Túi y tế du lịch cần chuẩn bị những gì? • Hello Bacsi

Or you want a quick look: Những vật dụng cần có trong túi y tế du lịch cá nhân

Dù cho là mùa hè, dịp lễ hay chỉ là một ngày cuối tuần đơn giản, du lịch vẫn luôn là trải nghiệm thú vị với bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, chúng ta thường chỉ quan tâm đến trang phục, chỗ ăn chỗ ở mà quên mất một trong những yếu tố chính quyết định chất lượng chuyến du lịch của mình, đó chính là sức khỏe.

Đi du lịch đồng nghĩa với việc bạn thay đổi môi trường mới, tiếp xúc với nhiều thứ mới mà mình không kiểm soát được. Do đó, để hạn chế các sự cố bất ngờ làm cản trở cuộc vui của bạn, hãy tự chuẩn bị ngay những vật dụng y tế cần thiết cho mình nhé.

Những vật dụng cần có trong túi y tế du lịch cá nhân

Túi y tế cá nhân của bạn sẽ không thể thiếu những vật dụng sau:

1. Vật dụng băng bó vết thương

Những vật dụng y tế cần thiết: Vật dụng băng bó vết thương

Trong quá trình đi du lịch, dù cho bạn chỉ đi tham quan trong trung tâm thành phố hay đi dã ngoại trong rừng thì chuyện bị trầy xước chảy máu vẫn rất thường xảy ra.

READ  Bếp cồn dã ngoại, du lịch, đi phượt Mini NatureHike NH18L001-T - www.nature-hike.vn

Những vật dụng này cực kỳ cần thiết vì dù không thể băng bó hay chữa trị vết thương hoàn toàn, chúng vẫn có thể hỗ trợ bạn giữ vết thương ngưng chảy máu và nhiễm trùng cho đến khi bạn đến được các cơ sở y tế.

Để đảm bảo an toàn, bạn nên chuẩn bị các vật dụng cần thiết chuyên dùng để băng bó như:

Băng cá nhân: Băng cá nhân rất nhỏ và nhẹ nên bạn có thể mang nhiều mà không lo ngại chúng chiếm diện tích lớn. Bạn nên chọn băng cá nhân có co giãn để tạo độ thoải mái khi hoạt động.

Hãy chuẩn bị băng cá nhân kích thước thông thường và một vài miếng kích cỡ to hơn để đề phòng trường hợp có vết thương dài. Hơn nữa, băng kích thước to cũng có thể cắt thành nhiều miếng nhỏ, rất tiện lợi.

Tốt nhất là bạn có thể mua sẵn một hộp nhiều loại băng cá nhân tổng hợp. Băng cá nhân với kích thước và hình dáng khác nhau sẽ thuận tiện cho từng vị trí bị thương riêng biệt, bạn sẽ không cần phải xử lý quá nhiều.

Gạc y tế: Tương tự với băng cá nhân, bạn hãy chọn gạc có kích cỡ trung bình (khoảng 10x10cm) sẽ vừa với phần lớn các vết thương, nếu gặp vết thương nhỏ hơn thì cũng có thể cắt gạc thành nhiều miếng nhỏ.

Băng keo y tế: Để cố định gạc trên vết thương hẳn là không thể thiếu băng keo y tế rồi. Đừng quên chuẩn bị cho túi y tế du lịch của mình một cuộn nhé.

READ  Định nghĩa phượt là gì ? | Hội du lịch Việt Nam - Hội của dân phượt !!!

Cuộn băng quấn: Khi gặp vết thương lớn hoặc các tình trạng trật khớp, cần cố định xương… bạn sẽ cần đến các cuộn băng quấn. Nếu để băng vết thương, bạn sẽ cần loại cuộn băng gạc, còn với cố định khớp thì cần băng vải co giãn tốt. Hãy chuẩn bị đủ cả hai loại và cả kim móc giữ băng nữa.

Băng dán chống rộp: Một vật dụng nhỏ nhưng cực kỳ cần thiết nếu bạn phải đi leo núi hay đi bộ nhiều. Các loại băng này có thể hạn chế tình trạng phồng rộp ở chân.

2. Các loại thuốc phòng ngừa

Chuẩn bị thuốc nhỏ mắt trong túi y tế du lịch cá nhân

Tùy theo loại hình du lịch và điểm đến bạn chọn mà túi y tế du lịch sẽ cần những loại thuốc khác nhau. Để có một kỳ nghỉ khỏe mạnh bên gia đình, những loại thuốc cơ bản nhất bạn cần chuẩn bị là:

Thuốc nhỏ mắt: Khi đi du lịch, mắt bạn sẽ dễ gặp dị vật dính vào khi đi trên đường, đồng thời di chuyển ngoài trời trong thời gian dài cũng sẽ làm mắt mỏi và khô hơn. Do đó bạn nhớ chuẩn bị thêm thuốc nhỏ mắt để đảm bảo sức khỏe đôi mắt của mình.

Viên ngậm họng: Bạn nên chuẩn bị viêm ngậm họng để đề phòng vì họng sẽ rất dễ bị đau nếu nơi bạn sắp tới có thời tiết khá khô, lạnh hay khác hẳn với thời tiết nơi bạn ở hiện tại.

READ  Top 5 Resort Phan Thiết view cực đẹp sang chảnh lý tưởng

Thuốc chống say: Dù cho bạn không say xe, cơ thể vẫn có khả năng không thích nghi được với các loại phương tiện khác. Đặc biệt là tình trạng say sóng trên tàu, thuyền. Bạn hãy mua một ít loại thuốc hoặc miếng dán chống say tùy theo dạng phương tiện bạn di chuyển khi du lịch để tránh được tình trạng này nhé.

• Thuốc kháng histamine: Loại thuốc này có thể hỗ trợ tình trạng dị ứng bởi ngộ độc thực phẩm hay tiếp xúc với loại cây nào đó. Việc chuẩn bị thêm một ít thuốc kháng histamine trong túi y tế du lịch sẽ giúp bạn xoa dịu tạm thời chứng dị ứng để bạn có thể duy trì đến khi nhận được sự chăm sóc y tế phù hợp.

• Kem chống nấm, kháng khuẩn và kháng viêm: Khi gặp phải vết thương hở, bạn vẫn cần phải di chuyển nên khả năng bị nhiễm trùng sẽ rất lớn. Vết thương để lâu mà không kịp đi bệnh viện có thể bị viêm, gây thêm đau đớn và khó lành hơn.

See more articles in the category: Kinh nghiệm du lịch

Leave a Reply