Or you want a quick look: Lý thuyết Hàm số bậc nhất
Giải bài tập SGK Toán 9 Tập 1 trang 48 để xem gợi ý giải các bài tập của Bài 2: Hàm số bậc nhất thuộc chương 2 Đại số 9.
Tài liệu được biên soạn với nội dung bám sát chương trình sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1 trang 48. Qua đó, các em sẽ biết cách giải toàn bộ các bài tập của bài 2 Chương 2 trong sách giáo khoa Toán 9 Tập 1. Chúc các bạn học tốt.
Lý thuyết Hàm số bậc nhất
1. Định nghĩa
– Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức y = ax + b trong đó a, b là các số thực cho trước và a ≠ 0
– Đặc biệt, khi b = 0 thì hàm số bậc nhất trở thành hàm số y = ax, biểu thị tương quan tỉ lệ thuận giữa y và x
2. Tính chất
a) Hàm số bậc nhất y = ax + b xác định với mọi giá trị x ∈ R
b) Trên tập hợp số thực R, hàm số y = ax + b đồng biến khi a > 0 và nghịch biến khi a < 0
Hàm số y = f(x) gọi là đồng biến trong khoảng nào đó nếu với mọi x1 và x2 trong khoảng đó sao cho x1 < x2 thì f(x1 ) < f(x2 )
Hàm số y = f(x) gọi là nghịch biến trong khoảng nào đó nếu với mọi x1 và x2 trong khoảng đó sao cho x1 < x2 thì f(x1 ) > f(x2 )
3. Nhận xét về đồ thị hàm số y = ax + b (a ≠ 0)
a) Đồ thị hàm số y = ax (a ≠ 0) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ mà ta gọi là đường thẳng y = ax. Đường thẳng y = ax nằm ở góc phần tư thứ I và thứ III khi a > 0; nằm ở góc phần tư thứ II và thứ IV khi a < 0
b) Đồ thị của hàm số y = ax + b là một đường thẳng cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng b và song song với đường thẳng y = ax nếu b ≠ 0; trùng với đường thẳng y = ax nếu b = 0.
Đồ thị của hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0) còn gọi là đường thẳng y = ax + b; b được gọi là tung độ gốc của đường thẳng.
Giải bài tập toán 9 trang 48 tập 1
Bài 8 (trang 48 SGK Toán 9 Tập 1)
Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số bậc nhất? Hãy xác định các các hệ số a, b của chúng và xét xem hàm số bậc nhất này đồng biến hay nghịch biến?
a) y = 1 – 5x ;
b) y = -0,5x
c) y = √2(x – 1) + √3 ;
d) y = 2×2 + 3
Gợi ý đáp án
a) y = 1 – 5x là hàm số bậc nhất có a = -5, b = 1, nghịch biến vì a = -5 < 0
b) y = -0,5x là hàm số bậc nhất có a = -0,5, b = 0, nghịch biến vì a = -0,5 < 0
c) y = √2(x – 1) + √3 = √2 x + √3 – √2 là hàm số bậc nhất có a = √2, b = √3 – √2, đồng biến vì a = √2 > 0
d) y = 2×2 + 3 không phải là hàm số bậc nhất (vì số mũ của x là 2)
Bài 9 (trang 48 SGK Toán 9 Tập 1)
Cho hàm số bậc nhất y = (m – 2)x + 3. Tìm các giá trị của m để hàm số:
a) Đồng biến
b) Nghịch biến
Gợi ý đáp án
Hàm số y = ax + b đồng biến khi a > 0 và nghịch biến khi a < 0.)
a) y = (m – 2)x + 3 đồng biến khi m – 2 > 0 ⇔ m > 2
Vậy với m > 2 thì hàm số đồng biến.
b) y = (m – 2)x + 3 nghịch biến khi m – 2 < 0 ⇔ m < 2
Vậy với m < 2 thì hàm số nghịch biến.
Bài 10 (trang 48 SGK Toán 9 Tập 1)
Một hình chữ nhật có các kích thước là 20cm và 30cm. Người ta bớt mỗi kích thước của nó đi x (cm) được hình chữ nhật mới có chu vi là y (cm). Hãy lập công thức tính y theo x.
Gợi ý đáp án
Theo bài ra ta vẽ hình sau:
– Gọi hình chữ nhật ban đầu ABCD có kích thước AB = 30cm; BC = 20cm.
– Sau khi bớt các kích thước của hình chữ nhật đi x (cm), ta có hình chữ nhật mới là A’B’C’D’ có:
A’B’ = 30 – x
B’C’ = 20 – x
Gọi y là chu vi của hình chữ nhật A’B’C’D’, ta có:
y = 2[(30 – x) + (20 – x)]
=> y = 2(50 – 2x)
=> y = -4x + 100 (cm)
Giải bài tập toán 9 trang 48 tập 1: Luyện tập
Bài 11 (trang 48 SGK Toán 9 Tập 1)
Hãy biểu diễn các điểm sau trên mặt phẳng tọa độ: A(-3; 0), B(-1; 1), C(0; 3), D(1; 1), E(3; 0), F(1; -1), G(0; 3), H(-1; -1).
Gợi ý đáp án
Biểu diễn các điểm trên mặt phẳng tọa độ: A(-3; 0), B(-1; 1), C(0; 3), D(1; 1), E(3; 0), F(1; -1), G(0; 3), H(-1; -1). như hình vẽ sau:
Bài 12 (trang 48 SGK Toán 9 Tập 1)
Cho hai hàm số bậc nhất y = ax + 3. Tìm hệ số a, biết rằng khi x = 1 thì y = 2,5.
Gợi ý đáp án
Thay x = 1, y = 2,5 vào y = ax + 3 ta được:
2,5 = a.1 + 3
=> a = 2,5 – 3 = -0,5
Vậy a = -0,5
Bài 13 (trang 48 SGK Toán 9 Tập 1)
Với những giá trị nào của m thì mỗi hàm số sau là hàm số bậc nhất ?
Gợi ý đáp án
a) Ta có
Hệ số là
Điều kiện để
là hàm số hàm bậc nhất là:Vậy m < 5 thì hàm số đã cho là hàm số bậc nhất.
b) Ta có:
Hệ sốĐiều kiện để hàm số
là hàm bậc nhất là:Vậy
1 thì hàm số đã cho là hàm số bậc nhất.Bài 14 (trang 48 SGK Toán 9 Tập 1)
Hàm số bậc nhất y = (1 – √5)x – 1.
a) Hàm số trên là đồng biến hay nghịch biến trên R? Vì sao?
b) Tính giá trị của y khi x = 1 + √5.
c) Tính giá trị của x khi y = √5
Gợi ý đáp án
a) Ta có a = 1- √5 < 0 nên hàm số đã cho nghịch biến trên R.
b) Khi x = 1 + √5 ta có:
y = (1 – √5).(1 + √5) – 1 = (1 – 5) – 1 = -5
c) Khi y = √5 ta có:
√5 = (1 – √5)x – 1
=> √5 + 1 = (1 – √5)x
Giải bài tập SGK Toán 9 Tập 1 trang 48 để xem gợi ý giải các bài tập của Bài 2: Hàm số bậc nhất thuộc chương 2 Đại số 9.
Tài liệu được biên soạn với nội dung bám sát chương trình sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1 trang 48. Qua đó, các em sẽ biết cách giải toàn bộ các bài tập của bài 2 Chương 2 trong sách giáo khoa Toán 9 Tập 1. Chúc các bạn học tốt.
Lý thuyết Hàm số bậc nhất
1. Định nghĩa
– Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức y = ax + b trong đó a, b là các số thực cho trước và a ≠ 0
– Đặc biệt, khi b = 0 thì hàm số bậc nhất trở thành hàm số y = ax, biểu thị tương quan tỉ lệ thuận giữa y và x
2. Tính chất
a) Hàm số bậc nhất y = ax + b xác định với mọi giá trị x ∈ R
b) Trên tập hợp số thực R, hàm số y = ax + b đồng biến khi a > 0 và nghịch biến khi a < 0
Hàm số y = f(x) gọi là đồng biến trong khoảng nào đó nếu với mọi x1 và x2 trong khoảng đó sao cho x1 < x2 thì f(x1 ) < f(x2 )
Hàm số y = f(x) gọi là nghịch biến trong khoảng nào đó nếu với mọi x1 và x2 trong khoảng đó sao cho x1 < x2 thì f(x1 ) > f(x2 )
3. Nhận xét về đồ thị hàm số y = ax + b (a ≠ 0)
a) Đồ thị hàm số y = ax (a ≠ 0) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ mà ta gọi là đường thẳng y = ax. Đường thẳng y = ax nằm ở góc phần tư thứ I và thứ III khi a > 0; nằm ở góc phần tư thứ II và thứ IV khi a < 0
b) Đồ thị của hàm số y = ax + b là một đường thẳng cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng b và song song với đường thẳng y = ax nếu b ≠ 0; trùng với đường thẳng y = ax nếu b = 0.
Đồ thị của hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0) còn gọi là đường thẳng y = ax + b; b được gọi là tung độ gốc của đường thẳng.
Giải bài tập toán 9 trang 48 tập 1
Bài 8 (trang 48 SGK Toán 9 Tập 1)
Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số bậc nhất? Hãy xác định các các hệ số a, b của chúng và xét xem hàm số bậc nhất này đồng biến hay nghịch biến?
a) y = 1 – 5x ;
b) y = -0,5x
c) y = √2(x – 1) + √3 ;
d) y = 2×2 + 3
Gợi ý đáp án
a) y = 1 – 5x là hàm số bậc nhất có a = -5, b = 1, nghịch biến vì a = -5 < 0
b) y = -0,5x là hàm số bậc nhất có a = -0,5, b = 0, nghịch biến vì a = -0,5 < 0
c) y = √2(x – 1) + √3 = √2 x + √3 – √2 là hàm số bậc nhất có a = √2, b = √3 – √2, đồng biến vì a = √2 > 0
d) y = 2×2 + 3 không phải là hàm số bậc nhất (vì số mũ của x là 2)
Bài 9 (trang 48 SGK Toán 9 Tập 1)
Cho hàm số bậc nhất y = (m – 2)x + 3. Tìm các giá trị của m để hàm số:
a) Đồng biến
b) Nghịch biến
Gợi ý đáp án
Hàm số y = ax + b đồng biến khi a > 0 và nghịch biến khi a < 0.)
a) y = (m – 2)x + 3 đồng biến khi m – 2 > 0 ⇔ m > 2
Vậy với m > 2 thì hàm số đồng biến.
b) y = (m – 2)x + 3 nghịch biến khi m – 2 < 0 ⇔ m < 2
Vậy với m < 2 thì hàm số nghịch biến.
Bài 10 (trang 48 SGK Toán 9 Tập 1)
Một hình chữ nhật có các kích thước là 20cm và 30cm. Người ta bớt mỗi kích thước của nó đi x (cm) được hình chữ nhật mới có chu vi là y (cm). Hãy lập công thức tính y theo x.
Gợi ý đáp án
Theo bài ra ta vẽ hình sau:
– Gọi hình chữ nhật ban đầu ABCD có kích thước AB = 30cm; BC = 20cm.
– Sau khi bớt các kích thước của hình chữ nhật đi x (cm), ta có hình chữ nhật mới là A’B’C’D’ có:
A’B’ = 30 – x
B’C’ = 20 – x
Gọi y là chu vi của hình chữ nhật A’B’C’D’, ta có:
y = 2[(30 – x) + (20 – x)]
=> y = 2(50 – 2x)
=> y = -4x + 100 (cm)
Giải bài tập toán 9 trang 48 tập 1: Luyện tập
Bài 11 (trang 48 SGK Toán 9 Tập 1)
Hãy biểu diễn các điểm sau trên mặt phẳng tọa độ: A(-3; 0), B(-1; 1), C(0; 3), D(1; 1), E(3; 0), F(1; -1), G(0; 3), H(-1; -1).
Gợi ý đáp án
Biểu diễn các điểm trên mặt phẳng tọa độ: A(-3; 0), B(-1; 1), C(0; 3), D(1; 1), E(3; 0), F(1; -1), G(0; 3), H(-1; -1). như hình vẽ sau:
Bài 12 (trang 48 SGK Toán 9 Tập 1)
Cho hai hàm số bậc nhất y = ax + 3. Tìm hệ số a, biết rằng khi x = 1 thì y = 2,5.
Gợi ý đáp án
Thay x = 1, y = 2,5 vào y = ax + 3 ta được:
2,5 = a.1 + 3
=> a = 2,5 – 3 = -0,5
Vậy a = -0,5
Bài 13 (trang 48 SGK Toán 9 Tập 1)
Với những giá trị nào của m thì mỗi hàm số sau là hàm số bậc nhất ?
Gợi ý đáp án
a) Ta có
Hệ số là
Điều kiện để
là hàm số hàm bậc nhất là:Vậy m < 5 thì hàm số đã cho là hàm số bậc nhất.
b) Ta có:
Hệ sốĐiều kiện để hàm số
là hàm bậc nhất là:Vậy
1 thì hàm số đã cho là hàm số bậc nhất.Bài 14 (trang 48 SGK Toán 9 Tập 1)
Hàm số bậc nhất y = (1 – √5)x – 1.
a) Hàm số trên là đồng biến hay nghịch biến trên R? Vì sao?
b) Tính giá trị của y khi x = 1 + √5.
c) Tính giá trị của x khi y = √5
Gợi ý đáp án
a) Ta có a = 1- √5 < 0 nên hàm số đã cho nghịch biến trên R.
b) Khi x = 1 + √5 ta có:
y = (1 – √5).(1 + √5) – 1 = (1 – 5) – 1 = -5
c) Khi y = √5 ta có:
√5 = (1 – √5)x – 1
=> √5 + 1 = (1 – √5)x