Ef là gì? Công thức, Phương pháp đo và Ý nghĩa của chỉ số Ef

Or you want a quick look:

Ef là chỉ số thường đường sử dụng khi thăm dò chức năng tim mạch. Tuy nhiên, rất ít người biết Ef là gì, phương pháp và công thức tính Ef, ý nghĩa của thông số Ef và dấu hiệu, triệu chứng, cách xử trí khi Ef thấp là gì? Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về Ef là gì thì hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu thông quá bài viết dưới đây nhé!

Nội dung chính bài viết

Tìm hiểu Ef là gì?

  • Ef là gì là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi thực hiện các kỹ thuật trong thăm dò chức năng tim mạch. Ef là viết tắt của ejection fraction, có nghĩa là phân suất tống máu. Chỉ số này được dùng để đánh giá tỷ lệ phần trăm máu được bơm ra khỏi tim và đến các cơ quan trong cơ thể.
  • Chỉ số này được sử dụng cho cả tim trái và tim phải. Tuy nhiên, khi nhắc đến Ef là gì, người ta thường nghĩ ngay đến đây là chỉ số đánh giá chức năng thất trái thông qua việc tính tỷ lệ phần trăm lượng máu được bơm ra khỏi thất trái trong mỗi nhát bóp của tim.

Công thức tính Ef là gì?

Như trong phần định nghĩa Ef là gì đã nêu rõ, Ef dùng để chỉ tỷ lệ phần trăm lượng máu bị tống ra khỏi thất trái trong mỗi nhát bóp của tim. Do đó, Ef được tính theo công thức:

Ef =( thể tích cuối tâm trương- thể tích cuối tâm thu)/ thể tích cuối tâm trương* 100%.

Bình thường, chỉ số này ở người Việt Nam là khoảng 63%. Trong khi đó, chỉ số này ở người nước ngoài theo thống kê của hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ là trên 50%, thấp hơn so với người Việt Nam.

Phương pháp đo Ef là gì?

Trong các tài liệu liên quan đến Ef là gì đưa ra rất nhiều các phương pháp khác nhau để đo Ef. Một số phương pháp được sử dụng phổ biến như:

  • Siêu âm tim: Đây là phương pháp dùng để đánh giá Ef được sử dụng phổ biến nhất và cũng là phương pháp mang lại kết quả tương đối chính xác, được áp dụng nhiều tại các bệnh viện từ trung ương đến địa phương. Phương pháp rất dễ thực hiện, rẻ tiền, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Hiện nay, trong các tài liệu về Ef là gì có nhắc khá nhiều đến phương pháp chụp cắt lớp vi tính để tính thông số Ef.
  • Chụp cộng hưởng từ: Phương pháp này cũng được áp dụng khá nhiều tại các bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương.
  • Đồng vị phóng xạ: Sử dụng đồng vị phóng xạ trong đo chỉ số Ef hiện nay chưa được áp dụng nhiều trong thực tế lâm sàng mặc dù chúng cho thấy được những ưu điểm vượt trội hơn so với các phương pháp khác trong các nghiên cứu về Ef là gì. Nguyên nhân do phương pháp này rất tốn kém và có thể sử dụng các phương pháp khác để đánh giá.
  • Thông tim: So với các phương pháp khác, phương pháp này có nhiều điểm hạn chế do đây là phương pháp xâm lấn, có thể gây ra các tai biến cho người bệnh.

Ý nghĩa của chỉ số Ef là gì?

Ef là gì và ý nghĩa của chỉ số Ef là gì là 2 câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thông qua chỉ số Ef, các bác sĩ lâm sàng có thể định hướng để chẩn đoán một số bệnh. Bình thường, chỉ số Ef đại động trong khoảng từ 60-65%, khi giá trị này thấy đổi định hướng đến một số bệnh như:

  • Ef trên 75%: Đây là dấu hiệu nghĩ đến bệnh cơ tim phì đại.
  • Ef dưới 50%: Trong phần định nghĩa Ef là gì đã nêu rõ, Ef là tỷ lệ phần trăm lượng máu ra khỏi thất trái trong mỗi nhát bóp của tim. Do đó, khi chỉ số này giảm xuống dưới 50% có nghĩa là tim không còn khả năng co bóp để bơm máu đi các cơ quan, đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng suy tim.
  • Ef dưới 40%: Khi chỉ số Ef dưới 40% chứng tỏ chức năng của tim đã giảm xuống và đây cũng được coi là tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim.
  • Ef dưới 35%: Đây là dấu hiệu báo động tình trạng rối loạn nhịp tim ở những người có Ef dưới 35%. Với những bệnh nhân này, nguy cơ ngừng tim, ngừng tuần hoàn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Biểu hiện triệu chứng khi Ef thấp là gì?

Việc hiểu Ef là gì cũng như nhận biết các dấu hiệu Ef thấp là vô cùng quan trọng đối với chẩn đoán cũng như điều trị các bệnh lý tim mạch. Một số triệu chứng khi Ef thấp thường gặp là:

  • Khó thở từ từ, tăng dần.
  • Mệt mỏi nhiều.
  • Phù chi dưới với đặc điểm phù mềm, phù tím, phù tăng vào buổi chiều và giảm khi gác chân lên cao.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Hồi hộp đánh trống ngực.

Một số phương pháp để cải thiện Ef là gì?

Tùy thuộc vào giá trị Ef là có các biện pháp khác nhau để hạn chế. Một số phương pháp được các chuyên gia khuyến cáo là:

  • Hạn chế muối.
  • Hạn chế đưa chất lỏng vào cơ thể như truyền dịch, truyền máu…
  • Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện các bệnh lý về tim mạch nói chung và chỉ số Ef nói riêng.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Ef là gì, công thức tính Ef, các phương pháp đo chỉ số Ef, ý nghĩa của chỉ số Ef cũng như triệu chứng và biện pháp cải thiện Ef là gì? Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến chủ đề Ef là gì, đừng quên để lại câu hỏi để cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu thêm nhé!

See more articles in the category: wiki
READ  Ý Nghĩa Của Sao Thiên Phúc Trong Tử Vi, Thiên Quan, Thiên Phúc vuidulich.vn

Leave a Reply