Đóng vai người cháu kể lại Bếp lửa của Bằng Việt

Or you want a quick look: I. Bố cục bài thơ

Đóng vai người cháu kể lại Bếp lửa của Bằng Việt

Bài thơ Bếp lửa là một trong những bài thơ nổi tiếng nói về tình thương của những người thân trong gia đình mà đặc biệt ở đây là tình bà cháu. Để hiểu rõ hơn về tấm lòng của người cháu mời các bạn cùng tham khảo bài đóng vai người cháu kể lại bài thơ Bếp lửa!

Bếp lửa

I. Bố cục bài thơ

Dựa vào mạch tâm trạng của nhân vật trữ tình, em hãy nêu bố cục của bài thơ. 

+ Bài thơ là lời của người cháu đã đi xa nói về người bà. Qua dòng hồi ức hình ảnh của người bà tần tảo, giàu lòng yêu thương đã hiện lên thật đẹp trong lòng biết ơn và kính trọng của người cháu. 

+ Bố cục của bài thơ: dựa vào mạch tâm trạng của nhân vật trữ tình ta có thể chia bố cục của bài thơ thành bốn phần. 

• Phần một (khổ 1): phác họa lên hình ảnh bếp lửa và thể hiện sự khơi nguồn của cảm xúc. 

• Phần hai (4 khổ tiếp theo):  những kỉ niệm đẹp thời ấu thơ chợt ùa về.

• Phần ba (2 khổ tiếp theo): Cảm xúc của người cháu dành cho người bà kính yêu của mình.

READ  Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bả chó để định bắt một con chó hàng xóm thì nhân vật tôi cảm thấy cuộc đời quá thật đáng buồn...?

• Phần bốn (khổ cuối): Nỗi nhớ vô cùng về bà.

Xem thêm:

II. Đóng vai nhân vật người cháu kể lại Bếp lửa

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm … Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa? Cảnh vật làng quê đã gợi lại cho tôi những kỉ niệm về người bà yêu kính của mình và tình bà cháu thiêng liêng, ấm áp, thâm sâu.

“Chờn vờn sương sớm” là một hình ảnh gợi cảm, quen thuộc với phong cách sinh hoạt của những người dân quê cần cù, chịu thương, chịu khó như chúng tôi. Từ “ấp iu” là ôm ấp trong lòng một cách nâng niu. Nó đã diễn tả được tình cảm nồng nàn, sâu đậm và rất mực quý yêu của bà đối với tôi.
 
Vì nhớ đến bếp lửa nên tôi nhớ thương bà một đời vất vả.Cuối năm 1944, đầu năm 1945 (lúc tôi lên bốn tuổi), miền Bắc nước ta có trên hai triệu đồng bào bị chết đói. Xác người đầy đường, đầy đồng. Đúng là “năm đói mòn, đói mỏi”. Để chăm lo cho con, cha của tôi phải lao động rất cật lực, làm nghề “đánh xe”. Đến "khô rạc ngựa gầy” có sức gợi tả lớn nỗi thống khổ của người lẫn vật, đồng thời nỗi xót xa, thương cảm trong lòng độc giả cứ thế trào dâng. Chính vì vậy mà đến năm 1963 (năm tôi 19 tuổi, viết bài thơ này) cái cảm giác cay đắng, xốn xang của chuỗi ngày gian khổ, thiếu thốn vẫn còn in đậm trong tiềm thức của nhà thơ: “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”.

READ  Dàn ý đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri

Tu hú là một loài chim ăn sâu bọ, lớn hơn sáo, có lông màu đen huyền hoặc điểm những đốm trắng, hay kêu vào đầu mùa hè. Tiếng tu hú kêu báo hiệu một mùa lúa chín vàng cả cánh đồng. Tiếng tu hú thân thuộc là tiếng vọng đồng quê. Những âm thanh ấy đã khơi gợi những hoài niệm tha thiết, những nỗi nhớ mong khắc khoải trong lòng đứa cháu đang sống ở phương trời xa. Vậy nên, nỗi nhớ của tôi đã chắp cánh bay cao hòa quyện với nỗi nhớ quê hương, đất nước trăm quý ngàn yêu.

Nhân đây tôi muốn gửi lời nhắn nhủ chúng ta hãy uống nước nhớ nguồn bằng hành động kính yêu, biết ơn ông bà ruột thịt. Đó là suối nguồn tình cảm đẹp muôn thuở, là đạo lí mà mỗi con người cần phải biết bồi đắp, nuôi dưỡng trong suốt cuộc đời mình.

Trên đây là toàn bộ kiến thức chúng tôi muốn chia sẻ về bài đóng vai người cháu kể lại câu chuyện bếp lửa, cùng học vui chúc các bạn đạt được điểm số cao!

See more articles in the category: Văn học

Leave a Reply