Fe3O4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O [Bài tập minh họa]

Or you want a quick look:

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ lý thuyết về phản ứng Fe3O4 + H2SO4 sẽ tạo ra những chất gì đồng thời giúp các bạn viết và cân bằng phương trình một cách nhanh và chính xác hơn nhé Nội dung bài viết Fe3O4 + H2SO4 loãng tạo thành gì? 2Fe3O4 + 10H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 10H2O 1. Điều kiện phản ứng Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 Không có 2. Cách tiến hành phản ứng cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch axit sunfuric H2SO4 3. Hiện tượng Hóa học Khi cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch axit H2SO4 sản phẩm sinh ra muối sắt (III) sunfat và có khí mùi hắc lưu huỳnh đioxit thoát ra. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo: Bài tập vận dụng về Fe3O4 + H2SO4 Ví dụ 1: Dung dịch nào dưới đây phản ứng với Fe tạo thành hợp chất Fe(II)? A. H2SO4 B. dung dịch HNO3 loãng C. dung dịch AgNO3 dư D. dung dịch HCl đặc Lời giải Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2 Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag Fe(NO3)2 + AgNO3 dư → Fe(NO3)3 + Ag Fe + 2HCl đặc → FeCl2 + H2 Vậy chọn đáp án D Ví dụ 2: Dung dịch FeSO4 không làm mất màu dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4 B. Dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4 C. Dung dịch Br2 D. Dung dịch CuCl2 Lời giải: A. Mất màu tím 10FeSO4 + 2KMnO4+ 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O B. Mất màu da cam (K2Cr2O7) 6FeSO4+ K2Cr2O7+ 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4+ 7H2O C. Màu màu dung dịch Brom 6FeSO4 + 3Br2 → 2Fe2(SO4)3 + 2FeBr3 Vậy chọn đáp án D Ví dụ 3: Dãy kim loại nào dưới đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng? A. Al, Mg, Cu B. Fe, Mg, Ag C. Al, Fe, Mg D. Al, Fe, Cu Lời giải: 2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2 Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2 Mg + H2SO4 loãng → MgSO4 + H2 Bạn chọn đáp án C Ví dụ 4: Hoà tan hết cùng một lượng Fe trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) và dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thì các thế tích khí sinh ra lần lượt là V1 và V2 (đo ở cùng điều kiện). Liên hệ giữa V1 và V2 là A. V1 = V2 B. V1 = 2V2 C. V2 = 1,5V1. D. V2 =3 V1 Lời giải: Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2 1 mol → 1 mol 2Fe + 6H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O 1 mol → 1,5 mol Nên V2 = 1,5V1 Ta chọn đáp án C Ví dụ 5: Nung hỗn hợp gồm 0,3 mol Fe và 0,2 mol S cho đến khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn A. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí B. Tỉ khối của B so với không khí là: A. 0,8045 B. 0,7560 C. 0,7320 D. 0,9800 Lời giải: Ta có: Số mol của nFe phả ứng = nS = 0,2 mol X gồm: Fe (dư 0,1) và FeS (0,2) ⇒ Khí: H2 (0,1) và H2S: 0,2 ⇒ MY = (0,1. 2 + 0,2. 34) : 0,3 = 70/3 ⇒ d(Y/ kk) = (70/3) : 29 = 0,8046 Đáp án A Ví dụ 6: Nguyên tắc luyện thép từ gang là A. dùng O2 oxi hóa các tạp chất C, Si, P, S, Mn,.. trong gang để thu được thép. B. dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao C. dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn,.. trong gang để thu được thép. D. tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép Lời giải Nguyên tắc luyện thép từ gang là giảm hàm lượng các tạp chất C, Si, P, S, Mn, … có trong gang bằng cách oxi hóa các tạp chất đó thành oxit rồi biến thành xỉ và tách ra khỏi thép. Chính vì vậy, ta chọn đáp án A Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp bạn nắm được Fe3O4 + H2SO4 loãng tạo thành gì và cách cân bằng phản ứng oxy hóa khử rồi nhé.

READ  Paul Erdős - nhà toán học biến cà phê thành định lí
See more articles in the category: Giáo dục

Leave a Reply