Nhận xét Federal Funds Rate Là Gì là ý tưởng trong nội dung bây giờ của blog Ecosun Pharma. Tham khảo bài viết để biết đầy đủ nhé.
Bạn đang xem: Federal funds rate là gì
Phân tích kỹ thuậtLớp học TradingPhân tích liên thị trườngĐặc điểm các đồng tiền chínhCác quy luật phổ biến
Fed fundsKhái niệm
Nguyên tắc hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung là phải giữ lại một khoản tiền gọi là khoản dự trữ bắt buộc. Ở Mỹ cũng vậy, the Fed với tư cách là ngân hàng trung ương quy định các ngân hàng thương mại phải giữ một lượng tiền mặt nhất định ở chi nhánh của Cục dự trữ liên bang để phòng bị cho những trường hợp bất chắc xảy ra làm cho tình trạng người gởi tiền đến ngân hàng rút tiền tăng cao thì còn lấy đó mà chi trả.
Bạn đang xem: Federal funds rate là gì
Nhưng nếu vì một lý do nào đó khiến cho một hoặc nhiều ngân hàng thương mại thiếu (hoặc không có đủ) khoản này vào cuối ngày, thì Fed buộc họ phải đi vay bổ sung vào cho đủ.
Khoản vay có thể từ các ngân hàng thương mại khác trong hệ thống hoặc cũng có thể vay từ chính the Fed. Khi vay thì phải trả lãi. Và cái mức lãi phải trả này chính là Federal Reserve Fund Rate (Fed Fund Rate) do Fed quy định. Vì phương thức hình thành như trên nên Fed Fund Rate còn được gọi là lãi suất cơ bản. Gọi là cơ bản vì lãi suất này cũng chính là cơ sở để hình thành các mức lãi suất cho vay khác.
Cơ chế hoạt động
Khi lãi suất cơ bản tăng lên thì các loại lãi suất khác cũng tăng lên theo, nguyên nhân là do khi đó chính các ngân hàng cũng phải trả mức lãi suất cao hơn khi vay mượn vốn từ ngân hàng khác hoặc từ the Fed. Ngược lại, khi lãi suất cơ bản giảm thì các loại lãi suất khác cũng sẽ giảm xuống do chi phí đi vay của ngân hàng thương mại giảm.
Xem thêm: Đặc Biệt Tiếng Anh Là Gì - Phân Biệt Especially Và Specially Trong Tiếng Anh
Trong các thời kỳ lạm phát tăng cao. The Fed thường quy định mức lãi suất này cao hơn. Mục đích căn bản khi làm như vậy là Fed muốn làm cho chi phí đi vay của các ngân hàng thương mại trở nên đắt đỏ hơn. Do đó, họ sẽ có xu hướng dự trữ nhiều hơn, khi dự trữ nhiều hơn đồng nghĩa lượng tiền khả dụng để cho vay giảm đi. Lượng tiền này giảm đi thì giúp thâu rút bớt tiền trong nền kinh tế, lạm phát do đó mà được kiểm soát.
Trái lại, trong các thời kỳ kinh tế suy yếu. Fed thường giảm Fed Fund Rate, qua đó gián tiếp làm giảm các mức lãi suất cho vay khác. Hệ quả cuối cùng là làm tăng cung tiền giá rẻ trong nền kinh tế, qua đó thúc đẩy kinh tế phát triển.
Từ đầu năm tới nay, FED đã 3 lần hạ lãi suất mỗi lần 0.25% nhằm hỗ trợ tăng trường kinh tế Mỹ trong bối cảnh kinh tế toàn cầu giảm tốc.
Công cụ điều hành
Hai công cụ điều hành chính sách trên có thể được xài cùng lúc hoặc cũng có thể xài độc lập. Trong kỳ khủng hoảng 2008, Fed đã chơi cả hai thứ. Một, cho lãi suất hạ về mức thấp kỷ lục dưới 0.25%. Hai, Fed tung ra lần lượt ba gói lới lỏng định lượng (QE) lớn nhất trong lịch sử tài chính.
Kết quả là làm cho kinh tế Mỹ phục hồi từ 2009 tới giờ và thị trường chứng khoán đạt được mức tăng kinh khiếp thi nhau phá đỉnh mới. Fed đã có những thảo luận tương đối rõ ràng cho một thay đổi lớn trong phương cách điều hành tiền tệ- chính sách thắt chặt tiền tệ ( chu kỳ tăng lãi suất, rút tiền khỏi nền kinh tế). Theo dõi chặt chẽ những hành động này của Fed có thể mang đến cho trader những cơ hội mua bán đầy tiềm năng.