.

d) Tổ chức thực hiện: Giao yêu cầu cho các nhóm, các nhóm thảo luận và trả lời.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập lại các khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin

b) Nội dung: Giao phiếu học tập số 2, trong đó có một đoạn văn bản, yêu cầu học sinh nhận ra được đâu là thông tin, dữ liệu, vật mang tin.

c) Sản phẩm: Các câu trả lời

d) Tổ chức thực hiện: Phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm thảo luận, ghi câu trả lời vào phiếu và đại diện nhóm trả lời.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Học sinh nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin

b) Nội dung: Đưa ra câu hỏi về thông tin giúp em như thế nào về việc chọn trang phục phù hợp, giúp em an toàn khi tham gia giao thông ….

c) Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm

d) Tổ chức thực hiện: Giáo viên đưa ra câu hỏi, các nhóm thảo luận để đưa ra câu trả lời.

Giáo án mĩ thuật 6 kết nối tri thức với cuộc sống

BÀI 1: MỘT SỐ THỂ LOẠI MĨ THUẬT

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đặc điểm cơ bản của mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng thông qua tìm hiểu một số tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật.
  • Một số kĩ năng tạo hình trong lĩnh vực mĩ thuật.

2. Năng lực

– Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.

– Năng lực riêng:

  • Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của thể loại Hội hoạ, Đồ hoa tranh in, Điêu khắc, Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế công nghiệp qua tìm hiểu một số tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật.
  • Biết cách phân tích vẻ đẹp của một bức tranh, tượng và sử dụng chất liệu thực hiện được một sản phẩm mĩ thuật.
  • Biết nhận xét, đánh giá sản phẩm mĩ thuật của cá nhân, nhóm.

3. Phẩm chất

Có hiểu biết và yêu thích các thể loại của mĩ thuật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
  • Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học như tác phẩm mĩ thuật, sản phẩm mĩ thuật trình chiếu trên PowerPoint để HS quan sát như: tranh, tượng, phù điêu, sản phẩm trong thể loại Thiết kế công nghiệp, Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế thời trang.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong cuộc sống hàng ngày, em đã được biết đến hoặc đã từng nhìn thấy một số loại sản phẩm mĩ thuật nào?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:

Một số loại sản phẩm mĩ thuật: tranh vẽ, điêu khắc, tượng đài,…

– GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và trong ngành mĩ thuật nói riêng, các sản phẩm mĩ thuật được sáng tác và trưng bày vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi loại sản phẩm có tính chất và mục đích ứng dụng riêng. Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn các thể loại mĩ thuật, chúng ta cùng tìm hiểu bài học đầu tiên của môn Mĩ thuật 6 – Bài 1: Một số thể loại mĩ thuật.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT

a. Mục tiêu:

– Thông qua hoạt động, HS biết tên gọi của một số thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng; biết được một số đặc điểm của thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng.

b. Nội dung:

– GV hướng dẫn HS quan sát và tìm hiểu chú thích các hình minh hoa về các thể loại mĩ thuật trong SGK và tài liệu minh hoạ bổ sung (nếu có).

– HS quan sát, tìm hiểu nội dung của hình minh hoạ và phần chú giải để hiểu về đặc điểm một số thể loại mĩ thuật.

c. Sản phẩm học tập:

– Nhận thức của HS về tên gọi, đặc điểm cơ bản của một số thể loại mĩ thuật cần biết trong nội dung môn Mĩ thuật lớp 6.

– Trả lời khái quát câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 6.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV nhắc lại kiến thức đã học. Gợi ý nội dung: cấp Tiểu học, HS đã làm quen với những TPMT như tranh, tượng, phù điêu hay những sản phẩm được thiết kế gắn với cuộc sống như: đồ chơi, đồ dùng học tập, đổ dùng nhân, đồ lưu niệm, đồ dùng trong gia đình, đồ trang trí nội thất,…

GV yêu cầu HS mở sgk trang 5,6, quan sát anh tranh trả lời câu hỏi trong trang 6 SGK:

+ Đặc điểm của các thể loại mĩ thuật tạo hình, mĩ thuật ứng dụng là gì?

Sau khi HS trả lời câu hỏi trong SGK trang 6, GV chia lớp thành 2 nhóm, thảo luận trả lời các câu hỏi của từng nhóm như sau:

+ Nhóm 1: Không gian hội họa, đồ họa tranh in có gì khác so với không gian trong điêu khắc?

+ Nhóm 2: Qua sản phẩm minh hoạ trong sgk Mĩ thuật 6, trang 6, em hãy cho biết sản phẩm của thể loại Thiết kế đồ họa khác gì với sản phẩm của thể loại Thiết kế thời trang?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm đứng dậy trả lời.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

+ GV bổ sung thêm:

Những tác phẩm trong lĩnh vực mĩ thuật tạo hình thường sử dụng yếu tố

nguyên tạo hình như: đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục,… để thể hiện ý tưởng, quan điểm của người nghệ trước thiên nhiên, cuộc sống.

Những sản phẩm trong lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng thường gắn với sản xuất công nghiệp cuộc sống như các sản phẩm: trang phục, bìa sách, đổ lưu niệm, bao sản phẩm, đồ dùng,…

1. Quan sát

Đặc điểm của thuật tạo hình: đều sử dụng những yếu tố tạo hình như: đường nét, màu sắc, hình khối, không gian, bố cục….để thể hiện ý tưởng, quan điểm của người nghệ sĩ trước thiên nhiên, cuộc sống.

+ Hội hoạ là nghệ thuật sử dụng các yếu tố tạo hình như: chấm, nét, hình khối, màu sắc,… để phản ánh hiện thực cuộc sống trên mặt phẳng hai chiều.

+ Điêu khắc là nghệ thuật sử dụng các kĩ thuật đục, chạm, nặn, gò, đắp,… trên những chất liệu như gỗ, đá, đất, đồng,… để tạo nên những TPMTT có khối trong không gian ba chiều như tượng tròn, tượng đài hoặc có không gian hai chiều như chạm khắc, gò đồng….

+ Đồ họa tranh in là nghệ thuật sử dụng kĩ thuật in để tạo nên nhiều bản tác phẩm như tranh khắc gỗ, tranh in đá, tranh in lưới,… Ngoài ra, còn có thể loại Đồ hoa tranh in chỉ tạo ra một bản duy nhất, đó là thể loại Đồ họa tranh in độc bản.

Đặc điểm của thuật ứng dụng: sử dụng yếu tố mĩ thuật trong thiết kế, tạo dáng sản phẩm như trang phục, bìa sách, đổ lưu niệm, bao bì sản phẩm, đồ dùng,… Mĩ thuật ứng dụng gắn với sản xuất công nghiệp, cuộc sống và bao gồm các thể loại như: Thiết kế đồ họa; Thiết kế công nghiệp; Thiết kế thời trang…

– Nhóm 1:

+ Không gian hội họa, đồ họa tranh in : 2D

+ Không gian điêu khắc: 3D

Nhóm 2: Sự khác nhau giữa sản phẩm thiết kế đồ họa và thiết kế thời trang :

+ Thiết kế đồ họa: truyền tải thông điệp bằng chữ viết cùng với những hình ảnh đẹp, ấn tượng qua việc sử dụng các công cụ công nghệ đồ hoạ. Mỗi sản phẩm làm ra được tạo nên bởi sự kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ cá nhân

HOẠT ĐỘNG 2 : THỂ HIỆN

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thể hiện được một sản phẩm mĩ thuật (mĩ thuật tạo hình hoặc mĩ thuật ứng dụng) theo hình thức vẽ hoặc nặn.

b. Nội dung:

– GV hướng dẫn HS lựa chọn thể loại và chất liệu để thực hiện sản phẩm.

– HS thực hiện SPMT theo hình thức vẽ hoặc nặn.

c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm mĩ thuật mĩ thuật tạo hình hoặc mĩ thuật ứng dụng theo hình thức vẽ hoặc nặn.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS dùng hình thức yêu thích để tạo một sản phẩm thuật, thể trong lĩnh vực tạo hình hoặc mĩ thuật ứng dụng. – GV đưa câu hỏi gợi ý:+ Em lựa chọn thể hiện sản phẩm thuộc lĩnh vực mĩ thuật nào?+ Ý tưởng thể hiện sản phẩm của em là gì?+ Em sử dụng cách nào để thực hiện?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi đại diện một số bạn HS đứng dậy trình bày sản phẩm mĩ thuật của mình.

– GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Thể hiện

– Sản phẩm mĩ thuật của HS.

HOẠT ĐỘNG 3: THẢO LUẬN

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS từng bước hình thành năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ qua việc đặt câu hỏi, thảo luận và đưa ra ý kiến của bản thân về sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện ở hoạt động Thể hiện của cá nhân/nhóm.

b. Nội dung:

– GV yêu cầu HS trưng bày các sản phẩm đã thực hiện và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8.

– HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8.

c. Sản phẩm học tập:

– Chia sẻ cảm nhận của HS về đặc điểm của thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng thông qua các sản phẩm thực hành.

– Trưng bày và nêu được tên sản phẩm đã thực hành.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Căn cứ vào sản phẩm thuật HS vừa thực hiện, GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm theo những câu hỏi gợi ý sau trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8:

+ Bạn đã sử dụng bố cục, hình khối, màu sắc, đường nét như thế nào trong SPMT của mình?

+ Bạn đặt tên cho SPMT của mình là ơì?

+ SPMT của bạn thuộc thể loại mĩ thuật tạo hình nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi đại diện HS của các nhóm đứng dậy trình bày sản phẩm mĩ thuật của mình.

+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Thảo luận

– HS thảo luận theo nhóm về Sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện ở phần Thể hiện

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết sử dụng một số kiến thức đã học để nhận biết một số tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật trong cuộc sống.

b. Nội dung:

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Vận dụng trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8.

– HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8.

c. Sản phẩm học tập:

Nhận biết được một số tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật thuộc thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng được minh hoa trong SGK Mĩ thuật 6 (hoặc TPMT/ SPMT do GV chuẩn bị).

d. Tổ chức thực hiện:

– GV chiếu hình ảnh, đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống!

 

Giáo án lớp 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống gồm 8 môn Toán, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn, Công nghệ, Địa lí, Tin học và Mĩ thuật, giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án lớp 6 năm học 2021 – 2022 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm hướng dẫn xem bộ sách giáo khoa lớp 6 mới để tìm hiểu trước về bộ sách mới. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Mobitool:

Giáo án Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHƯƠNG I: TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
TIẾT 1 – §1: TẬP HỢP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

Nhận biết: + Một tập hợp và các phần tử của nó.

+ Tập các số tự nhiên (N) và tập các số tự nhiên khác 0 (N*)

– Biết cách sử dụng các kí hiệu về tập hợp ( “∈” , “∉”)

– Hiểu và trình bày được cách mô tả hay viết một tập hợp.

2. Năng lực

– Năng lực riêng:

+ Sử dụng được các kí hiệu về tập hợp.

+ Sử dụng được các cách mô tả (cách viết) một tập hợp.

– Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.

3. Phẩm chất

– Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 – GV: Một số đồ vật hoặc tranh ảnh minh họa cho khái niệm tập hợp ( bộ sưu tập đồ vật, ảnh chụp tập thể HS, bộ đồ dùng học tập, bộ cốc chén..)

2 – HS : Đồ dùng học tập; đồ vật, tranh ảnh như trên.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: HS cảm thấy khái niệm tập hợp gần gũi với đời sống hàng ngày.

b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh.

c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV chiếu hình ảnh và giới thiệu “tập hợp gồm các bông hoa trong lọ hoa”, “ tập hợp gồm các con cá vàng trong bể”, “ tập hợp học sinh lớp 6a2”… và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm các ví dụ tương tự trong đời sống hoặc mô tả tập hợp trong tranh ảnh mà mình đã chuẩn bị.

– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.

– Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Từ các ví dụ trên chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ hơn về tập hợp, các kí hiệu và cách mô tả, biểu diễn một tập hợp”

IV. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tập hợp và phần tử của tập hợp

a) Mục tiêu:

+ Từ hình ảnh thực tế HS có thể chuyển sang hình ảnh trực quan về tập hợp .

+ Nhớ lại cách sử dụng các kí hiệu “∈” và “∉”.

+ Hình thành kĩ năng nhận biết phần tử của một tập hợp.

b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu và SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm:

+ HS nêu được ví dụ về tập hợp và hiểu được các phần tử trong tập hợp.

+ HS viết được kí hiệu phần tử thuộc hoặc không thuộc tập hợp.

+ HS hoàn thành được phần Luyện tập 1.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSSẢN PHẨM DỰ KIẾN
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV cho HS quan sát Hình 1.3 SGK-tr6:

* Tập hợp M gồm các phần tử nào?

+ GV ví dụ về 1 tập hợp B gồm các chữ cái viết thường trong tiếng việt và nêu những phần tử của tập hợp B.

+ GV tổng kết và giới thiệu kí hiệu về tập hợp và phần tử của tập hợp.

* Em hãy tìm ví dụ về tập hợp và chỉ ra các phần tử thuộc tập hợp.

* Quan sát lại H1.3 SGK- tr6, em có nhận xét gì về số 7 và tập hợp M?

* HS hoàn thành Luyện tập 1: Gọi B là tập hợp các bạn tổ trưởng trong lớp em. Em hãy chỉ ra một bạn thuộc tập B và một bạn không thuộc tập B.

– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS hoạt động cá nhân rồi sau đó thảo luận cặp đôi nói cho nhau nghe.

+ GV: quan sát và trợ giúp các nhóm.

– Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+HS: Lắng nghe, ghi chú, nêu ví dụ, phát biểu

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại tập hợp và phần tử của tập hợp.

1. Tập hợp và phần tử của tập hợp

Tập hợp và phần tử của tập hợp

– Một tập hợp (tập) bao gồm những đối tượng nhất định. Các đối tượng ấy được gọi là những phần tử của tập hợp.

+ x là một phần tử của tập A

KH: x ∈ A

+ y không là phần tử của tập A.

KH: y ∉ A

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Tiết 1 + 2
Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.

I. MỤC TIÊU:

1. Mức độ/yêu cầu cần đạt

  • Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
  • Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.
  • Biết giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp.

II. Kĩ năng và năng lực

1. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc nhóm

2. Năng lực: Năng lực phát hiện vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tự học.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  • SGK, SGV, Bài tập Giáo dục công dân 6;
  • Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trò chơi, những ví dụ thực tế… gắn với bài “Tự lập”;
  • Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,…

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ

Tiết 2: Truyền thống là gì? Truyền thống về gia đình, dòng họ là gì?

3. Bài mới:

A. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi

Tổ chức thực hiện:

GV cho học sinh nghe bài hát “Lá cờ” Sáng tác Tạ Quang Thắng

HS thảo luận câu hỏi:

a, Bài hát nói về truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?

b, Chia sẻ hiểu biết của em về truyền thống đó?

– Bài hát thể hiện niềm tin, sự tự hào của cả một thế hệ đã lao động và chiến đấu gian khổ vì Tổ quốc.

– Dù có gặp bao khó khăn trên đường đời thì bản thân luôn thấy những điều đó chẳng thấm vào đâu so với bố mẹ ngày xưa và vững bước theo đuổi con đường mình đang đi

B. Hoạt động khám phá
Mục tiêu: HS trình bày được thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ.1.Truyền thống gia đình, dòng họ
– Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

– Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV hướng dẫn HS tìm hiểu câu chuyện

Mời một HS đọc to, rõ ràng câu chuyện, cả lớp lắng nghe.

Sau khi HS đọc truyện, GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi theo câu hỏi

a) Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống gì? Em hãy suy nghĩ gì về truyền thống ấy?

b) Hãy kể tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ

+ GV mời đại diện các nhóm trả lời. GV khen ngợi các bạn có câu trả lời đúng và hay; chỉnh sửa, bổ sung đối với câu trả lời còn thiếu và kết luận

+ GV tiếp tục cho HS thảo luận về một vài tấm gương về việc phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có liên quan tới thực tế cuộc sống để HS suy ngẫm và trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là truyền thống của gia đình, của dòng họ?

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

a) Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống hiếu học. Em suy nghĩ gì về truyền thống ấy là một truyền thống tốt đẹp cần lưu giữ và phát huy.

b) Tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết: truyền thống hiếu học, truyền thống làm gốm, truyền thống yêu nước, truyền thống giúp đỡ người khác…

Truyền thống là những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được mọi người thực hiện.

Truyền thống của gia đình, của dòng họ là: Nghề nghiệp, học tập, đạo đức, văn hóa.

Mục tiêu: HS giải thích được ý nghĩa của truyền thống của gia đình, của dòng họ.2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
– Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

– Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

� GV hướng dẫn HS đọc tình huống và thảo luận 3 tình huống trong SGK, kết hợp với đọc thông tin và đặt một số câu hỏi để gợi ý HS tìm hiểu về biểu hiện của truyền thống gia đình, dòng họ và trái với truyền thống gia đình, dòng họ trong học tập và sinh hoạt:

a) Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích gì cho Dung?

a) Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích cho Dung: giúp Dung có động lực để tiếp tục học tập tốt dù ở xa nhà.
b) Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại điều gì cho gia đình Nam?b) Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại điều cho gia đình Nam: biết chia sẻ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau nên cuộc sống gia đình luôn đoàn kết, vui vẻ, đầm ấm.
c) Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân gia đình, dòng họ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

� GV mời đại diện các nhóm lên trình bày câu trả lời của nhóm mình trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

� GV nhận xét, kết luận.

� GV tiếp tục cho HS thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi: Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

c) Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân gia đình, dòng họ: giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.
Mục tiêu: HS trình bày được thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.3. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ
– Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

– Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

� GV hướng dẫn HS đọc tình huống và thảo luận 3 tình huống trong SGK, kết hợp với đọc thông tin và đặt một số câu hỏi để gợi ý HS

a) Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc như thế nào cho người thân?

a) Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc và gần gũi nhau hơn cho người thân.
b) Em có suy nghĩ gì về mong muốn của bạn An?b) Em có suy nghĩ về mong muốn của bạn An: là 1 suy nghĩa tích cực, rất đáng được phát huy.
c) Từ việc làm của gia bạn Linh và bạn An, theo em mỗi người cần làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

c) Từ việc làm của gia bạn Linh và bạn An, theo em mỗi người cần cố gắng học tập, nổ lực nhiều hơn để hoàn thiện bản thân cả học tập lẫn đạo đức để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.

Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ: Chúng ta cần phải thấy biết ơn, coi trọng và tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và phải sống trong sạch, lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.

C. Hoạt động luyện tập
Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể.

Nội dung – Tổ chức thực hiện:

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Lao động cần cù, chăm chỉ là một nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ.

b) Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là thể hiện lòng trân trọng và biết ơn với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

c) Chỉ những gia đình, dòng họ giàu mới có truyền thống đáng tự hào.

Em đồng tình với (a) (b)

– Không đồng tình với ý kiến (c).

Vì đã gọi là truyền thống thì dù gia đình nghèo hay giàu gì thì vẫn được gọi là truyền thống.

Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn học: KHTN- Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên (KHTN).
  • Trình bày được các lĩnh vực chủ yếu của KHTN.
  • Hiểu được vai trò, ứng dụng của KHTN trong đời sống và sản xuất.
  • Phân biệt được các lĩnh vực của KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, làm thí nghiệm, nhận xét, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu khái niệm về KHTN, các lĩnh vực chính của KHTN, vai trò, ứng dụng KHTN trong cuộc sống.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra khái niệm KHTN, vai trò của KHTN trong cuộc sống, hợp tác trong làm thí nghiệm tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ vai trò của KHTN với cuộc sống con người và những tác động của KHTN với môi trường.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

  • Phát biểu được khái niệm KHTN.
  • Liệt kê được các lĩnh vực chính của KHTN.
  • Sắp xếp được các hiện tượng tự nhiên vào các lĩnh vực tương ứng của KHTN
  • Xác định được vai trò của KHTN đối với cuộc sống.
  • Dẫn ra được các ví dụ chứng minh vai trò của KHTN với cuộc sống và tác động của KHTNđối với môi trường.

3. Phẩm chất:

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

  • Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu vềKHTN.
  • Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận khái niệm, vai trò, ứng dụng của KHTN.
  • Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí, kết quả tìm hiểuvai tròKHTNtrong cuộc sống.

4. Thiết bị dạy học và học liệu

  • Hình ảnh về vật sống, vật không sống, các hiện tượng tự nhiên.
  • Hình ảnh các thành tựu của KHTN trong cuộc sống.
  • Phiếu học tập KWL và phiếu học tập số 1(đính kèm).
  • Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 2 thanh nam châm; 1 mẩu giấy quỳ tím,1 kẹp ống nghiệm, 1 ống nghiệm đựng dung dịch nước vôi trong; 1 chiếc bút chì, 1cốc nước.

II. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập bằng tình huống có vân đề: Nhờ phát minh khoa học và công nghệ mà cuộc sống của con người hiện nay ngày một nâng cao. Nếu không có những phát minh này thì cuộc sống của con người như thế nào? KHTN là gì?

2. Mục tiêu: Nêu được một số vấn đề nghiên cứu của KHTN như: lĩnh vực nào của đời sống, đối tượng nghiên cứu, có vai trò như thế nào?

3. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL, hoàn thành 2 cột K, W để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về KHTN.

4. Sản phẩm:

Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL, có thể: KHTN là những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên; là ngành khoa học nghiên cứu về thế giới tự nhiên…KHTN giúp con người có cuộc sống tốt hơn, tránh được những rủi ro do thế giới tự nhiên gây ra; KHTN giúp con người tiết kiệm thời gian, giảm sức lao động…

d) Tổ chức thực hiện:

– GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu.

– GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước.

– GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm KHTN.

Mục tiêu:

– Phân biệt được vật sống và vật không sống, lấy được ví dụ.

– Nêu được khái niệm hiện tượng tự nhiên.

– Hiểu đúng khái niệm KHTN, mục đích của KHTN

– Phân biệt được các lĩnh vực của KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu.

– Học sinh (HS) nhận biết trong các vật sau đây: hòn đá, con gà, cây cà chua, rô bốt, quả núi. Vật nào là vật sống, vật nào là vật không sống?

b) Nội dung

– Con hãy lấy một ví dụ vật sống, vật không sống không trùng với các vật đã nêu trên.

– Học sinh làm thí nghiệmtheo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1: Tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên (5 phút)

TN1.Lần lượt đưa hai đầu cùng tên và khác tên của hai thanh nam châm đến gần nhau.

TN2. Nhúng một mẩu giấy quỳ tím vào cốc chứa dung dịch nước vôi trong.

TN3. Nhúng chiếc bút chì vào cốc nước.

TN 4: Quan sát quá trình nảy mầm của hạt đậu.

c) Sản phẩm:

– HS nhận biết được vật sống, vật không sống.

– Đáp án phiếu học tập số 1: Tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên.

– Học sinh trình bày được khái niệm KHTN.

d) Tổ chức thực hiện:

*Giao nhiệm vụ.

– GV yêu cầu HS dựa vào đặc điểm đặc trưng của vật sống và vật không sống, phân biệt được vật sống và vật không sống.

– GV hướng dẫn HS từ những ví dụ về vật sống và vật không sống thấy được sự tương tác giữa các vật và sự biến đổi không ngừng của chúng trong tự nhiên đưa ra được khái niệm hiện tượng tự nhiên.

– GV cho HS làm thí nghiệm theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1.

– GV nhận xét và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các hiện tượng tự nhiên rất đa dạng phong phú nhưng chúng đều xảy ra theo các quy luật nhất định, các nhà khoa học đã làm thế nào để biết được điều này?

– GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm KHTN.

Giáo án Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài 1. TÔI VÀ CÁC BẠN

Môn: Ngữ văn 6 – Lớp: ……..

Số tiết: 16 tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1

– Nhận biết được một số yếu tố của truyện đổng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất;

– Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật;

– Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong VB;

– Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB bảo đảm các bước;

– Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân;

– Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.

TIẾT 1: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

– Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất.

2. Năng lực

Năng lực chung:

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

Năng lực riêng:

– Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của truyện đồng thoại và người kể chuyện ngôi thứ nhất.

3. Phẩm chất

– Có ý thức vận dụng kiến thức vào các VB được học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Giáo án;

– Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

I. KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

Tổ chức thực hiện:

– GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Trải qua 5 năm học Tiểu học, em có bạn thân nào không? Theo em những người bạn có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới.

II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học

1. Mục tiêu:Nắm được nội dung của bài học.

2. Nội dung:HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

GV giới thiệu: Bài học gồm hai nội dung: khái quát chủ đề và nêu thể loại các văn bản đọc chính. Với chủ đề Tôi, bài học tập trung vào một số vấn đề thiết thực, có ý nghĩa quan trọng: khám phá bản thân trong mối quan hệ với bạn bè, kết bạn và ứng xử với bạn, nhận thức về vẻ đẹp và vai trò của tình bạn…

HS lắng nghe

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng

Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn

1. Mục tiêu: Nắm được các khái niệm về cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời người kể chuyện.

2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK

GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:

Hãy chọn một truyện và trả lời các câu hỏi sau để nhận biết từng yếu tố:

+ Ai là người kể chuyện trong tác phẩm này? Người kể ấy xuất hiện ở ngôi thứ mấy?

+ Nếu muốn tóm tắt nội dung câu chuyện, em sẽ dựa vào những sự kiện nào

+ Nhân vật chính của truyện là ai? Nêu một vài chi tiết giúp em hiểu đặc điểm của nhân vật đó.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận

– GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng

GV bổ sung:

Nhân vật là con người, thần tiên, ma quỷ, con vật, đổ vật,… có đời sống, tính cách riêng được nhà văn khác hoạ trong tác phẩm. Nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của truyện kể, gắn chặt với chủ đế tác phẩm và thể hiện lí tưởng thẩm mĩ, quan niệm nghệ thuật của nhà văn vế con người. Nhân vật thường được miêu tả bằng các chi tiết ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động, cảm xúc, suy nghĩ, mối quan hệ với các nhàn vật khác,…

Truyện đồng thoại: một thế loại truyện viết cho trẻ em, với nhân vật chính thường là loài vật hoặc đô vật được nhân hoá. Các tác giả truyện đồng thoại sử dụng “tiếng chim lời thú” ngộ nghĩnh để nói chuyện con người nên rất thú vị và phù hợp với tâm lí trẻ thơ. Nhân vật đồng thoại vừa được miêu tả với những đặc tính riêng, vốn có của loài vật, đồ vật vừa mang những đặc điểm của con người. Vì vậy, truyện đồng thoại rất gần gũi với truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và có giá trị giáo dục sâu sắc. Sự kết hợp giữa hiện thực và tưởng tượng, ngôn ngữ và hình ảnh sinh động mang lại sức hấp dẫn riêng cho truyện đổng thoại. Thủ pháp nhân hoá và khoa trương cũng được coi là những hình thức nghệ thuật đặc thù của thể loại này.

Truyện và truyện đồng thoại

· Truyện là loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc.

· Truyện đồng thoại lả truyện viết cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hoá. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có cùa loài vật hoặc đồ vật vừa mang đặc điểm của con người.

Cốt truyện

· Cốt truyện là yếu tố quan trọng cùa truyện kể, gồm các sự kiện chinh được sắp xếp theo một trật tự nhất định: có mờ đầu, diễn biến và kết thúc.

Nhân vật

· Nhân vật là đối tượng có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ,… được nhà văn khắc hoạ trong tác phẩm. Nhân vật thường lá con người nhưng cũng có thể là thần tiên, ma quỷ, con vật. đồ vật,…

Người kể chuyện

Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện:

+ Ngôi thứ nhất;

+ Ngôi thứ ba.

Lời người kế chuyện và lời nhân vật

· Lời người kể chuyện đảm nhận việc thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cà việc thuật lại mọi hoạt động cùa nhân vật vả miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.

· Lời nhân vật là lời nói trục tiếp cùa nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trinh bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kề chuyện.

IV. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

2. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

3. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS: lựa chọn một truyện mà em yêu thích và chỉ ra các yếu tố đặc trưng của truyện: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời người kể chuyện.

– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

V. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

2. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.

3. Sản phẩm học tập:Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS:

– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

VI. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giáPhương phápđánh giáCông cụ đánh giáGhi chú
– Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

– Gắn với thực tế

– Tạo cơ hội thực hành cho người học

– Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

– Hấp dẫn, sinh động

– Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

– Phù hợp với mục tiêu, nội dung

– Báo cáo thực hiện công việc.

– Phiếu học tập

– Hệ thống câu hỏi và bài tập

– Trao đổi, thảo luận

Giáo án Công nghệ 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

CHƯƠNG 1: NHÀ Ở

I. MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHƯƠNG 1

1. Kiến thức

– Nêu được vai trò và đặc điểm chung của nhà ở

– Nhận biết được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng ở Việt Nam

– Kể tên được một số vật liệu phổ biến và mô tả một số bước chính trong xây dựng nhà ở

– Mô tả được những đặc trưng cơ bản của ngôi nhà thông minh

– Đề xuất được những ý tưởng để cải tạo ngôi nhà của mình trở thành ngôi nhà thông minh.

2. Năng lực

a. Năng lực chuyên môn

– Nhận biết được các đặc điểm chung của nhà ở

– Đặc trưng cơ bản của nhà ở thông minh

b. Năng lực chung

Biết chủ động nghiên cứu tìm tòi kiến thức, tranh ảnh liên quan tới nhà ở

3. Phẩm chất

Có ý thức bảo vệ giữ gìn cho ngôi nhà của mình được sạch sẽ, bền, đẹp

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên

– Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án

– Tranh ảnh liên quan tới ngôi nhà

– Video liên quan tới nhà ở

2. Học sinh

– Sách giáo khoa, sách bài tập

– Nghiên cức chuẩn bị sẵn bài trước khi tới lớp

– Sưu tầm tranh ảnh, kiến trúc nhà ở đẹp

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Chương 1 bao gồm có ba bài:

BàiTên bàiThời gian dạy học
Bài 1Khái quát về nhà ở
Bài 2Xây dựng nhà ở
Bài 3Ngôi nhà thông minh

BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÀ Ở

Môn Công Nghệ, lớp 6

Thời gian dạy học: 2 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học, học sinh sẽ:

– Nêu được vai trò của nhà ở

– Nêu được đặc điểm chung của nhà ở, nhận biết được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng ở Việt Nam

2. Năng lực

a. Năng lực chung

Biết lựa chọn các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về kiến thức nhà nói chung, đặc điểm kiến trúc các vùng miền khác nhau nói riêng.

b. Năng lực riêng

– Nêu được vai trò của nhà ở

– Nhận biết được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam

– Mô tả được tác động của nhà ở trong đời sống gia đình

3. Phẩm chất

– Có ý thức tìm hiểu về lịch sử nhà ở của gia đình

– Có ý thức bảo vệ nhà cổ, nhà di sản

– Thích tìm hiểu thông tin để mở rộng hiểu biết

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Giáo viên

– Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án

– Tranh ảnh liên quan tới ngôi nhà

– Nam châm gắn bảng, bút dạ.

– Video liên quan tới nhà ở

2. Học sinh

– Sách giáo khoa, sách bài tập

– Nghiên tức chuẩn bị sẵn bài trước khi tới lớp

– Sưu tầm tranh ảnh, kiến trúc nhà ở đẹp

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (10 PHÚT)

a) Mục tiêu

Giúp tạo tâm thế gợi nhu cầu nhận thức của học sinh về một chủ đề học tập mới nhưng lại rất quen thuộc với học sinh đó là về nhà ở. Bước đầu có những cảm nhận ý nghĩa vật chất cũng như tinh thần mà nhà ở đem lại cho con người.

b) Nội dung

– HS quan sát tranh ảnh mà GV đã chuẩn bị và trả lời các câu hỏi có liên quan tới tranh dẫn nhập.

– Câu hỏi của GV:

Câu 1: Em hãy gắn các tên sau đây: Bưu điện Hà Nội, trường học, nhà sàn, nhà mái bằng, chùa Thiên Mụ, biệt thự, chợ Bến Thành với các công trình sau:

Câu 2: Trong các công trình trên công trình nào thuộc nhóm nhà ở?

Giáo án Lịch sử – Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án Địa lí 6 sách Kết nối tri thức

TÊN BÀI DẠY: BÀI MỞ ĐẦU
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ 6
Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU:

Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức:

Học sinh hiểu được nội dung cơ bản, nhiệm vụ của bộ môn Địa Lý lớp 6.

– Hiểu được tầm qua trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt.

– Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú mà môn địa lí mang lại.

– Nêu được vai trò của địa lí trong cuộc sống, có cái nhìn khách qua về thế giới quan và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống

2. Năng lực

* Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

– Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định nội dung theo yêu cầu của giáo viên.

– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có

– Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên

3. Phẩm chất

– Trách nhiệm: Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại

– Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học

– Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Thiết bị dạy học:

+ quả địa cầu, bản đồ thế giới, tranh ảnh địa lý.

– Học liệu: sgk, sách thiết kế địa lí 6 tập 1

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục đích: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.

b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện

Hoạt động của GV và HSNội dung chính
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Học địa lí ở tiêu học HS được tìm hiểu những nội dung gì?

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

HS: Trình bày kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới

HS: Lắng nghe, vào bài mới

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về Những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí

a. Mục đích: HS Trình bày được các khái niệm cơ bản của địa lí như Trái Đất, các thành phần tự nhiên của TĐ và các kĩ năng cơ bản của bộ môn như quan sát lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu …

b. Nội dung: Tìm hiểu về Những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HSNội dung chính
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS đọc thông tin SGK và quan sát các hình ảnh minh hoạ về mô hình, bản đồ, biểu đồ. Cho biết:

1/ Những khái niệm cơ bản trong địa lí hay dùng.

2/ ý nghĩa

HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

1/ Những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí

-Khái niệm cơ bản của địa lí như Trái Đất, các thành phần tự nhiên của TĐ và các kĩ năng cơ bản của bộ môn như quan sát lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu …

-> Giúp các em học tốt môn học, thông qua đó có khả năng giải thích và ứng xử phù hợp khi bắt gặp các hiện tượng thiên nhiên diễn ra trong cuộc sống hàng ngày

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

 

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về môn Địa lí và những điều lí thú

a. Mục đích: HS biết được khái niệm về những điều lí thú, kì diệu của tự nhiên mà các em sẽ được học trong môn địa lí

b. Nội dung: Tìm hiểu Môn Địa lí và những điều lí thú

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HSNội dung chính
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS thảo luận theo nhóm

? Hãy cho biết những nội dung nào được đề cập đến trong SGK Địa Lý 6

? Nêu ra những lí thú từ những bức tranh

? Kể thêm 1 số điều lí thú về tự nhiên và con người mà em biết

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

2/ Môn Địa lí và những điều lí thú

-Trên Trái Đất có những nơi mưa nhiều quanh năm, thảm thực vật xanh tốt, có những nơi khô nóng, vài năm không có mưa, không có loài thực vật nào có thể sinh sống

– Học môn Địa lí sẽ giúp các em lần lượt khám phá những điều lí thú trên.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

 

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về Địa lí và cuộc sống

a. Mục đích: HS biết được vai trò của kiến thức Địa lí đối với cuộc sống

b. Nội dung: Tìm hiểu Địa lí và cuộc sống

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HSNội dung chính
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức thảo luận cặp đôi và theo lớp, yêu cầu HS thảo luận và nêu ví dụ cụ thể để thấy được vai trò của kiến thức Địa lí đối với cuộc sống

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

3/ Địa lí và cuộc sống

 

+ Kiến thức Địa lí giúp lí giải các hiện tượng trong cuộc sống: hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, mùa, mưa đá, mưa phùn, chênh lệch giờ giữa các nơi, năm nhuận, biến đổi khí hậu,…

+ Kiến thức Địa lí hướng dẫn cách giải quyết các vấn để trong cuộc sống: làm øì khi xảy ra động đất, núi lửa, lũ lụt, biến đổi khí hậu, sóng thần, ô nhiễm môi trường,… + Định hướng thái độ, ý thức sống: trách nhiệm với môi trường sống, yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên,…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

 

Hoạt động 3: Luyện tập.

a. Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học

b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài học hôm nay.

HS: lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ để tìm đáp án đúng
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học

 

Hoạt động 4. Vận dụng

a. Mục đích: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HSNội dung chính
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS sưu tầm những câu ca dao và tục ngữ về hiện tượng tự nhiên nước ta.

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: trình bày kết quả

– Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

– Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão

– Cơn đẳng đông vừa trông vừa chạy.
Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi.
Cơn đằng bác đổ thóc ra phơi.

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức

HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

Giáo án Lịch sử 6 sách Kết nối tri thức

BÀI 1. LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

  • Nêu được các khái niệm lịchsử và môn Lịch sử.
  • Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
  • Giải thích được vì sao cần học lịch sử.

2. Về kĩ năng, năng lực

Bước đầu rèn luyện các năng lực của môn học như:

  • Tìm hiểu lịch sử: thông qua quan sát, sưu tầm tư liệu, bước đầu nhận diện và phân biệt được các khái niệm lịch sử và khoa học lịch sử, các loại hình và dạng thức khác nhau của các nguồn tài liệu cơ bản của khoa học lịch sử.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: bước đầu giải thích được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử với hoàn cảnh lịch sử, vai trò của khoa học lịch sử đối với cuộc sống.
  • Vận dụng: biết vận dụng được cách học môn Lịch sử trong từng bài học cụ thể.

Bổi dưỡng các phẩm chất yêu nước, nhân ái,…

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
  • Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu , bài powerpoit

2. Học sinh

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

A: KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinhđi vào tìm hiểu bài mới.

2. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

3. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

4. Tổ chức thực hiện:

Phần này đưa ra các hình ảnh liên quan đến các thế hệ máy tính điện tử tiêu biểu từ khi xuất hiện cho đến ngày nay, nhằm giới thiệu sự thay đổi, phát triển của các loại hình máy tính qua thời gian.

GV có thể sử dụng nội dung này để dẫn dắt, định hướng nhận thức của HS vào bài học, rằng sự thay đổi của máy tính điện tử theo thời gian như vậy chính là lịch sử.

GV lấy ví dụ gần gũi, sát thực với HS và đặt câu hỏi: Sự thay đổi của các sự vật/hiện tượng theo thời gian đó được hiểu là gì? Đó chính là quá trình hình thành và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng và cũng là lịch sử của sự vật, hiện tượng đó. GV nêu ra vấn đề để định hướng nhận thức của HS: Vậy lịch sử là gì? Vì sao phải học lịch sử?,… để dẫn dắt vào bài mới.

B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục 1. Lịch sử là gì?

1. Mục tiêu: HS hiểu được lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ và lịch sử là một môn khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ. Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người trên cơ sở những thành tựu của khoa học lịch sử.

2. Nội dung: GV có thê’ sử dụng đố dùng trực quan, tư liệu lịch sử, sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm,… đê’ tiến hành các hoạt động dạy học.

3. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1:

Sau phần thảo luận, trả lời của HS đề mở đầu bài học mới, GV tiếp tục dẫn dắt: Sự thay đổi của các dạng máy tính hay một sự vật, hiện tượng qua thời gian như vậy chính là lịch sử hình thành và phát triền của sự vật, hiện tượng đó. Sự thay đổi đó diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc.

Bước 2:

GV có thể định hướng HS tiếp tục lấy thêm một số ví dụ khác trong tự nhiên và đời sống xã hội và cùng thảo luận đê’ khắc sâu kiến thức. Từ đó, GV giải thích: Lịch sử là gì? Đó chính là những gì có thật đã xảy ra trong quá khứ và lịch sử xã hội loài người là những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Môn Lịch sử mà các em được học chỉ nghiên cứu lịch sử loài người.

Bước 3:

GV có thể cho HS đọc một câu chuyện lịch sử hay xem một bức tranh (ảnh), sau đó cùng thảo luận để trả lời câu hỏi: Đó có phải là lịch sử không? (Đó chính là lịch sử được con người ghi chép hay chụp lại, tức là lịch sử được nhận thức). Và chính nhờ những câu chuyện hay hình ảnh đó mà lịch sử được lưu giữ lại, các nhà khoa học tiến hành sưu tập, nghiên cứu các tài liệu đó và phục dựng lại lịch sử một cách chân thực nhất. Đó là khoa học lịch sử.

Bước 4:

GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ và lịch sử là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.

Môn học Lịch sử là môn học tìm hiểu về quá khứ của loài người trên cơ sở của khoa học lịch sử.

Mục 2. Vì sao phải học lịch sử?

1. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của lịch sử và đặt ra yêu cầu phải hiểu rõ lịch sử dân tộc để hiểu biết vế nguồn gốc, truyền thống lịch sử nước nhà,…

2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp vấn đáp.

3. Sản phẩm học tập: Trả lời được các câu hỏi của giáo viên

4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1:

GV yêu cầu HS giới thiệu vắn tắt về gia đình mình (gốm mấy thế hệ, là những ai, những sự kiện đáng nhớ, truyền thống gia đình,…) và giải thích: biết được nguồn gốc, truyến thống gia đình thông qua ai, thông qua phương tiện nào và điều đó có tác dụng như thế nào,…

Yêu cầu cần đạt: HS hiểu được cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ, tự hào vế truyền thống gia đình và xác định được trách nhiệm của mình để kế tục truyển thống đó,…

Bước 2:

GV hướng dẫn HS khai thác hai câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được dẫn trong SGK để rút ra ý nghĩa của việc học lịch sử (hai câu thơ đã chỉ ra yêu cầu củng như ý nghĩa, vai trò của việc học lịch sử (“phải biết sử” để “tường gốc tích”).

Bước 3:

GV có thể khai thác thêm mục “Kết nối với ngày nay” bằng cách đặt câu hỏi cho HS thảo luận và trả lời: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của lời căn dặn của Bác Hồ? Tại sao Bác lại chọn địa điểm tại Đền Hùng để căn dặn các chiến sĩ? Lời căn dặn của Bác có ý nghĩa gì?… GV kết luận:

Yêu cầu cẩn đạt: HS nêu được vai trò của lịch sử và đặt ra yêu cầu phải hiểu rõ lịch sử dân tộc để hiểu biết vế nguồn gốc, truyền thống lịch sử nước nhà,…

Bước 4:

GV cho HS quan sát hai tác phẩm nghiên cứu lịch sử (một tác phẩm nghiên cứu lịch sử Việt Nam và một tác phẩm nghiên cứu lịch sử thế giới) và cho biết tác dụng của việc biên soạn hai tác phẩm đó. Trước khi HS trả lời, GV có thể giới thiệu qua tác giả, nội dung của hai tác phẩm đó, từ đó HS nêu được: Việc biên soạn hai tác phẩm của các nhà sử học chính là giúp chúng ta tìm hiểu về quá khứ, cội nguồn,… của dần tộc và nhân loại. Để từ đó, chúng ta đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng tương lai. Từ việc đặt câu hỏi trên đề HS trả lời và đó cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi: Vỉ sao phải học lịch sử? GV có thể chốt lại kiến thức cho HS hiểu và ghi nhớ.

Học lịch sử để hiểu biết về cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc, và rộng hơn là của cả loài người; biết trong quá khứ con người đã sống, đã lao động để cải tạo tự nhiên, xã hội ra sao,…

Học lịch sử giúp đúc kết những bài học kinh nghiêm vế sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng

Giáo án môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

TÊN BÀI DẠY: Thông tin và dữ liệu
Môn: Tin học lớp: 6
Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về:

– Thông tin

– Dữ liệu

– Vật mang tin

– Mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu

– Tầm quan trọng của thông tin.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

  • Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
  • Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ về mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu, ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin.

2.2. Năng lực Tin học

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:

Năng lực

  • Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu.
  • Phân biệt được thông tin với vật mang tin.
  • Nêu được ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu.
  • Nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin

3. Về phẩm chất:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:

Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.

Trung thực: Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

– Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập

– Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 6

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết là: Sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu

b) Nội dung: Học sinh đọc đoạn văn bản trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: em biết những được điều gì sau khi đọc xong đoạn văn bản đó.

c) Sản phẩm: Học sinh trả lời về thông tin trong đoạn văn bản.

d) Tổ chức thực hiện: Chiếu đoạn văn bản, hoặc yêu cầu học sinh đọc trong Sách giáo khoa. Cho các nhóm thảo luận nhanh, để trả lời câu hỏi.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

HĐ 2.1. Phân biệt được ba khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin

a) Mục tiêu: Giúp học sinh phân biệt được ba khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin

b) Nội dung: Giao phiếu học tập số 1 ghép khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin với nội dung tương ứng.

c) Sản phẩm: Kết quả điền phiếu của các nhóm

d) Tổ chức thực hiện: Phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm thảo luận và điền vào phiếu.

HĐ 2.2. Phân biệt được thông tin với vật mang tin.

a) Mục tiêu: Giúp học sinh phân biệt được thông tin với vật mang tin.

b) Nội dung: Yêu cầu học sinh đưa ra ví dụ có thông tin và vật mang tin.

c) Sản phẩm: Học sinh nêu ra ví dụ có thông tin và vật mang tin

d) Tổ chức thực hiện: Giao yêu cầu cho các nhóm, các nhóm thảo luận và trả lời.

HĐ 2.3. Nêu ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu

a) Mục tiêu: Giúp học sinh nêu mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu

b) Nội dung: Yêu cầu học sinh đưa ra ví dụ có thông tin và dữ liệu (có sự gợi ý của giáo viên)

c) Sản phẩm: Học sinh nêu ra ví dụ có thông tin và dữ liệu thể hiện mối quan hệ giữa chúng.

d) Tổ chức thực hiện: Giao yêu cầu cho các nhóm, các nhóm thảo luận và trả lời.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập lại các khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin

b) Nội dung: Giao phiếu học tập số 2, trong đó có một đoạn văn bản, yêu cầu học sinh nhận ra được đâu là thông tin, dữ liệu, vật mang tin.

c) Sản phẩm: Các câu trả lời

d) Tổ chức thực hiện: Phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm thảo luận, ghi câu trả lời vào phiếu và đại diện nhóm trả lời.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Học sinh nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin

b) Nội dung: Đưa ra câu hỏi về thông tin giúp em như thế nào về việc chọn trang phục phù hợp, giúp em an toàn khi tham gia giao thông ….

c) Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm

d) Tổ chức thực hiện: Giáo viên đưa ra câu hỏi, các nhóm thảo luận để đưa ra câu trả lời.

Giáo án môn Mĩ thuật 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

BÀI 1: MỘT SỐ THỂ LOẠI MĨ THUẬT

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Đặc điểm cơ bản của mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng thông qua tìm hiểu một số tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật.
  • Một số kĩ năng tạo hình trong lĩnh vực mĩ thuật.

2. Năng lực

– Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.

– Năng lực riêng:

  • Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của thể loại Hội hoạ, Đồ hoa tranh in, Điêu khắc, Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế công nghiệp qua tìm hiểu một số tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật.
  • Biết cách phân tích vẻ đẹp của một bức tranh, tượng và sử dụng chất liệu thực hiện được một sản phẩm mĩ thuật.
  • Biết nhận xét, đánh giá sản phẩm mĩ thuật của cá nhân, nhóm.

3. Phẩm chất

Có hiểu biết và yêu thích các thể loại của mĩ thuật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
  • Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học như tác phẩm mĩ thuật, sản phẩm mĩ thuật trình chiếu trên PowerPoint để HS quan sát như: tranh, tượng, phù điêu, sản phẩm trong thể loại Thiết kế công nghiệp, Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế thời trang.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong cuộc sống hàng ngày, em đã được biết đến hoặc đã từng nhìn thấy một số loại sản phẩm mĩ thuật nào?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:

Một số loại sản phẩm mĩ thuật: tranh vẽ, điêu khắc, tượng đài,…

– GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và trong ngành mĩ thuật nói riêng, các sản phẩm mĩ thuật được sáng tác và trưng bày vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi loại sản phẩm có tính chất và mục đích ứng dụng riêng. Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn các thể loại mĩ thuật, chúng ta cùng tìm hiểu bài học đầu tiên của môn Mĩ thuật 6 – Bài 1: Một số thể loại mĩ thuật.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT

a. Mục tiêu:

– Thông qua hoạt động, HS biết tên gọi của một số thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng; biết được một số đặc điểm của thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng.

b. Nội dung:

– GV hướng dẫn HS quan sát và tìm hiểu chú thích các hình minh hoa về các thể loại mĩ thuật trong SGK và tài liệu minh hoạ bổ sung (nếu có).

– HS quan sát, tìm hiểu nội dung của hình minh hoạ và phần chú giải để hiểu về đặc điểm một số thể loại mĩ thuật.

c. Sản phẩm học tập:

– Nhận thức của HS về tên gọi, đặc điểm cơ bản của một số thể loại mĩ thuật cần biết trong nội dung môn Mĩ thuật lớp 6.

– Trả lời khái quát câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 6.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV nhắc lại kiến thức đã học. Gợi ý nội dung: cấp Tiểu học, HS đã làm quen với những TPMT như tranh, tượng, phù điêu hay những sản phẩm được thiết kế gắn với cuộc sống như: đồ chơi, đồ dùng học tập, đổ dùng nhân, đồ lưu niệm, đồ dùng trong gia đình, đồ trang trí nội thất,…

GV yêu cầu HS mở sgk trang 5,6, quan sát anh tranh trả lời câu hỏi trong trang 6 SGK:

+ Đặc điểm của các thể loại mĩ thuật tạo hình, mĩ thuật ứng dụng là gì?

Sau khi HS trả lời câu hỏi trong SGK trang 6, GV chia lớp thành 2 nhóm, thảo luận trả lời các câu hỏi của từng nhóm như sau:

+ Nhóm 1: Không gian hội họa, đồ họa tranh in có gì khác so với không gian trong điêu khắc?

+ Nhóm 2: Qua sản phẩm minh hoạ trong sgk Mĩ thuật 6, trang 6, em hãy cho biết sản phẩm của thể loại Thiết kế đồ họa khác gì với sản phẩm của thể loại Thiết kế thời trang?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm đứng dậy trả lời.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

+ GV bổ sung thêm:

Những tác phẩm trong lĩnh vực mĩ thuật tạo hình thường sử dụng yếu tố

nguyên tạo hình như: đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục,… để thể hiện ý tưởng, quan điểm của người nghệ trước thiên nhiên, cuộc sống.

Những sản phẩm trong lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng thường gắn với sản xuất công nghiệp cuộc sống như các sản phẩm: trang phục, bìa sách, đổ lưu niệm, bao sản phẩm, đồ dùng,…

1. Quan sát

Đặc điểm của thuật tạo hình: đều sử dụng những yếu tố tạo hình như: đường nét, màu sắc, hình khối, không gian, bố cục….để thể hiện ý tưởng, quan điểm của người nghệ sĩ trước thiên nhiên, cuộc sống.

+ Hội hoạ là nghệ thuật sử dụng các yếu tố tạo hình như: chấm, nét, hình khối, màu sắc,… để phản ánh hiện thực cuộc sống trên mặt phẳng hai chiều.

+ Điêu khắc là nghệ thuật sử dụng các kĩ thuật đục, chạm, nặn, gò, đắp,… trên những chất liệu như gỗ, đá, đất, đồng,… để tạo nên những TPMTT có khối trong không gian ba chiều như tượng tròn, tượng đài hoặc có không gian hai chiều như chạm khắc, gò đồng….

+ Đồ họa tranh in là nghệ thuật sử dụng kĩ thuật in để tạo nên nhiều bản tác phẩm như tranh khắc gỗ, tranh in đá, tranh in lưới,… Ngoài ra, còn có thể loại Đồ hoa tranh in chỉ tạo ra một bản duy nhất, đó là thể loại Đồ họa tranh in độc bản.

Đặc điểm của thuật ứng dụng: sử dụng yếu tố mĩ thuật trong thiết kế, tạo dáng sản phẩm như trang phục, bìa sách, đổ lưu niệm, bao bì sản phẩm, đồ dùng,… Mĩ thuật ứng dụng gắn với sản xuất công nghiệp, cuộc sống và bao gồm các thể loại như: Thiết kế đồ họa; Thiết kế công nghiệp; Thiết kế thời trang…

– Nhóm 1:

+ Không gian hội họa, đồ họa tranh in : 2D

+ Không gian điêu khắc: 3D

Nhóm 2: Sự khác nhau giữa sản phẩm thiết kế đồ họa và thiết kế thời trang :

+ Thiết kế đồ họa: truyền tải thông điệp bằng chữ viết cùng với những hình ảnh đẹp, ấn tượng qua việc sử dụng các công cụ công nghệ đồ hoạ. Mỗi sản phẩm làm ra được tạo nên bởi sự kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ cá nhân

HOẠT ĐỘNG 2 : THỂ HIỆN

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thể hiện được một sản phẩm mĩ thuật (mĩ thuật tạo hình hoặc mĩ thuật ứng dụng) theo hình thức vẽ hoặc nặn.

b. Nội dung:

– GV hướng dẫn HS lựa chọn thể loại và chất liệu để thực hiện sản phẩm.

– HS thực hiện SPMT theo hình thức vẽ hoặc nặn.

c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm mĩ thuật mĩ thuật tạo hình hoặc mĩ thuật ứng dụng theo hình thức vẽ hoặc nặn.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS dùng hình thức yêu thích để tạo một sản phẩm thuật, thể trong lĩnh vực tạo hình hoặc mĩ thuật ứng dụng. – GV đưa câu hỏi gợi ý:+ Em lựa chọn thể hiện sản phẩm thuộc lĩnh vực mĩ thuật nào?+ Ý tưởng thể hiện sản phẩm của em là gì?+ Em sử dụng cách nào để thực hiện?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi đại diện một số bạn HS đứng dậy trình bày sản phẩm mĩ thuật của mình.

– GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Thể hiện

– Sản phẩm mĩ thuật của HS.

HOẠT ĐỘNG 3: THẢO LUẬN

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS từng bước hình thành năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ qua việc đặt câu hỏi, thảo luận và đưa ra ý kiến của bản thân về sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện ở hoạt động Thể hiện của cá nhân/nhóm.

b. Nội dung:

– GV yêu cầu HS trưng bày các sản phẩm đã thực hiện và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8.

– HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8.

c. Sản phẩm học tập:

– Chia sẻ cảm nhận của HS về đặc điểm của thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng thông qua các sản phẩm thực hành.

– Trưng bày và nêu được tên sản phẩm đã thực hành.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Căn cứ vào sản phẩm thuật HS vừa thực hiện, GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm theo những câu hỏi gợi ý sau trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8:

+ Bạn đã sử dụng bố cục, hình khối, màu sắc, đường nét như thế nào trong SPMT của mình?

+ Bạn đặt tên cho SPMT của mình là ơì?

+ SPMT của bạn thuộc thể loại mĩ thuật tạo hình nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi đại diện HS của các nhóm đứng dậy trình bày sản phẩm mĩ thuật của mình.

+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Thảo luận

– HS thảo luận theo nhóm về Sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện ở phần Thể hiện

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết sử dụng một số kiến thức đã học để nhận biết một số tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật trong cuộc sống.

b. Nội dung:

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Vận dụng trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8.

– HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8.

c. Sản phẩm học tập:

Nhận biết được một số tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật thuộc thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng được minh hoa trong SGK Mĩ thuật 6 (hoặc TPMT/ SPMT do GV chuẩn bị).

d. Tổ chức thực hiện:

– GV chiếu hình ảnh, đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống!

See more articles in the category: TIN TỨC
READ  Sinh năm 1996 mệnh gì, tuổi con gì, hợp màu gì?

Leave a Reply