Chỉ số EPS là gì? Phân loại & cách tính EPS chuẩn nhất

Or you want a quick look: Chỉ số EPS là gì?

EPS (Earning Per Share) có thể hiểu đơn giản là lợi nhuận sau thuế của một cổ phiếu. Đây là chỉ số tài chính quan trọng, giúp các nhà đầu tư tính toán được lợi nhuận khi giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán hay đầu tư các chỉ số trên các sàn forex uy tín. Nếu bạn muốn hiểu rõ chỉ số EPS là gì , cách tính EPS thì đừng bỏ qua bài viết đưới đây của soriaforcongress nhé!

Chỉ số EPS là gì?

EPS là cụm từ viết tắt của Earning Per Share. Đây là khoản lợi nhuận sau thuế mà các nhà đầu tư thu được từ 1 cổ phiếu. Chỉ số này còn được hiểu như một khoản lời mà các nhà đầu tư có được trên một lượng vốn bỏ ra ban đầu.

EPS la gi?
Chỉ số EPS là gì?

EPS còn được sử dụng như một cách đánh giá khả năng sinh ra lợi nhuận của một dự án, một công ty. Thông thường, các công ty sẽ sử dụng EPS như một thước đo để phân chia khoản lãi cho các cổ phiếu đang được lưu thông trên thị trường.

Ví dụ:

Công ty A phát hành 10 triệu cổ phiếu thông thường trên thị trường. Lợi nhuận sau thuế năm 2020 của công ty A là 1 triệu USD.

Lúc này, mỗi cổ phiếu sẽ có EPS vào khoảng 10 USD. Hay hiểu đơn giản, mỗi cổ phiếu của công ty A có lợi nhuận vào khoảng 10 USD.

Ý nghĩa của chỉ số EPS

Như đã nói ở trên, chỉ số EPS được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của một dự án, một công ty. Cụ thể, EPS có ý nghĩa như sau:

  • Chỉ số EPS có thể phản ánh tình hình kinh doanh của một công ty, giúp các nhà đầu tư có thể dễ dàng lựa chọn nên đầu tư vào mã cổ phiếu nào.
  • Là công cụ để so sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực.
  • EPS được sử dụng trong việc tính toán các chỉ số kinh tế khác, phổ biến nhất là ROE hay P/E.
READ  Lời bài hát Nối Lại Tình Xưa - TamKe

Mối quan hệ giữa chỉ số P/E và EPS

Mối quan hệ giữa P/E và EPS được thể hiện qua công thức sau:

P/E = P/EPS

Trong đó:

  • P: Giá của thị trường (Market Price)
  • EPS: Khoản lợi nhuận sau thuế của mỗi một cổ phiếu
  • P/E: Tỉ lệ phản ánh hệ số giá trên thu nhập.

Trong công thức tính chỉ số P/E, hệ số (E) hay EPS đóng vai trò là một biến số để tính giá trị của một cổ phiếu. Việc tính được chỉ số P/E sẽ giúp các nhà đầu tư quyết định liệu có nên bỏ tiền để mua cổ phiếu đó, hay đầu tư vào dự án đó hay không.

Chỉ số P/E cho biết cùng một loại cổ phiếu thì giá của thị trường của nó cao hơn khoản lợi nhuận thu về bao nhiêu lần.

Xem thêm: Cổ phiếu thưởng là gì?

Phân loại EPS

Chỉ số EPS được chia thành hai loại chính: EPS cơ bản và EPS pha loãng.

  • EPS cơ bản

Chỉ số EPS cơ bản hay Basic EPS đơn thuần là lợi nhuận trên một cổ phiếu thông thường. Loại EPS này được tính dựa trên công thức sau:

EPS = (Thu nhập ròng - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/ Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành

  • EPS pha loãng

Chỉ số EPS pha loãng hay còn gọi là Diluted EPS. Loại chỉ số này thường được các doanh nghiệp sử dụng như một cách để hạn chế mức độ rủi ro, pha loãng lợi nhuận trên mỗi một cổ phiếu xảy ra khi doanh nghiệp phát hành các loại cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu chuyển đổi hay ESOP.

Xét về mức độ chính xác, EPS pha loãng đưa ra tính chính xác cao hơn so với EPS cơ bản bởi nó đo lường, phản ánh được sự thay đổi khối lượng cổ phiếu ở tương lai qua những biến cố, sự kiện xảy ra của doanh nghiệp.

READ  4 Cách làm bánh từ bột mì và trứng tại nhà đơn giản, thơm ngon khó cưỡng

EPS pha loãng = (Lợi nhuận ròng - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/(Lượng cổ phiếu đang lưu hành + Lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi)

Trên thực tế, nhiều trader chỉ thường để ý đến chỉ số EPS cơ bản mà không để ý đến những yếu tố ảnh hưởng đến EPS trong tương lai. Đây thường là sai lầm của nhiều nhà đầu tư. Chính vì vậy, để có thể khái quát được toàn bộ những biến động của môi trường và đo lường được mức thu nhập của mỗi cổ phiếu sau thuế, các doanh nghiệp sẽ cần đánh giá kết quả kinh doanh dựa trên cả 2 chỉ số EPS cơ bản và EPS pha loãng.

Cách tính EPS

Để tính được chỉ số EPS, chúng ta sẽ áp dụng công thức sau

cong thuc tinh eps

- Lợi nhuận sau thuế (thu nhập ròng): Hay lợi nhuận ròng là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp đã được điều chỉnh các khoản phí liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, nộp thuế, mức khấu hao, lãi suất và các khoản phí liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh

Cach tinh cho so EPS

Công thức để tính thu nhập ròng:

Thu nhập ròng = doanh thu thuần + lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính + các khoản thu nhập bất thường khác - giá vốn bán hàng - chi phí (chi phí quản lý doanh nghiệp + phí bán hàng + các khoản phí bất thường) - thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Cổ tức cổ phiếu ưu đãi: Là khoản lợi nhuận mà các nhà đầu tư thu được từ các cổ phiếu ưu đãi. Thông thường, mức lợi nhuận này được niêm yết theo mức tỷ lệ cố định trên mệnh giá của cổ phiếu đó.

- Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành: Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp lựa chọn việc tính toán dựa trên số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ để thuận tiện hơn trong việc tính toán. Tuy nhiên, lấy số liệu về số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành tại thời điểm đó sẽ cho kết quả của chỉ số EPS chính xác hơn.

Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt?

Khi tìm hiểu về chỉ số ROE, hẳn các bạn đã biết khi ROE > 15% liên tục trong vòng 3 năm, với xu hướng tăng liên tục thì cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

READ  Top 6 Xưởng sản xuất dù cầm tay uy tín và chất lượng nhất ở Hà Nội

Ví dụ: Các doanh nghiệp thường đều niêm yết cổ phiếu của mình trên 3 sàn giao dịch chứng khoán phổ biến là: UPCOM, HNX, VN-INDEX. Mệnh giá cổ phiếu của công ty A là 10.000 VNĐ. Giả sử, tất cả các doanh nghiệp đều có mệnh giá cổ phiếu chung là 10.000VNĐ.

Thì lúc này, doanh nghiệp đó có chỉ số EPS > 1.500VNĐ (hoặc tối thiểu là >1.000VNĐ) và giữ hoặc tăng liên tục trong vòng nhiều năm, thì sẽ được đánh giá là doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.

Hạn chế của EPS là gì?

Chỉ số EPS là chỉ số hiệu quả trong việc đánh giá khả năng thu được lợi nhuận của mỗi cổ phiếu sau khi đã trừ đi phần tiền thuế. Mặc dù, chỉ số này thường xuyên được sử dụng trong các kết quả báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên, nó vẫn tồn tại một số điểm hạn chế như:

  • Trong nhiều trường hợp, chỉ số EPS âm, và công thức P/E hoàn toàn không có ý nghĩa khi EPS âm. Lúc này, công ty cần phải sử dụng đến một công cụ để đánh giá mức độ lợi nhuận khác.
  • Chỉ số EPS dễ bị bóp méo khi có những biến động của doanh nghiệp: doanh nghiệp hoạt động trong các ngành có chu kỳ biến động cao, doanh nghiệp bán tài sản,….
  • EPS sẽ giảm trong trường hợp doanh nghiệp phát hành thêm các trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu thông thường hay cổ phiếu ESOP. Lúc này, nhà đầu tư sẽ gặp nhiều rủi ro và giảm mức lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phiếu.
  • Nhà đầu tư có thể gặp rủi ro khi đầu tư vào các doanh nghiệp có lợi nhuận ảo bằng việc tăng số lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu.

Kết luận

Với những thông tin liên quan đến chỉ số EPS được trình bày ở trên, hy vọng các bạn đã hiểu được EPS là gì, ý nghĩa, cách tính để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp. Từ đó, có thể đầu tư một cách hiệu quả nhất.

See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply