G.w là một khái niệm mới xuất hiện nhưng lại vô cùng quan trọng. Vậy g.w là gì? Bên cạnh g.w, bạn cần biết những khái niệm nào nữa? Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Nội dung chính bài viết
G.w là gì? N.w là gì? Phân biệt g.w và n.w
Khái niệm g.w
Thuật ngữ g.w là một khái niệm quan trọng trong vận chuyển hàng hóa nói riêng và dịch vụ logistic nói chung. Vậy g.w là gì? G.w thực chất là từ viết tắt của gross weight có nghĩa là trọng lượng cả bì. Trọng lượng này sẽ bao gồm cả trọng lượng của vật và trọng lượng của phần bao bì đóng gói.
Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa g.w và n.w. Vậy n.w là gì?
Khái niệm n.w
N.w hay còn gọi là net weight chính là trọng lượng của vật thể và hoàn toàn không có bao bì đóng gói. Vì vậy,người ta còn biết tới n.w với cái tên khác là trọng lượng tịnh thuần túy.
Do đó, nếu được hỏi net weight là gì, trọng lượng tịnh là gì hay trọng lượng tịnh thuần túy là gì, bạn cần nghĩ ngay tới trọng lượng của vật. Và phần này không có trọng lượng của bao bì đóng gói nhé.
Phân biệt g.w và n.w
Dựa vào hai khái niệm, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy điểm khác biệt của g.w va n.w. G.w là trọng lượng tổng (bao gồm cả bao bì) nên sẽ có trọng lượng lớn hơn so với n.w (trọng lượng không bao bì).
Đây là 2 đại lượng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Chúng ta có thể dễ dàng tính được đại lượng còn lại khi đã biết một trong hai.
Ví dụ: một kiện hàng có trọng lượng g.w là 100kg và bao bì đóng gói là 10kg, vậy ta có thể dễ dàng tính được n.w của kiện hàng là 90kg.
Một số khái niệm khác liên quan tới g.w
Bên cạnh g.w, chúng ta cũng cần hiểu rõ một số thuật ngữ sau:
- Volume Weight: (VW) là trọng lượng quy đổi từ kích thước của kiện hàng
- Chargeable Weight: (CW) là trọng lượng dùng để tính cước.
Đây là hai thuật ngữ quan trọng có quan hệ chặt chẽ với g.w.
Ngoài ra, bạn cũng cần hiểu, drained weight là gì? hiểu một cách đơn giản, đây là trọng lượng ở trạng thái rắn và không tính nước.
Ví dụ như trên một chiếc hộp đựng thịt hầm có ghi: net weight: 200g, drained weight: 185g. Vậy có nghĩa là tổng lượng thực phẩm được đóng trong hộp là 200g (chưa kể vỏ hộp) và khối lượng của thịt (phần không có nước hầm) là 185g.
Công thức tính g.w
Theo quy ước của hiệp hội hàng không IATA thì trọng lượng thực tế sẽ quy đổi thông qua công thức :
(V.W = (D times R times C) div 6000)
Trong đó, D – R – C là các từ viết tắt của Dài – Rộng – Cao.
Trong trường hợp trọng lượng VW quy đổi được nhỏ hơn trọng lượng thực tế (g.w) của kiện hàng thì trọng lượng để tích cước sẽ là CV, tức là g.w.
Trong trường hợp VW lại lớn hơn g.w thì lúc này, trọng lượng để tính cước CW sẽ được tính theo VW.
Ví dụ: ta có kiện hàng có một kiện hàng nặng 20 KG, kích thước là 30 x 50 x 40 CM
(Rightarrow) (V.W = (30 times 50 times 40) div 6000 = 10 KG < 20 KG (g.w).)
Lúc này trọng lượng tính cước là 20 KG
Tuy nhiên, vẫn cân nặng đó nhưng kích thước là 40x80x60 cm
(Rightarrow) (V.W = (40 times 80 times 60) div 6000 = 32 KG > 20 KG (g.w).)
Lúc này trọng lượng tính cước là 32 KG.
Ngoài ra bạn cần lưu ý cách tính khối lượng tịnh hay còn gọi là n.w. Công thức tính net weight sẽ là: G.w – trọng lượng phần bao bì.
Vậy G.w là gì? Chắc hẳn qua bài viết này bạn đã có câu trả lời cho riêng mình. Đây là một khái niệm quan trọng trong vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là với đường hàng không. Nếu có thắc mắc về bài viết g.w là gì nói riêng và nội dung bài viết nói chung, hãy để lại nhận xét dưới đây nhé. Và bạn đừng quên truy cập DINHNGHIA.COM.VN để khám phá nhiều kiến thức hay và bổ ích!