Giáo án Âm nhạc 2 sách Cánh diều (Cả năm) 2021

Or you want a quick look: Giáo án môn Âm nhạc 2 sách Cánh diều

Giáo án Âm nhạc 2 sách Cánh diều trọn bộ cả năm, mang tới đầy đủ các bài soạn trong cả năm học 2021 – 2022, giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án điện tử môn Âm nhạc lớp 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Tải Giáo Án

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Đạo đức. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Mobitool:

Giáo án môn Âm nhạc 2 sách Cánh diều


CHỦ ĐỀ 1: QUÊ HƯƠNG
TIẾT 1: HỌC HÁT BÀI NGÀY MÙA VUI
– Hoàng Lân –

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

  • Học sinh biết thêm một làn điệu dân ca của đồng bào Thái (Tây Bắc) được đặt lời mới có tiêu đề là bài Ngày mùa vui
  • Gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát
  • Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước

2. Kĩ năng và năng lực

a. Kĩ năng

  • Hát đúng giai điệu với tính chất vui tươi, rộn ràng
  • Vỗ tay theo đệm bài hát Ngày mùa vui

b. Năng lực

Năng lực chung: cảm nhận được giai điệu âm nhạc

Năng lực riêng:

  • Đọc, hát rõ lời, thuộc lời bài hát
  • Tự tin, có khả năng kết hợp vận động, biểu diễn

3. Phẩm chất

  • Qua giai điệu, lời ca của bài hát hs thêm yêu quê hương đất nước, trân trọng những gì đang có

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

  • Tranh ảnh về thiên nhiên Tây Bắc, cảnh sinh hoạt và trang phục của đồng bào Thái
  • Chép lời ca vào bảng phụ
  • Nhạc cụ, băng nhạc, máy nghe và một vài nhạc cụ gỗ

2. Đối với học sinh: sgk âm nhạc lớp 2, vở ghi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

– GV hỏi hs “Em thích cảnh đẹp nào ở quê hương mình” – Hs trả lời với nhiều ‎y kiến khác nhau

– GV trình bày vấn đề: “Với nhạc sĩ Hoàng Lân, ông ấn tượng với cảnh ngày mùa của người nông dân. “Bài ngày mùa vui” được đặt lời trên một làn điệu dân ca Thái vùng Tây Bắc. Giai điệu bài dân ca này giản dị, vui tươi, trong sáng. Nhạc sĩ Hoàng lân đặt lời mới, nội dung ca ngợi mọi người trong ngày được mùa, thóc vàng đầy sân, ấm no trên khắp bản làng.”

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Học hát “Bài ngày mùa vui”

a. Mục tiêu: HS nghe bài hát và cảm nhận được nhịp điệu

b. Nội dung: HS nghe bài hát “Bài ngày mùa vui”

c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

NV1: Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc:

GV bật nhạc bài hát cho HS nghe để cảm nhận HS

NV2: GV tổ chức chức cho HS tìm hiểu về bài hát (tên bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát…) thông qua các hình thức tổ chức hoạt động: trực quan hình ảnh, tranh ảnh, video…

NV3: GV gợi y hs chia bài hát thành các câu, học hát từng câu

NH4: Hát cả bài với nhạc đệm

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

– HS lắng nghe bài hát

– Thực hiện các nhiệm vụ giáo viên giao

– Chia bài hát thành :

Câu 1: Ngoài đồng lúa chín thơm, con chim hót trong vườn

Câu 2: Nô nức trên đường vui thay bõ công bao ngày mong chờ

Câu 3: Hội mùa rộn ràng quê hương ấm no chan hòa yêu thương

Câu 4: Ngày mùa rộn ràng nơi nơi có đâu vui nào vui hơn

READ  Bộ 5 chiếc cút nối dây điện bắt vít CBV

Hoạt động 2: Hát và vỗ tay kết hợp với nhạc đệm

a. Mục tiêu: HS thiết cách vỗ tay theo nhịp và phách cho bài hát

b. Nội dung: HS hát và vỗ tay theo nhịp/phách

c. Sản phẩm học tập: HS hát đúng nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ Gv hướng dẫn HS hát và vỗ tay theo nhịp và phách

+ GV đệm, mở beat mp3/đếm nhịp hướng dẫn hs hát đồng ca/top ca/song ca…

+ HS lắng nghe, cảm nhận nhịp/phách

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

Cả lớp hát kết hợp với vỗ tay theo nhịp/phách

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập

b. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

Em thích câu hát nào nhất trong bài hát. Thể hiện câu hát đó cùng với đệm đàn

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: HS chọn 1 câu và thể hiện trước lớp

– GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập

b. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

GV chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm lần lượt hát một câu cùng với đệm đàn

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: HS ngồi tại chỗ và thể hiện theo nhóm cùng đệm đàn của giáo viên

– GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

Chủ đề 3: Đoàn Kết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

– Hát đúng cao độ, trường độ bài Lớp chúng ta đoàn kết. Hát thuộc và rõ lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản.

– Nghe và kể lại câu chuyện Thần đồng âm nhạc theo tranh minh hoạ.

– Nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bản nhạc Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ.

– Chơi song loan, trai-en-gô và động tác tay, chân thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm cho bài hát Lớp chúng ta đoàn kết.

– Cảm nhận được cao độ, trường độ, cường độ thông qua các hoạt động Vận dụng – Sáng tạo.

– Gắn chặt tình đoàn kết, biết quan tâm, động viên, yêu quý bạn bè, thêm yêu thầy cô và mái trường.

2. Năng lực:

– Biết thể hiện bài hát với giọng tự nhiên, tư thế phù hợp. Hát hòa giọng với nhạc đệm và có biểu cảm bài hát. Biểu diễn các tiết mục âm nhạc với hình thức phù hợp.

READ  LC là gì? Letter of Credit/ Tín dụng thư là gì? - Blog của Mr. Logistics Việt Nam

– Nhớ được nội dung câu chuyện Mô-da Thần đồng âm nhạc và biết được 1 danh nhân thế giới: Nhạc sỹ thiên tài Mô- da.

– Bước đầu cảm nhận được bản nhạc, biết gõ đệm hoặc vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bản Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ của nhạc sĩ MôZa.

– Biết chuẩn bị đồ dùng học tập, biết hợp tác, chia sẻ hiểu biết âm nhạc với bạn và giải quyết các nhiệm vụ được giao.

– Biết nhận xét đánh giá kỹ năng thể hiện âm nhạc của mình và của bạn.

3. Phẩm chất:

– Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng ca hát cho học sinh để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

– Giáo dục học sinh biết thương yêu, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ theo 5 điều Bác Hồ dạy. Biết kính trọng thầy cô giáo, thêm yêu mái trường, quê hương đất nước.

– Yêu thích ca hát và yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

* Chuẩn bị của giáo viên:

– Đàn phím điện tử, loa đài, băng đĩa nhạc, thanh phách.

– Chơi đàn và hát tốt bài Lớp chúng ta đoàn kết.

– Tập một số động tác vận động cho bài hát và bản nhạc.

– Video clip, file âm thanh, hình ảnh.

– Thể hiện đúng tiết tấu bằng nhạc cụ và động tác tay, chân.

– Thực hành thuần thục các hoạt động Vận dụng – Sáng tạo.

* Chuẩn bị của học sinh:

– Có một trong số các nhạc cụ gõ như: Song loan, thanh phách, trống nhỏ, chuông, tem-bơ-rin, trai-en-gô.

II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾTKẾ HOẠCH DẠY HỌC
91. Hát: Lớp chúng ta đoàn kết
101. Ôn tập bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết

2. Thường thức âm nhạc – Câu chuyện âm nhạc: Thần đồng âm nhạc

111. Vận dụng – Sáng tạo: Vỗ tay với âm thanh to – nhỏ khác nhau

2. Nghe nhạc: Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ

121. Nhạc cụ

2. Vận dụng – Sáng tạo: Vận động theo tiếng đàn

Âm nhạc 2

(Chủ đề 3: Đoàn kết – Tiết 9)

– HÁT: LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT

Nhạc và lời: Mộng Lân

I. MỤC TIÊU:

– Hát rõ lời ca đúng giai điệu bài hát Lớp chúng ta đoàn kết. Biết bài hát Lớp chúng ta đoàn kết của tác giả Mộng Lân.

– Giữ nhịp ổn định, khi hát thể hiện được sắc thái của bài.

– Hình thành một số kỹ năng hát (hát rõ lời, đồng đều, lấy hơi đúng chỗ…), biết hát kết hợp các hình thức gõ đệm, hát kết hợp vận động đơn giản.

– Bước đầu biết hát hòa giọng và phối hợp chơi nhạc cụ gõ cùng các bạn.

– Yêu thích môn học âm nhạc.

– Biết yêu quý bạn bè, biết quan tâm, khích lệ, động viên bạn bè.

– Góp phần giáo dục các em thêm gắn bó đoàn kết, biết kính trên nhường dưới, yêu thầy cô, yêu quê hương đất nước.

II. CHUẨN BỊ:

* Giáo viên:

– Đàn phím điện tử, sách giáo viên, sách giáo khoa Âm nhạc 2.

– Chơi đàn và hát trôi chảy bài hát Lớp chúng ta đoàn kết.

– Một số nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan, Tem-bơ-rin, Trai-en-gô).

– Máy nghe nhạc.

* Học sinh:

– SGK, đồ dùng học tập.

– Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Trống con, Tem-bơ-rin, Trai-en-gô).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊNHOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động khởi động: (3’)

– Cho học sinh nghe và vận động theo bản nhạc Chicken dance. Giáo viên làm mẫu các động tác và hướng dẫn học sinh cùng thực hiện.

2. Hoạt động Khám phá-Luyện tập: (30’)

* Hát Lớp chúng ta đoàn kết:

– Cho học sinh xem hình ảnh nhạc sĩ Mộng Lân và giới thiệu

Các em thân mến! Nhạc sĩ Mộng Lân là một tác giả có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc nước ta. Ông đã sáng tác rất nhiều ca khúc hay cho thiếu nhi như: Em là mầm non của Đảng, Quê em bừng sáng, Nguyên Bá Ngọc… và bài hát Lớp chúng ta đoàn kết mà hôm nay lớp chúng ta sẽ học cũng là một ca khúc rất hay và nổi tiếng của ông. Bài hát có giai điệu vui vẻ, sôi nổi như có ý nhắn nhủ chúng ta phải biết yêu thương và giúp đỡ cùng nhau tiến bộ đấy các em ạ! Và bây giờ cô trò chúng ta cùng học hát bài Lớp chúng ta đoàn kết để xem bài hát này hay như thế nào nhé.

– Cho học sinh nghe hát mẫu có nhạc đệm và kết hợp với vận động cơ thể, biểu lộ rõ cảm xúc khi thể hiện bái hát.

– Gọi học sinh đọc lời ca, có thể đọc kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca. Giáo viên giải thích từ “keo sơn” nghĩa là gắn bó. Hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu, đọc mẫu trước từng câu cho học sinh đọc theo 1 lần, lần sau các em sẽ tự đọc, nhắc nhở các em lấy hơi ở cuối mỗi câu.

– Chia câu: Bài hát chia làm 4 câu:

+ Câu 1: Lớp chúng……… tình thân.

+ Câu 2: Lớp chúng……… một nhà.

+ Câu 3: Đầy tình ……. tiến tới.

+ Câu 4: Quyết kết …… trò ngoan.

– Dạy hát từng câu: Giáo viên đàn và hát mẫu từng câu tập cho học sinh hát từng câu một vài lần, dạy hát theo lối móc xích đến hết bài. Khi hát thể hiện được sự trong sáng, vui tươi của lời ca. Giáo viên vừa dạy vừa quan sát lắng nghe và sửa sai cho học sinh.

– Cho học sinh hát cả bài kết hợp với nhạc đệm của bài.

– Hướng dẫn cho học sinh hát cả bài kết hợp gõ đệm theo nhịp của bài hát. Giáo viên quan sát, sửa sai (nếu có).

– Tổ chức hát theo nhóm, giáo viên nghe và sửa sai cho học sinh nếu có, nhận xét và tuyên dương các em.

– Thực hiện mẫu cho học sinh cách hát kết hợp gõ đệm bài hát với 3 kiểu gõ đệm đã học và yêu cầu học sinh thực hiện lần lượt 3 kiểu gõ đệm bằng thanh phách theo các hình thức biểu diễn sau:

+ Hát song ca, gõ đệm theo tiết tấu.

+ Hát tốp ca, gõ đệm theo nhịp bái hát.

+ Hát đơn ca, gõ phách của bài.

– Nhận xét và tuyên dương phần trình bày bài hát của học sinh.

– Hướng dẫn các em vận động cơ thể với động tác tay chân đơn giản, hoặc người nhún và đưa theo điệu nhạc.

3. Hoạt động Ứng dụng: (2’)

– Chốt lại mục tiêu tiết học: Giáo dục thái độ học tập và phẩm chất cho học sinh về tình đoàn kết thông qua những hành động cụ thể như biết quan tâm, giúp đỡ, động viên, khích lệ bạn bè…

– Khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay, vận động tốt. Động viên những em chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn.

– Dặn các em về nhà xem lại bài và học thuộc bài hát, tập gõ theo tiết tấu, nhịp và phách. Tìm một số động tác phụ họa cho bài Lớp chúng ta đoàn kết.

– Lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.

– Quan sát và lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Nghe hát mẫu và cảm nhận về giai điệu của bài hát Lớp chúng ta đoàn kết.

– Đọc cá nhân, nhóm lớp theo hướng dẫn của giáo viên.

– Chú ý nghe, nhớ bài.

– Luyện hát theo yêu cầu, lưu ý hát đúng nhịp.

– Hát khớp nhạc.

– Thực hiện.

– Luyện hát với nhạc cụ gõ.

– Chăm chú nghe.

– Thực hiện theo hướng dẫn.

– Nghe và ghi nhớ.

– Lắng nghe.

– Ghi nhớ.

READ  Khoa học lớp 5 Bài 48: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Âm nhạc 2 sách Cánh diều (Cả năm)

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply