Giá trị hiện thực là gì? Đặc trưng và Cách thể hiện giá trị hiện thực

Or you want a quick look:

Giá trị hiện thực là gì? Giá trị hiện thực được thể hiện qua nhiều tác phẩm văn học, thể hiện ý nghĩa của tác phẩm. Tuy nhiên, đối với các tác phẩm khác nhau, giá trị hiện thực cũng thể hiện theo một cách khác nhau. Để tìm hiểu rõ hơn về giá trị hiện thực là gì, hãy theo dõi bài viết sau đây của DINHNGHIA.COM.VN nhé

Nội dung chính bài viết

Giá trị hiện thực là gì?

Khái niệm giá trị hiện thực là gì? Đây vốn là những gì diễn ra trong cuộc sống được tác giả đưa vào tác phẩm. Nói cách khác giá trị hiện thực của tác phẩm là hiện thực đời sống mà tác giả phản ánh trong tác phẩm

Biểu hiện của giá trị hiện thực là gì? Giá trị hiện thực phản ánh trong tác phẩm rất phong phú. Giá trị hiện thực được đề cập trong tác phẩm thường có các nét chính sau:

  • Phơi bày cuộc sống cơ cực và những nỗi khổ về vật chất, tinh thần của những con người bé nhỏ, bất hạnh.
  • Chỉ ra những nguyên nhân gây ra đau khổ cho con người.
  • Miêu tả vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong con người.

Ở mỗi tác phẩm, giá trị hiện thực được thể hiện theo những cách rất khác nhau. Cùng phản ánh nỗi đau khổ, tình cảnh khốn cùng của người dân Việt Nam trước cách mạng, trong “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố miêu tả nỗi chật về vật chất của chị Dậu vì nạn một cổ nhiều tròng, sưu cao thuế nặng. Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” –  Nguyễn Dữ, tác giả thông qua bi kịch của một gia đình để phơi bày hiện thực của xã hội phong kiến với chế độ trọng nam khinh nữ. Hay tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao lại đi vào mảng hiện thực sâu kín, tối tăm, vạch trần xã hội bị tha hóa và nỗi đau tinh thần của con người dưới đáy xã hội.

Đặc trưng của giá trị hiện thực

Qua việc tìm hiểu định nghĩa giá trị hiện thực là gì, chúng ta cũng cần lưu tâm về những đặc trưng của loại hình này. Hầu hết trong các tác phẩm văn chương, giá trị hiện thực đều là những hiện thực được hư cấu, nghĩa là nó phản ánh hiện thực của một thời kỳ, một xã hội dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau chứ không trực tiếp nói đến hiện thực cụ thể.

Nét đặc trưng của giá trị hiện thực là gì? Đó chính là lấy con người làm điển hình. Trong mỗi tác phẩm, tác giả sẽ khắc họa về ngoại hình, tính cách, hành động, lời nói… và nhân vật này đại diện cho một tầng lớp trong xã hội, hoàn cảnh của nhân vật sẽ phản ánh số phận của giai cấp đó trong xã hội lúc bấy giờ.

Ví dụ như hình ảnh Vũ Nương trong “Người con gái Nam Xương” đại diện cho số phận của người phụ nữ trong xã hội, vất vả tảo tần nhưng lại bị coi khinh, xem thường. Hình ảnh “Chí Phèo” đại diện cho tầng lớp nhân dân lao động, bị áp bức nặng nề, lao vào tình cảnh khốn cùng không lối thoát.

Bá Kiến đại diện cho tầng lớp thống trị hống hách, ra sức bóc lột những người yếu thế. Hay hình ảnh Làng Vũ Đại là đại diện cho một xã hội Việt Nam lúc bấy giờ – một xã hội bị tha hóa, người dân lâm vào cảnh khốn cùng.

Nếu trong một tác phẩm, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo thường đi cùng với nhau. Giá trị hiện thực thể hiện trần trụi những mảng tối của xã hội, của suy nghĩ con người; giá trị nhân đạo lại thể hiện nét đẹp trong tâm hồn con người nó như một tia sáng lóe lên trong bức tranh u ám.

Ví dụ như trong “Vợ nhặt”, mặc dù gia đình anh Tràng khó khăn, đang đứng trên bờ vực thẳm nhưng vẫn cưu mang người khác hay tác phẩm Chí Phèo – nhân vật Chí Phèo trong lúc cả làng Vũ Đại coi khinh hắn, xa lánh lánh thì hắn gặp được Thị Nở, thị là một con người xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu, thị đã nhen nhóm tình yêu và sự sống trong con người hắn.

Giá trị hiện thực là gì và cách thể hiện trong tác phẩm Vợ nhặt

Giá trị hiện thực trong các tác phẩm văn học

Giá trị hiện thực là gì? – Để hiểu rõ hơn về nội dung này hãy tìm hiểu giá trị hiện thực được thể hiện qua các tác phẩm tiêu biểu sau đây nhé.

Giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ nhặt – Kim Lân

Bức tranh nạn đói năm 1945: trong cảnh chiều tà, theo bước chân Tràng từ phố chợ đến quê là cảnh người đói bồng bế, dìu dắt nhau, mặt mày xanh xám như những bóng ma,  người chết nằm cong queo ben lề đường như ngả rạ, những đứa trẻ xóm ngụ cư kêu gạo từng hồi thê thiết, không khí vấy lên mùi xác người ẩm thối. Cả một vùng như một bãi tha ma, một cõi dương như có hơi ám của cõi âm. Nạn đói bao trùm, không chừa một ai.

Ở đây, giá trị hiện thực là gì? – Thời gian và không gian như báo hiệu rằng con người đang ở giữa ranh giới ánh sáng và bóng tối, giữa sự sống và cái chết. Cả dân tộc đang đứng mấp mé trước hoàng hôn của cuộc đời, thảm cảnh trước nạn đói, một hiện thực thê thảm và khốc liệt.

Bức tranh của con người bên bờ vực thẳm, hình ảnh người đàn bà Tràng gặp ở ngoài kho thóc, quần áo rách tả tơi, thân hình gầy sọp vì đói, người đàn bà này theo không Tràng mà chẳng còn chút sĩ diện, danh dự – Hình ảnh phản ánh hiện thực cay đắng, thân phận con người không khác gì cỏ rác.

“Mẹ con Tràng chỉ còn bát cháo cám cầm hơi” – Nạn đói đe dọa đến tính mạng, con người đứng trước tương lai mờ mịt. Đây là hiện thực về thân phận bọt bèo của người lao động trước cách mạng tháng 8 năm 1945.

Như vậy, giá trị hiện thực trong “Vợ nhặt” thể hiện bức tranh về nạn đói năm 1945 và số phận bi thảm của người lao động trong bối cảnh này.

Giá trị hiện thực trong tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao

Giá trị hiện thực là gì trong Chí Phèo của nhà văn Nam Cao? Giá trị này của tác phẩm được thể hiện thông qua bề rộng không gian và chiều dài thời gian. Làng Vũ Đại được nói đến trong tác phẩm là hình ảnh xã hội thu nhỏ, khắc họa cuộc sống nông dân Việt Nam lúc bấy giờ.

Trước tiên, Nam Cao vạch ra mối quan hệ trong nội bộ bọn cường hào. “Ngoài mặt tử tế với nhau nhưng trong bụng muốn cho nhau lụi bại” – đây là hiện tượng mang tính quy luật tại nông thôn, ảnh hưởng đến đời sống xã hội, trâu bò húc nhau ruồi muỗi phải chịu oan uổng.

Giá trị hiện thực rõ nét nhất được thể hiện qua bức tranh xã hội nông thôn, phản ánh hiện thực nông thôn trên bình diện mâu thuẫn giai cấp – mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân bị áp bức.

  • Hình ảnh Bá Kiến là hình tượng về giai cấp thống trị ở nông thôn lúc bấy giờ – Một lão cường hào mang bản chất gian hùng, xảo trá.
  • Hình ảnh người nông dân được khắc họa qua hình ảnh Chí Phèo – Bị xã hội tàn phá tâm hồn, hủy diệt nhân tính và phủ nhận tư cách làm người. Nỗi thống khổ ấy không thể hiện qua hình ảnh Chí Phèo không cha không mẹ, không nhà không cửa, không người thân thích… mà ở chỗ Chí Phèo bị cả làng xem như quỷ dữ, linh hồn bị tước đoạt, bị loại bỏ khỏi xã hội loài người.
  • Thị Nở cũng là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân – dở hơi, xấu xí, xấu tới mức ma chê quỷ hờn nhưng đó lại là những nét thô sơ nhất của tự nhiên. Mặc cho ngoại hình không đẹp đẽ nhưng thị lại có một tấm lòng nhân hậu vô cùng lớn.

Như vậy, trong tác phẩm này, giá trị hiện thực là gì? Chí Phèo như một bộ phận người lao động bị đẩy vào con đường lưu manh hóa. Nó thể hiện tính quy luật trước tình trạng bị bóc lột của nhân dân, khi lâm vào cảnh khốn cùng, không lối thoát họ sẽ chống trả bằng con đường lưu manh.

Qua hình ảnh này, tác giả đã phản ánh hiện thực ở nông thôn – hiện tượng lưu manh hóa, đồng thời cho thấy được sự tàn khốc của xã hội bằng việc sự hủy diệt nhân tính, không cho phép được làm người.

Trên đây là tổng hợp những kiến thức xoay quanh chuyên đề giá trị hiện thực là gì và cách thể hiện của nó trong các tác phẩm tiêu biểu. Nếu có thắc mắc gì liên quan đến chủ đề bài viết giá trị hiện thực là gì, hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này, DINHNGHIA.COM.VN sẽ hỗ trợ giải đáp giúp bạn.

Xem thêm >>> Tìm hiểu về giá trị hiện thực trong văn học

See more articles in the category: wiki
READ  22 Tuổi Là Tuổi Con Gì vuidulich.vn

Leave a Reply