Giải thích ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ

Or you want a quick look: Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ

Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố là câu hỏi được rất nhiều bạn quan tâm. Trong bài viết dưới đây, DINHNGHIA.COM.VN sẽ giúp bạn tìm hiểu ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ ngắn gọn nhất, cùng tham khảo nhé!. 

Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ

Ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ 1

Khi tìm hiểu về ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, ta thấy Tức nước vỡ bờ một nhan đề có sức gợi hình cao, nhan đề do chính tác giả đặt tên đã bao quát toàn bộ nội dung của đoạn trích. Giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ ta thấy, nhan đề này được tác giả dùng chính thành ngữ của người Việt để nói lên ở đâu có áp bức ở đó có sự đấu tranh, chống cự.

Đối tượng nghèo đói, khổ cực nhiều nhất trước Cách mạng tháng 8 chính là người nông dân. Và đối tượng bị áp bức và bóc lột cũng là người nông dân. Đây cũng là những con người hiền lành chất phác, lương thiện chăm chỉ nhưng nếu bị áp bức quá đến mức đường cùng giữa sự sống và cái chết thì họ sẽ vùng dậy, đánh bại mọi thế lực áp bức.

READ  Sum Up là gì và cấu trúc cụm từ Sum Up trong câu Tiếng Anh vuidulich.vn

Chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn, cụ thể là trích đoạn Tức nước vỡ bờ thì khi bị đàn áp đã vùng lên đánh lại cái lệ cùng với người nhà lí trưởng một cách quyết liệt, mạnh mẽ. Bởi lẽ đơn giản “Con giun xéo lắm cũng quằn”, và con người khi bị đẩy đến cùng cực sẽ phản kháng, đây cũng là sức mạnh tiềm tàng của những người nông dân.

Ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ 2

Nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đã giúp người đọc hình dung được nội dung bên trong đoạn trích. Chị Dậu trong tác phẩm đại diện cho người nông dân hiền lành, chăm chỉ làm ăn. Họ cũng là đối tượng bị áp bức trong thời gian trước CMT8. Lí trưởng và tay sai đại diện cho những kẻ áp bức, đẩy kẻ khác vào cái chết.

Khi bị đánh đập, bóc lột một cách tàn nhẫn thì con người sẽ vùng dậy đấu tranh để đòi lại sự công bằng. Như một định lý, ở đâu có bất công thì ở đó sẽ có sự đấu tranh, đây chính là quy luật mãi không thể thay đổi. Chị Dậu cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Chị Dậu cũng thể hiện được sức mạnh tiềm tàng của những người nông dân xưa.

“Tức nước vỡ bờ” đã làm nổi bật hình ảnh phản kháng đầy mạnh mẽ của chị Dậu với các thế lực thống trị. Đây cũng là đoạn văn nổi bật nhất trong tác phẩm Tắt đèn. Trên đây là giải tích ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ, hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về chủ đề giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ. Chúc bạn luôn học tốt.

See more articles in the category: wiki
READ  Hoàn cảnh, Diễn biến, Kết quả và Ý nghĩa chiến dịch Hồ Chí Minh

Leave a Reply