Giáo án Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Or you want a quick look: Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2021 – 2022

Giáo án Khoa học tự nhiên 6  Kết nối tri thức với cuộc sống cả năm học với đầy đủ các bài học cho cả năm học 2021 – 2022, giúp quý thầy cô tham khảo và soạn nhanh giáo án môn Khoa học 6 cho học sinh theo chương trình mới.

Tải Sách Full Tại Đây

Ngoài ra, quý thầy cô có thể tham khảo thêm phần Hướng dẫn xem SGK lớp 6 mới để tìm hiểu trước về bộ truyện mới. Vậy mời quý thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Mobitool:

Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2021 – 2022

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn học: KHTN- Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên (KHTN).
  • Trình bày được các lĩnh vực chủ yếu của KHTN.
  • Hiểu được vai trò, ứng dụng của KHTN trong đời sống và sản xuất.
  • Phân biệt được các lĩnh vực của KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, làm thí nghiệm, nhận xét, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu khái niệm về KHTN, các lĩnh vực chính của KHTN, vai trò, ứng dụng KHTN trong cuộc sống.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra khái niệm KHTN, vai trò của KHTN trong cuộc sống, hợp tác trong làm thí nghiệm tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ vai trò của KHTN với cuộc sống con người và những tác động của KHTN với môi trường.
READ  Hoá học 8 Bài 28: Không khí - Sự cháy

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

  • Phát biểu được khái niệm KHTN.
  • Liệt kê được các lĩnh vực chính của KHTN.
  • Sắp xếp được các hiện tượng tự nhiên vào các lĩnh vực tương ứng của KHTN
  • Xác định được vai trò của KHTN đối với cuộc sống.
  • Dẫn ra được các ví dụ chứng minh vai trò của KHTN với cuộc sống và tác động của KHTNđối với môi trường.

3. Phẩm chất:

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

  • Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu vềKHTN.
  • Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận khái niệm, vai trò, ứng dụng của KHTN.
  • Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí, kết quả tìm hiểuvai tròKHTNtrong cuộc sống.

4. Thiết bị dạy học và học liệu

  • Hình ảnh về vật sống, vật không sống, các hiện tượng tự nhiên.
  • Hình ảnh các thành tựu của KHTN trong cuộc sống.
  • Phiếu học tập KWL và phiếu học tập số 1(đính kèm).
  • Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 2 thanh nam châm; 1 mẩu giấy quỳ tím,1 kẹp ống nghiệm, 1 ống nghiệm đựng dung dịch nước vôi trong; 1 chiếc bút chì, 1cốc nước.

II. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập bằng tình huống có vân đề: Nhờ phát minh khoa học và công nghệ mà cuộc sống của con người hiện nay ngày một nâng cao. Nếu không có những phát minh này thì cuộc sống của con người như thế nào? KHTN là gì?

READ  So sánh: Nên mua ghế gaming chân quỳ, ghế bệt gaming, ghế sofa gaming hay ghế xoay gaming?

2. Mục tiêu: Nêu được một số vấn đề nghiên cứu của KHTN như: lĩnh vực nào của đời sống, đối tượng nghiên cứu, có vai trò như thế nào?

3. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL, hoàn thành 2 cột K, W để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về KHTN.

4. Sản phẩm:

Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL, có thể: KHTN là những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên; là ngành khoa học nghiên cứu về thế giới tự nhiên…KHTN giúp con người có cuộc sống tốt hơn, tránh được những rủi ro do thế giới tự nhiên gây ra; KHTN giúp con người tiết kiệm thời gian, giảm sức lao động…

d) Tổ chức thực hiện:

– GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu.

– GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước.

– GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm KHTN.

Mục tiêu:

– Phân biệt được vật sống và vật không sống, lấy được ví dụ.

– Nêu được khái niệm hiện tượng tự nhiên.

– Hiểu đúng khái niệm KHTN, mục đích của KHTN

– Phân biệt được các lĩnh vực của KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu.

– Học sinh (HS) nhận biết trong các vật sau đây: hòn đá, con gà, cây cà chua, rô bốt, quả núi. Vật nào là vật sống, vật nào là vật không sống?

READ  Cách đấu bảng điện 2 công tắc 1 ổ cắm tại nhà

b) Nội dung

– Con hãy lấy một ví dụ vật sống, vật không sống không trùng với các vật đã nêu trên.

– Học sinh làm thí nghiệmtheo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1: Tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên (5 phút)

TN1.Lần lượt đưa hai đầu cùng tên và khác tên của hai thanh nam châm đến gần nhau.

TN2. Nhúng một mẩu giấy quỳ tím vào cốc chứa dung dịch nước vôi trong.

TN3. Nhúng chiếc bút chì vào cốc nước.

TN 4: Quan sát quá trình nảy mầm của hạt đậu.

c) Sản phẩm:

– HS nhận biết được vật sống, vật không sống.

– Đáp án phiếu học tập số 1: Tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên.

– Học sinh trình bày được khái niệm KHTN.

d) Tổ chức thực hiện:

*Giao nhiệm vụ.

– GV yêu cầu HS dựa vào đặc điểm đặc trưng của vật sống và vật không sống, phân biệt được vật sống và vật không sống.

– GV hướng dẫn HS từ những ví dụ về vật sống và vật không sống thấy được sự tương tác giữa các vật và sự biến đổi không ngừng của chúng trong tự nhiên đưa ra được khái niệm hiện tượng tự nhiên.

– GV cho HS làm thí nghiệm theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1.

– GV nhận xét và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các hiện tượng tự nhiên rất đa dạng phong phú nhưng chúng đều xảy ra theo các quy luật nhất định, các nhà khoa học đã làm thế nào để biết được điều này?

– GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm KHTN.

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

 

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply