Or you want a quick look: ENFP là gì?
ENFP là gì? Trong những nhóm tính cách của chỉ báo MBTI thì ENFP là tính cách của nhóm người dẫn dắt thành công hay còn gọi là nhóm người truyền cảm hứng vì họ luôn có xu hướng giúp đỡ người khác đạt được thành công, thực hiện được ước mơ. Cùng BachkhoaWiki khám phá thêm những thông tin thú vị về nhóm tính cách này nhé.
ENFP là gì?
ENFP là một trong 4 loại tính cách của nhóm tính cách Idealist – nhà lý tưởng. Là những người sáng tạo, giàu năng lượng, đam mê và thích thú với mọi người khác vì khả năng của họ. Đặc điểm của nhóm tính cách này được thể hiện qua bốn chữ cái đầu tiên E – Extraversion, N – iNtuition, F- Feeling, P- Perception.
Nhóm tính cách ENFP là những người ưa thích hướng ngoại, sử dụng nhiều về trực giác của mình, đưa ra quyết định dựa vào sự cảm nhận của bản thân mà không dựa trên lý trí hay logic, đồng thời không phán xét, luôn thay đổi cách nhìn nhận dựa trên sự thay đổi về tình huống.
Theo thống kê từ những nguồn trên mạng, những người thuộc nhóm tính cách ENFP ước lượng chiếm từ 7 – 8% dân số trên thế giới và được gọi là những nhà báo, nhà vô địch hay là những nhà kiến tạo giàu trí tưởng tượng.
Những người mang tính cách ENFP luôn là những người tràn đầy năng lượng, tích cực và luôn nhìn thế giới này như mọi thứ đều có thể diễn ra vậy. Họ có hàng tá sở thích ước mơ khác nhau, và không cần phải là quá thực tế bởi bản thân họ đã là những người luôn thay đổi và thích nghi, miễn là mọi thứ vẫn còn hấp dẫn đối với họ.
ENFP là những người dành thời gian để nói về những lý tưởng và khát vọng của mình. Tuy nhiên họ không phải lúc nào cũng xây dựng mục tiêu hay kế hoạch để thực hiện những điều đó. Tất cả theo như họ tin tưởng đó là vấn đề về thời điểm thích hợp nhất và điều gì là phù hợp nhất đối với họ.
Khám phá nhóm tính cách của bản thân qua Bài trắc nghiệm tính cách MBTI.
Đặc điểm tính cách của nhóm tính cách ENFP là gì?
ENFP cũng có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau của mình. Biết được những điều mà tính cách của mình có, bạn hoàn toàn có cơ sở để hoàn thiện và đưa ra phương hướng phát triển bản thân một cách có hiệu quả.
Điểm mạnh của ENFP
Đầu tiên là sự tò mò. Họ là những người ham học hỏi, luôn có hứng thú với điều mới là và một niềm đam mê được khám phá chúng. Họ luôn là người muốn thử thách bản thân, vượt qua vùng an toàn của chính mình để tiếp nhận điều mới, làm mới bản thân.
Tiếp theo phải kể đến đó chính là một năng lượng tích cực và sự nhiệt tình. ENFP luôn cảm thấy đầy nhiệt huyết khi họ phát hiện ra điều mới lạ và luôn khát khao chia sẻ không mệt mỏi với những người xung quanh mình cho đến khi họ cảm thấy không muốn nghe nữa thì mới dùng lại. Do đó điều này luôn giúp những người thuộc nhóm tính các ENFP có mối quan hệ xã giao rộng rãi đối với những người xung quanh.
Sự quan sát là một điểm mạnh khác. Luôn tò mò học hỏi, họ luôn quan sát những điều xung quanh như một lẽ hiển nhiên. Luôn luôn chú ý đến từng tiểu tiết nhỏ nhặt trong cuộc sống mà họ lướt qua. Không gì có thể lọt qua mắt họ, do đó họ dễ dàng phát hiện những điều đặt biệt lạ thường trong những hoạt động sự vật, sự việc quen thuộc nhất.
Ngoài ra, giao tiếp tốt là một khả năng không thể không nhắc đến. Vì đam mê trong việc chia sẻ, tạo động lực cho người khác, nên kỹ năng giao tiếp của họ được rèn luyện và cải thiện một cách hiệu quả. Họ có thể tương tác với nhiều đối tượng đa dạng khách nhau với các chủ đề khác nhau, trong đó hứng thú nhất phải kể đến những cuộc nói chuyện mang tính chiêm nghiệm sâu sắc với nhiều bài học đúc kết.
Điểm yếu của ENFP
Mặc dù có nhiều điểm mạnh nổi bật, nhưng như những người khác, nhóm tính cách ENFP cũng mang những yếu điểm mà đôi khi chính bản thân của họ cũng nhận ra điều này.
Đầu tiên là những kỹ năng thực tế của họ bị hạn chế. Khó khăn trong những kỹ năng thực tế như kiên trì, gìn giữ hay quản lý. Bởi bản thân của họ là những người luôn thay đổi và không có một quy luật cụ thể nào để gò bó bản thân mình phải tuân theo cả.
Tiếp theo họ khó tập trung. Vì họ rất thích quan sát nên rất dễ bị xao nhãng những thứ khác. Có thể hôm nay họ rất hứng thú khi nghiên cứu tìm hiểu một điều mới này, nhưng ngày mai sẽ có một thứ gì đó thú vị hơn lôi kéo họ.
Bên cạnh đó, họ luôn tò mò và suy nghĩ một cách thái quá về một điều gì đó. Vì khi nhìn nhận một sự vật, sự việc, hiện tượng, họ luôn suy nghĩ một cách sâu xa để tìm ra một thứ gì đó đặc biệt chứ không hề đơn giản như chúng phải như vậy.
Cuối cùng là họ dễ căng thẳng. Điều này xảy đến là do việc phải suy nghĩ quá nhiều về một vấn đề. Họ còn để tâm đến người khác nhiều hơn bản thân của mình. Do đó họ luôn cảm thấy căng thẳng khi phải suy nghĩ làm sao có thể mang lại lợi ích một cách tốt nhất cho những người khác.
Xu hướng phát triển, lựa chọn nghề nghiệp của ENFP
Điểm mạnh của ENFP trong công việc
- Biết quan sát
- Luôn gần gũi và thân thiện với mọi người
- Luôn phát ra một nguồn năng lượng dồi dào và nhiệt tình giúp đỡ người khác
- Biết cách điều chỉnh trong công việc
- Giao tiếp tự tin và truyền đạt thông điệp hiệu quả
- Luôn tò mò, tìm hiểu và có nhiều ý tưởng mới
Điểm yếu của ENFP trong công việc
- Qúa nhạy cảm
- Kỹ năng thực hành còn hạn chế
- Luôn suy nghĩ miên man về nhiều điều khác nhau
- Dễ dàng bị căng thẳng nếu chịu nhiều áp lực
- Không tập trung vào mục tiêu và không có một kế hoạch nhất định để theo đuổi mục tiêu đó
- Làm việc quá độc lập
- Không muốn chịu sự kiểm soát, khó hòa hợp
Tính cách ENFP làm nghề gì?
Xét về những điểm mạnh và điểm yếu của những người mang nhóm tính cách ENFP, có thể thấy họ phù hợp với những nghề như: Diễn viên, Phát thanh viên, Giám đốc quảng cáo, Nghệ sĩ, Giám đốc nghệ thuật, Họa sĩ, Tư vấn viên, Nhân viên dịch vụ khách hàng, Biên tập viên, Nhà thiết kế thời trang, Nhà báo, Nhà văn, Bác sĩ tâm lý, Doanh nhân, Nhà ngoại giao/Chính trị gia, Giáo viên, Luật sư, Phóng viên, Kỹ sư, Nhà khoa học, Chuyên gia máy tính/Lập trình viên, Chuyên gia phân tích hệ thống.
ENFP nên làm gì để thành công trong sự nghiệp?
- Trau dồi ưu điểm của mình: Luôn biết cách hòa nhập với mọi người xung quanh, đưa ra những đóng góp thực tiễn, phù hợp và được mọi người xem trọng.
- Khắc phục khuyết điểm: Biết những gì mình cần cải thiện. Luôn trau dồi, học hỏi và rèn luyện để cải thiện. Đối mặt với yếu điểm của mình là cách để vượt qua nó một cách tốt nhất.
- Biết cách bộc lộ cảm xúc của bản thân mình. Trân trọng những cảm xúc của bản thân là biết trân trọng giá trị của mình.
- Luôn quyết đoán. Đừng ngại ngần khi đưa ra một quan điểm ý kiến của bản thân chỉ vì nó khác với những người xung quanh. Việc của bạn là chứng minh những quan điểm của bạn hoàn toàn có giá trị và thuyết phục những người xung quanh tin vào điều đó.
- Cố gắng thấu hiểu những người xung quanh. Để làm việc cùng nhau một cách dễ dàng hơn, hiểu rõ hơn những người đồng nghiệp của mình là một điều cần thiết. Và điều đó sẽ giúp bạn hiểu hơn những quan điểm mà họ trình bày.
- Luôn bình tĩnh với mọi lời chỉ trích. Hãy đón nhận nó một cách tích cực nhất, hiểu xem những phản hồi có thể mang lại giúp mình những lợi ích gì và cách mà chúng ta có thể tốt hơn nếu có thể phát huy từ những lời chỉ trích đó.
ENFP trong các mối quan hệ
Trong các mối quan hệ của mình, những người mang tính cách nhóm ENFP luôn vui vẻ, quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, luôn chia sẻ và phát triển ý tưởng. mong muốn hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của những người khác. Những người mang tính cách ENFP luôn tạo được sự tin cậy cho những người xung quanh, sẵn sàng cho đi không mong nhận lại, luôn hy vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với những người xung quanh mình.
Những người nhóm tính cách ENFP rất nghiêm túc trong các mối quan hệ, tiếp cận với sự nhiệt tình và nỗ lực một cách hồn nhiên. Họ đòi hỏi sự chân thành sâu sắc từ các mối quan hệ và sẽ luôn cố gắng hết sức để mọi thứ theo như ý muốn của mình.
Họ rất nhiệt tình, tin cậy và chu đáo và luôn nuôi dưỡng các mối quan hệ của mình. Họ giao tiếp tốt và truyển cảm hứng cho người khác giúp họ bộc lộ được hết khả năng. Năng động và sôi nổi, những đam mê của họ sẽ luôn lan tỏa và tạo động lực cho những người xung quanh mình.
Điểm mạnh của ENFP trong các mối quan hệ
- Trung thành và luôn muốn cống hiến
- Hiểu được suy nghĩ và động cơ của người xung quanh mình
- Kỹ năng giao tiếp nổi bật
- Vui tính, năng động
- Thấu hiểu và lạc quan
- Luôn lan tỏa nhiệt huyết và đam mê của mình đến với những người khác
- Luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu của những người xung quanh
- Rất thân thiện và tạo được sự tin cậy
- Luôn có tư duy “cùng thắng”
Điểm yếu của ENFP trong các mối quan hệ
- Rất dễ dàng chán
- Xu hướng quá tập trung vào công việc
- Không thích làm những việc lặt vặt mang tính tiểu tiết
- Đôi khi không được thực tế
- Nhu cầu sự hoàn hảo trong tất cả mối quan hệ
- Không thích sự tranh cãi
- Hay níu kéo các mối quan hệ đã tồi tệ
- Không thích bị phê bình
ENFP trong tình yêu
Có thể ENFP được xem là những người không hề lãng mạn trong tình yêu, tuy nhiên họ có trải nghiệm tình yêu theo cách riêng của họ. Đối với họ, tình yêu là một trải nghiệm quan trọng, nhưng không có nghĩa là họ đặt tình yêu lên trên tất cả khi yêu. Hãy xem 4 cách các ENFP thể hiện trong tình yêu để hiểu được tình yêu đối với họ như thế nào.
Cách ENFP thể hiện tình yêu
- ENFP có thể lãng mạn, nhưng không phải lúc nào cũng vậy
Mặc dù họ là những người cực kỳ lãng mạn, nhưng không phải đó là điều họ muốn trở thành một cách thường xuyên. Có những ngày họ muốn mình một mình, tự do và tập trung vào một thứ khác hẳn, mới mẻ và nhiều điều thú vị hơn là tình yêu. Họ không phải là những người lúc nào cũng lãng mạn và tập trung vào việc yêu đương.
Đôi khi họ muốn tự mình trải nghiệm một thứ gì đó một cách độc lập, theo cách riêng của họ mà không cần phải kết nối với một ai đó trong suốt quá trình đấy.
- ENFP là những người không giỏi diễn đạt trong tình yêu
ENFP là những người dễ dàng biểu đạt cảm xúc và cởi mở. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng đúng, đặc biệt là trong tình yêu. Đôi lúc họ cảm thấy lo lắng và sợ hãi khi thể hiện những cảm xúc sâu kín nhất của họ cho người khác. Một khi đã yêu ai đó sâu đậm, họ rất sợ khi phải bộc lộ những mặt mà họ ít khi thể hiện với những người khác.
Tuy nhiên nếu một người mang tính cách ENFP muốn chia sẻ những cảm xúc sâu thẳm trong họ với bạn, có thể cho thấy họ muốn thể hiện tình yêu của họ một cách mạnh mẽ như thế nào. Họ có nhiều cảm xúc sâu thẳm đang diễn ra trong bản thân họ, phức tạp đến nỗi những người xung quanh không thể thực sự hiểu hoặc không thể thấu hiểu tất cả.
- ENFP có thể nhanh chóng rơi vào tình yêu một cách mãnh liệt
Họ có thể dễ dàng chìm đắm vào tình yêu vì họ cho phép bản thân trôi theo những cảm nhận của trái tim, những rung động khi nó xuất hiện trong họ. Khi phải lòng một ai đó, họ luôn muốn đắm chìm trong tình yêu và sẵn sàng hy sinh tất cả cho tình yêu đó. Họ thích sự kích thích và thử thách, đam mê và hồi hộp là những cảm giác mà họ luôn sẵn sàng để trải nghiệm. Họ luôn ưu tiên những cảm xúc này và rất khó để buông bỏ.
Khi đến gần một ai đó và họ nhận ra mình đã yêu người đó rồi, họ cho phép mình rơi vào lưới tình một cách nhanh chóng. Họ không muốn kìm hãm bản thân mình đắm chìm trong những trải nghiệm như thế này. Và thông thường những mối tình này sẽ trở thành một phần trong họ, không dễ dàng phai đi khi mối quan hệ kết thúc. Họ sẽ luôn gìn giữ mối quan hệ này tại một phần ký ức trong họ và cất giữ nó như một cách mà người khác không thể thực sự thấu hiểu.
- ENFP là những người cam kết trong tình yêu
Có nhiều người cho rằng những người thuộc nhóm tính cách ENFP là những người không chung thuỷ, không có khả năng cam kết lâu dài và dễ dàng thay đổi. Tuy nhiên nếu họ thực sự quan tâm một ai đó và để họ trong tâm trí của mình, họ hoàn toàn chung thủy và luôn dành tất cả chân thành cho một người mà họ tìm được sự thăng hoa trong tâm hồn và cho họ những cảm xúc mà họ chưa bao giờ cảm nhận. Điều quan trọng là một người phù hợp xuất hiện một cách đúng lúc.
ENFP phù hợp với nhóm tính cách nào nhất khi yêu
Về cơ bản nhóm tính cách ENFP dễ dàng thích hợp với những nhóm tính cách khác vì họ có khả năng đồng cảm cao, biết cách giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và giúp đỡ người khác tìm ra cách giải quyết cho vấn đề của họ.
Họ luôn có xu hướng tránh những xung đột bất cứ lúc nào có thể và tìm những giải pháp có lợi cho cả đôi bên.
Hai nhóm tính cách phù hợp nhất đối với ENFP là INFJ và INTJ. Mặc dù có ít sự tương đồng đối với những nhóm tính cách này, tuy nhiên họ đều có những điểm riêng có thể phát triển và học hỏi lẫn nhau. Ngoài ra điểm mạnh và điểm yếu của những nhóm này có thể bổ sung cho nhau một cách hiệu quả nhất.
Những người thuộc nhóm tính cách INFJ và INTJ có thể giúp họ dễ dàng bộc lộ cảm xúc của mình và chia sẻ những điều thầm kín nhất. Họ có thể tận hưởng thời gian nghỉ ngơi bên nhau như một thói quen lành mạnh. Ngoài ra, việc được đánh giá cao cũng như khả năng giữ vững các cam kết khi quen nhau là một trong những lý do những nhóm tính cách trên phù hợp với ENFP. Họ còn có thể dễ dàng nói chuyện và chia sẻ các vấn đề một cách tử tế và chu đáo với ENFP.
Những điều cần lưu ý khi yêu ENFP
Dưới đây là những điều bạn cần chú ý khi hẹn hò hoặc kết hôn với một người thuộc nhóm tính cách ENFP
- Yêu họ một cách cuồng nhiệt
Thể hiện tình yêu qua những lời khen ngợi, những món quà và những buổi hẹn hò, những buổi tiệc bất ngờ. Họ luôn cảm thấy thích thú với những buổi tiệc bất ngờ và đặc biệt là quá trình bạn đã lên kế hoạch để chuẩn bị cho điều đó. Mọi thứ không phải lúc nào cũng phải đắt tiền. Đôi khi đơn giản chỉ là một lời khen ngợi cũng đủ để làm họ vui cả ngày.
- Để mọi thứ trôi đi một cách tự nhiên
Cuộc sống đối với họ là những điều bất ngờ. Họ là những người ngẫu hứng và luôn thay đổi theo những ý thích của mình. Các kế hoạch của họ linh hoạt và thời gian cũng vậy. Điều này cũng có thể nói rằng họ không phải lúc nào cũng tuân thủ theo lời nói của mình.
Đôi khi điều này có thể làm bạn thất vọng, nhưng đó là cuộc sống mà họ chọn. Việc trải nghiệm những gì họ tin tưởng và tin tưởng rằng cuối cùng mọi thứ sẽ thành công có thể giúp mọi thứ được suôn sẻ theo như cách nó sẽ xảy ra. Tuy nhiên đôi khi hãy nhắc nhở họ trong những ngày quan trọng bởi vì đơn giản là họ khó có thể mà thay đổi.
- Hãy nhẹ nhàng trong việc đưa ra các phản hồi
Hãy nhẹ nhàng với họ. Đôi khi họ tỏ ra cứng rắn và không sợ hãi. Tuy nhiên bên trong họ sẽ rất yếu đuối. Những lời chỉ trích thái quá có thể dẫn đến phản ứng ngược lại nếu bạn không biết kiếm chế trong việc chia sẻ chúng. Hãy thận trọng hơn. Nếu bạn muốn đưa ra một điều gì đó tiêu cự, hãy nói chúng theo một cách tích cực nhất. Chẳng hạn, thay vì nói là “Bạn nói nhiều quá” thì có thể đổi lại là “Mình sẽ rất vui nếu bạn có thể dành vài phút nghe mình nói”.
- Khuyến khích họ thực hiện ước mơ của mình
Hãy khuyến khích họ theo đuổi ước mơ và lý tưởng của mình, đồng thời hỗ trợ họ trong những quyết định quan trọng mà họ làm theo trái tim mách bảo, cảm xúc của họ. Đôi khi những điều họ làm có vẻ phi thực tế nhưng bạn đừng phủ nhận điều đó. Hãy cùng họ lập ra những kế hoạch chiến lược cho việc thực thi những điều đó. Chính vì những điều đó sẽ không dễ dàng, do đó họ sẽ rất cần sự hỗ trợ của bạn trong suốt chặng đường phía trước.
Những ENFP nổi tiếng
Dưới đây là những người nổi tiếng thuộc nhóm tính cách ENFP trong lĩnh vực giải trí, nghệ thuật
- Bill Cosby – Danh hài huyền thoại Mỹ
- Andy Kaufman – Diễn viên phim hài Mỹ
- Andy Rooney – Nhà báo nổi tiếng người Mỹ
- Mark Twain – Tiểu thuyết gia và diễn thuyết người Mỹ
- Oscar Wilde – Nhà văn nổi tiếng người Ireland
- Arianna Huffington – Nữ hoàng truyền thông người Mỹ
- Walt Disney – Doanh nhân, nhà làm phim, diễn viên, nhà sản xuất phim
- Julian Assange – Nhà sáng lập và giám đốc của WikiLeaks
Xem thêm:
Hy vọng qua bài viết trên, đã giải đáp cho các bạn phần nào về câu hỏi ENFP là gì và mang đến cho các bạn những thông tin thú vị. Mọi người cùng chia sẻ và like để ủng hộ BachkhoaWiki nhé.
Tham khảo: Truity, 16personalities, Onlinepersonalitytests, Personality-central, Personalitypage.