Or you want a quick look: Founder là gì?
Founder là thuật ngữ xuất hiện khá nhiều trong các chương trình kinh tế thương mại, startup…Tuy nhiên còn có khá nhiều người đang nhầm lẫn về thuật ngữ này. Vậy Founder là gì bạn đã biết chưa? Theo dõi bài viết của BachkhoaWiki để được giải đáp nhé.
Founder là gì?
Theo tiếng Anh, Founder có nghĩa là người sáng lập. Đây là người thiết lập hoặc xây dựng 1 điều gì đó. Khi từ ngày được ứng dụng trong kinh doanh, nó có nghĩa là người thành lập công ty, đưa tổ chức đó vào sự tồn tại. Khi công ty được thành lập, Founder trở thành một doanh nhân.
- Founder là các chủ doanh nghiệp, công ty tư nhân, người chịu rủi ro để thành lập công ty. Họ là người có đóng góp tích cực trong việc biến ý tưởng thành hiện thực, tìm kiếm các nguồn đầu tư để hình thành công ty và đưa nó vào hoạt động.
- Founder là người nắm rõ nhất về công ty. Họ có 1 niềm tin mãnh liệt vào ý tưởng của mình. Họ kiên trì và bền bỉ vượt qua những giai đoạn khó khăn lúc khởi nghiệp. Họ là người dẫn dắt tổ chức, trực tiếp tuyển chọn những vị trí quan trọng trong công ty, kêu gọi vốn và xử lý phần lớn mọi vấn đề.
Co-founder là gì?
Co-founder là khái niệm bạn sẽ được nghe qua nhiều trong lĩnh vực liên quan đến khởi nghiệp, startup hoặc thậm chí là trong kinh doanh, thương mại nói chung.
Co-founder có thể hiểu là cụm từ dùng để chỉ sự hợp tác / đồng sáng lập giữa hai hay nhiều người để cấu thành nên một tổ chức, công ty hay đơn vị cụ thể.
Sự khác biệt giữa co-founder và founder là gì?
Các thuật ngữ này thường được sử dụng trong bối cảnh kinh doanh và khởi nghiệp. Founder về cơ bản là người đã tìm thấy và thiết lập một doanh nghiệp hoặc khởi nghiệp. Một Co-Founder – người đồng sáng lập về cơ bản là người giúp người sáng lập thành lập công ty và cho mượn các kỹ năng hoặc tài nguyên của họ cho doanh nghiệp và ý tưởng.
Trách nhiệm của Founder bao gồm đưa ra ý tưởng khả thi và có lợi nhuận thường xuyên cho một doanh nghiệp hoặc công ty, quyết định sản phẩm và dịch vụ nào mà doanh nghiệp hoặc công ty sẽ cung cấp, để đưa ra mô hình kinh doanh cũng như thu hút con người và người khác tài nguyên bắt buộc.
Tuy nhiên, trách nhiệm chính của Founder là để đảm bảo rằng công ty là một thành công và lợi nhuận, thay vì thất bại, như nhiều người tin tưởng vào việc lãnh đạo công ty cho đến khi nó có thể tự đứng vững.
Một Co-Founder về cơ bản là người đã tìm ra công ty hoặc hợp tác với Founder trong vận hành và phát triển công ty. Điều này có nghĩa là Co-Founder có thể đã giúp Founder đưa ra ý tưởng cho doanh nghiệp hoặc công ty. Giúp tạo điều kiện thuận lợi cho ý tưởng về công ty và doanh nghiệp và những sản phẩm hoặc dịch vụ cần cung cấp.
Co-Founder hỗ trợ người sáng lập và doanh nghiệp, dẫn dắt kỹ năng hoặc chuyên môn của họ cho doanh nghiệp. Có thể cung cấp tài nguyên hoặc vốn để bắt đầu kinh doanh.
Owner là gì?
Owner được dịch là chủ sở hữu, có nghĩa là một người hoặc nhóm người cùng sở hữu một công ty hay doanh nghiệp nào đó.
Sự khác biệt giữa owner và founder là gì?
Founder có thể là một owner, CEO hoặc managing director. Tuy nhiên, ngược lại thì owner, CEO hoặc managing director không nhất thiết là founder.
Trong đó, owner được hiểu là chủ sở hữu, owner có thể là một người hoặc nhóm người cùng sở hữu một công ty, doanh nghiệp. Một owner không nhất thiết phải là founder của công ty đó, owner có thể chỉ là những người góp vốn vào công ty.
CEO là gì?
CEO là viết tắt của từ Chief Executive Officer. Được hiểu là người đảm nhận vị trí Giám đốc Điều Hành hay Tổng Giám Đốc. Họ có thể là người sáng lập hoặc được thuê để điều hành một công ty.
Công việc của một CEO đó là xây dựng, lập kế hoạch và đưa ra định hướng phát triển cụ thể cho doanh nghiệp. Nhằm đáp ứng đạt được mục tiêu tài chính đã được đề ra trước đó. Đồng nghĩa với việc họ phải chịu trách nhiệm với mọi thành phần và bộ phận trong công ty.
Vai trò của người điều hành gắn liền với các quyết định và duy trì sự vận hành trơn tru của bộ máy tổ chức mà mình quản lý. Đảm bảo hoạt động đối nội cũng như đối ngoại luôn diễn ra một cách tốt đẹp nhất. Và còn vô số những nội dung khác của công ty yêu cầu CEO xử lý.
Sự khác biệt giữa CEO và founder là gì?
Quan niệm về CEO và Founder vẫn luôn tạo ra những luồng ý kiến trái chiều. Một bên cho rằng hai vị trí này có thể gộp là một. Và bên còn lại thì khẳng định đây là hay chức vụ khác nhau hoàn toàn. Vậy sự khác biệt của CEO và Founder là gì?
Đối với Founder, họ có thể đã từng hoặc chưa bao giờ quản lý nhân sự. Nhà sáng lập luôn nhạy bén và giỏi trong việc lên ý tưởng, kiến tạo tầm nhìn. Nhưng không có gì chắc chắn là họ sẽ biết cách thực hiện nó một cách hiệu quả. Điều hành một doanh nghiệp đôi khi sẽ trở thành một nhiệm vụ vô cùng khó khăn.
Lúc này, điều mà Founder cần đó chính là một người CEO giúp họ quản lý hoạt động kinh doanh và mọi vấn đề đối nội – đối ngoại của doanh nghiệp. Nhiệm vụ mà CEO phải thực hiện là làm sao để cân bằng những gì đang có và đi đúng với tầm nhìn ban đầu từ nhà sáng lập.
Chắc chắn một điều rằng, CEO với kinh nghiệm nhiều năm trong điều hành sẽ có phương pháp và cách thức thực hiện tối ưu nhất.
Các tố chất cần có của một founder
Founder đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định đến sự thành công hoặc thất bại của một công ty, doanh nghiệp hay tổ chức. Để có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh và khởi nghiệp thành công đòi hỏi người founder cần có các phẩm chất sau:
- Sự đam mê: Sự đam mê, khát khao được trải nghiệm và học hỏi chính là một trong những phẩm chất cần có của một founder để mang đến sự thành công cho quá trình khởi nghiệp về sau này.
- Sự quyết đoán: Sự quyết đoán với niềm tin vào tương lai của một founder chính là một trong những bí quyết mang đến sự thành công cho một công ty, doanh nghiệp hay tổ chức. Sự quyết đoán và ý chí sẽ giúp người founder có thể vượt qua những thời điểm khó khăn nhất để đi tới sự thành công.
- Sự tự tin: Sự tự tin và biết làm chủ cảm xúc của mình cũng như nắm bắt được cảm xúc của người khác là phẩm chất cần có của một founder trong quá trình startup. Môi trường kinh doanh khởi nghiệp rất cạnh tranh và khốc liệt, vì vậy, nó đòi hỏi một người founder cần phải tự tin vào doanh nghiệp của mình. Sự tự tin sẽ giúp founder có thể vững vàng chèo lái “con thuyền” đi đến thành công.
- Sự khôn ngoan: Một founder cần phải khôn ngoan để có thể điều chỉnh và nắm bắt sự biến động thị trường, từ đó có thể đưa ra được các kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Kỹ năng thuyết phục: Ngoài sự thông minh thì kỹ năng thuyết phục là phẩm chất quan trọng mà người founder cần có để thuyết phục người khác tin tưởng và làm theo lý tưởng mình.
- Sự sáng tạo: Sự sáng tạo của một founder sẽ xác định tương lai của công ty hoặc doanh nghiệp. Chúng ta có thể thấy rõ điều này ở Steve Jobs – cựu CEO của Apple. Ông là một người luôn coi trọng sự khác biệt so với trật tự có từ trước, thường xuyên nhấn mạnh vào sự sáng tạo và thiết kế, cuối cùng, ông đã đưa thương hiệu Apple trở thành một trong những doanh nghiệp đứng đầu trên thế giới.
- Tinh thần học hỏi cao: Tinh thần học hỏi không ngừng nghỉ là một phẩm chất quý khác mà một founder cần có. Nếu một nhà quản lý hàng đầu mà không cởi mở và thiếu tinh thần học hỏi sẽ làm đình trệ sự phát triển của công ty, doanh nghiệp đó.
- Tầm nhìn và có chiến lược rõ ràng: Người sáng lập phải luôn là người có tầm nhìn, có khả năng quan sát tốt để thấy được những nhu cầu của thị trường và khách hàng, từ đó dự đoán xu hướng trong tương lai để xây dựng các chiến lược, kế hoạch kinh doanh hiệu quả và đem lại lợi nhuận công ty hoặc doanh nghiệp của mình.
- Liêm chính và minh bạch: Phẩm chất vô cùng quan trọng của một founder cần có đó chính là liêm chính và sự minh bạch. Như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Do vậy, founder cần thẳng thắn đưa ra ý kiến và minh bạch để doanh nghiệp có thể tiến tới sự thành công.
Những điều nên làm để trở thành một founder
Để trở thành một Founder thành công, đòi hỏi bạn cần chuẩn bị và rèn cho mình nhiều tố chất, kỹ năng cần thiết. Dưới đây là 5 việc mà bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng:
Làm việc hoặc thực tập tại các công ty startup
Đây là bước đầu tiên quan trọng nhất mà bạn có khả năng làm được và làm tốt. Thông thường, các công ty startup hoạt động trong giai đoạn đầu khác hẳn rất nhiều so với những công ty lớn khác, đã hoạt động nhiều năm.
Do đó, nếu bạn nắm bắt được quá trình xử lý những khó khăn, vấn đề của công ty trong giai đoạn này là điều vô cùng quý giá và hữu ích. Khi bước qua những khó khăn, thách thức và cơ hội làm việc cùng các Founder trong công ty mang đến cho bạn những kinh nghiệm đầu đời khi bước đầu sáng lập công ty.
Học hỏi từ những cố vấn
Những người có được thành công của hiện tại cũng đều nhờ vào những trải nghiệm từ lớp người đi trước. Những cố vấn thường gặp là những Founder của các công ty khác, giáo sư khởi nghiệp, những bạn bè có kinh nghiệm,…
Tố chất thông minh và mong muốn học không ngừng sẽ là động lực giúp bạn đi được những quãng đường dài.
Tham gia các lớp học doanh nhân
Để có thể điều hành bất kỳ một doanh nghiệp, công ty nào Founder cần phải học cách để làm nhiều thứ vượt ra ngoài những điểm mạnh và sở thích của riêng họ. Những lớp học doanh nhân không cho bạn những trải nghiệm thực tế nhưng nó nó dạy cho bạn những kỹ năng cần thiết và quy trình căn bản dành cho bất kỳ doanh nhân nào.
Tham dự các sự kiện khởi nghiệp
Việc tham dự các sự kiện khởi nghiệp giúp cho bạn mở mang được nhiều kinh nghiệm quý giá từ các doanh nhân khác. Tham khảo những ý tưởng startup có cùng ý tưởng. Bên cạnh đó, mở rộng thêm các mối quan hệ càng nhiều càng tốt sẽ càng có lợi cho công ty của bạn.
Theo dõi tin tức thường xuyên
Hãy luôn linh hoạt, nhanh nhạy bắt kịp những xu hướng của thời đại. Đừng cố ù lì với những ý tưởng, sự kiện đã quá cũ mà không tiếp thu những cái mới. Lạc hậu về tin tức có thể đẩy bạn đi sai hướng, không nhìn nhận được những xu hướng trong tương lai.
Việc theo dõi tin tức thường xuyên giúp bạn mở mang được tầm nhìn sâu rộng hơn, dễ dàng tìm được những cách giải quyết những vấn đề gặp phải.
Một số founder nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới
Một số Founder nổi tiếng ở Việt Nam:
- Ông Phạm Nhật Vượng–Chủ tịch Tập đoàn Vingroup.
- Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Vietjet Air.
- Ông Trần Bá Dương–Chủ tịch Thaco.
- Ông Hồ Hùng Anh–Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Techcombank.
- Ông Trần Đình Long–Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát.
- Ông Trương Gia Bình–Chủ tịch FPT.
Top 15 founder nổi tiếng trên thế giới:
- Nike – Phil Knight
- Laсoste – René Lacoste
- ZARA – Amancio Ortega
- Starbucks – Howard Schultz
- Lego – Ole Kirk Christiansen
- Google – Larry Page và Sergey Brin
- Instagram – Kevin Systrom
- Quán cà phê Hard Rock – Isaac Tigrett và Peter Morton
- Ferrero – Michele Ferrero
- Pandora – Per Enevoldsen và Winnie Enevoldsen
Xem thêm:
Trên đây là những thông tin cần thiết về founder là gì. Hy vọng bài viết trên của BachkhoaWiki đã giải đáp được phần nào thắc mắc của bạn đọc. Nếu thấy hay và hữu ích hãy chia sẻ để ủng hộ trang nhé.