GDCD 12 Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật

Or you want a quick look: Sơ đồ tư duy GDCD 12 bài 3

GDCD 12 Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật giúp các em học sinh lớp 12 trả lời các câu hỏi phần bài tập trang 31. Đồng thời hiểu được kiến thức về công dân bình đẳng trước pháp luật sơ đồ tư duy GDCD 12 bài 3.

Giải bài tập GDCD 12 Bài 3 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh lớp 12 tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Sơ đồ tư duy GDCD 12 bài 3

Giải bài tập SGK GDCD 12 bài 3 trang 31

Câu 1

Em hiểu thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí? Cho ví dụ?

Gợi ý đáp án

1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ nghĩa nghĩa là:

  • Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Bất kì công dân nào, nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu,… Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ như nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, nghĩa vụ đóng thuế,… theo quy định của pháp luật.
  • Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.
  • Ví dụ: Điều 27, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định. Như vậy, công dân miễn có đủ các yêu cầu trên, không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội,… thì đều có quyền đi bỏ phiếu bầu cử và quyền ứng cử.
READ  Lời chúc ngày mới thành công, tốt lành, vui vẻ hay và ý nghĩa nhất

2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là:

  • Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật (trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính, kỉ luật). Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân biệt đối xử.

Ví dụ: Theo luật thuế thu nhập cá nhân, những người có thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng thì có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên tùy vào điều kiện hoàn cảnh như người độc thân hay người có gia đình có trách nhiệm nuôi dưỡng những người phụ thuộc thì có mức nộp thuế khác nhau.

Câu 2

Ý nghĩa của việc Nhà nước bảo đảm cho công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí?

Gợi ý đáp án

Nhà nước bảo đảm cho công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí nhằm:

  • Tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
  • Tạo sự công bằng, văn minh, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật.
  • Tạo điều kiện để công dân được sống một cuộc sống an toàn, lành mạnh, được phát triển đầy đủ và toàn diện.
READ  Giải Rubik Tầng 3 X3 Tầng 3 Dễ Nhất, Công Thức Xoay Rubik Tầng 3 Cơ Bản Và Nâng Cao

Câu 3

Em hãy lựa chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau đây?

Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là:

A. Công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.

B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.

D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí.

Gợi ý đáp án

Chọn đáp án: C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Câu 4

Nguyễn Văn N, 19 tuổi, là thanh niên hư hỏng, nghiện ma túy. Không có tiền để hút, N đã nảy ý định đi cướp xe máy. N tìm được người quen là Trần Văn A, 17 tuổi, bỏ học lang thang ở bến xe để cùng bàn kế hoạch đi cướp. Hai tên đã thuê người chở xe ôm, đến chỗ vắng chúng dùng dao uy hiếp, cướp xe máy và đâm lái xe ôm trọng thương (thương tật 70%).

Căn cứ vào hành vi phạm tội của N và A là phạm tội có tổ chức, có kế hoạch và sử dụng hung khí nguy hiểm gây thương tích nặng cho nạn nhân, Tòa đã xử Nguyễn Văn N tù chung thân, Trần Văn A bị phạt tù 17 năm. Gia đình N cho rằng Tòa án xử như vậy là thiếu công bằng vì N và A cùng độ tuổi, cùng nhau thực hiện vụ cướp của giết người. Vậy theo em, thắc mắc của gia đình N là đúng hay sai? Vì sao?

READ  Hướng dẫn học sinh đăng nhập lms.hcm.edu.vn học online Đặng Thái Đức 7 giờ trước

Gợi ý đáp án

Thắc mắc của gia đình N là sai, vì:

  • Đối với Nguyễn Văn N: Toà án đã căn cứ vào quy định tại Điều 171, khoản 4, mục b, Bộ luật Hình sự 2015 về tội cướp tài sản: “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên” thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Căn cứ vào các tình tiết của vụ án, Toà đã xử Nguyễn Văn N (19 tuổi) tù chung thân là đúng.
  • Đối với Trần Văn A: Trần Văn A tuy cùng thực hiện một tội phạm với Nguyễn Văn N, nhưng vì mới 17 tuổi, nên ngoài việc áp Điều 171, khoản 4, mục b, Bộ luật Hình sự 2015 về tội cướp tài sản, Toà còn áp dụng Điều 91, Bộ luật Hình sự về “Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội”, theo đó, mức hình phạt cao nhất được áp dụng đối với hành vi phạm tội này là không quá mười tám năm tù.
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply