Đóng vai Mị Châu kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ

Or you want a quick look: Đóng vai Mị Châu kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Đóng vai Mị Châu kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy gồm dàn ý chi tiết kèm theo 8 bài văn mẫu hay nhất.

Qua 8 bài văn mẫu Vào vai Mị Châu kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi vốn từ, củng cố kiến thức để biết cách làm văn ngày một hay hơn. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 10. Chúc các bạn học tốt.

Đóng vai Mị Châu kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Dàn ý viết bài đóng vai Mị Châu kể lại truyện

1. Mở bài: Giới thiệu bản thân và lỗi lầm không thể tha thứ

2. Thân bài

- Giới thiệu về An Dương Vương và việc xây thành

  • An Dương Vương là cha tôi. Ông không chỉ là một người cha yêu thương con cái mà còn là vị vua anh minh, lỗi lạc, yêu nước thương dân. Ông luôn làm tròn bổn phận của mình, luôn nghĩ cách làm sao để dân giàu nước mạnh, đời sống nhân dân được cải thiện.
  • Vì vậy, cha tôi đã đề ra chủ ý muốn xây dựng thành lũy ở đất Việt Thường. Ấy vậy mà công việc ấy mãi vẫn không xong. Xây đến đâu lại đổ đến đấy. Cha tôi buồn lòng lắm. Thân là công chúa, tôi cũng đứng ngồi không yên. Cứ đà này, vật liệu xây dựng sẽ ít đi, nhân lực cũng chán nản mà việc còn chưa xong
  • May sao vào một hôm, Rùa Vàng ngoi lên giúp đỡ. Không những thế, khi cha tôi hỏi cách đánh đuổi giặc, giữ vững nước nhà thì Rùa Thần tiếp tục chỉ bảo, đưa cho chúng tôi chiếc nỏ thần
  • Chính nhờ nỏ thần mà chúng tôi trăm trận trăm thắng, liên tiếp đánh đuổi được giặc ngoại xâm. Những nước có ý định liền không dám nhăm nhe nữa....

- Kể về bi kịch của đời mình

  • Nhưng rồi thái bình ấy không giữ được bao lâu, tất cả đều do tôi.
  • Ngày ấy, sau khi thua, Triệu Đà cho người sang cầu hôn tôi với Trọng Thủy. Bản thân tôi liền say đắm vào vẻ điển trai của chàng, cha tôi cũng đồng ý liên hôn. Cuộc hôn nhân như vậy là đã được ấn định. Sau này khi nghĩ lại, tôi cảm thấy thật hổ thẹn, còn với cha, đó là sự hối hận muộn màng
  • Sau một thời gian bên nhau, tìm hiểu, tôi và Trọng Thủy tình cảm cực kì êm ấm, nồng thắm. Tôi yêu chàng say đắm, và chàng cũng vậy. Một ngày nọ, chàng lân la hỏi nguyên cớ vì sao thắng nhanh đến vậy. Vì lòng tin tưởng mà tôi đã nói ra hết. Sau đó, chàng lại nói rằng tò mò muốn xem nỏ. Tôi không hề coi là người ngoài nên dẫn chàng đi xem. Xem xong liền về, cứ nghĩ vậy nên tôi càng yên tâm hơn
  • Kể lại cuộc trò chuyện giữa Mị Châu và Trọng Thủy trước khi TT về nước
  • Diễn biến cuộc chiến tiếp theo

- Kết thúc sự việc

  • Cha dẫn tôi chạy ra biển. Khi ấy tôi vẫn còn chưa hiểu rõ mọi sự, vẫn thơ ngây tin rằng Trọng Thủy không bán đứng mình nên cả đoạn đường vứt lông ngỗng làm dấu. Ai ngờ hành động ấy lại là nhát dao chí mạng lấy đi không chỉ tính mạng của tôi mà còn cả danh dự.
  • Đến bờ biển, gặp Rùa Vàng, cha tức giận -> chém đầu Mị Châu
  • Lúc ấy, tôi vừa sợ vừa hối hận, nghĩ lại những chuyện đã qua, tôi muốn quay lại để chuộc lỗi tất cả. Nhưng, điều ấy là không thể nào. Trước mắt tôi là người cha hiền từ, yêu thương tôi nhất, giờ đây lại đang chuẩn bị đưa thanh đao lạnh lẽo chém qua đầu tôi....

- Sau khi Mị Châu chết

Kết bài: Nỗi ân hận và muốn làm lại của Mị Châu, lời khuyên đến mọi người

Đóng vai Mị Châu kể lại truyện - Mẫu 1

Tôi là Mị Châu, con gái của vua An Dương Vương. Được vua cha yêu thương hết mực nhưng tôi cũng gieo vạ lớn cho cha và đất nước vì nhẹ dạ và ngây thơ tin người. Câu chuyện của tôi là một bài học đắt giá để người đời soi vào, lấy đó làm lời răn về sự cảnh giác. Cho đến tận bây giờ cái cảm giác đau đớn vì bị phản bội vẫn còn âm ỉ trong tôi.

Sau khi giúp cha tôi xây thành cổ Loa, thần Kim Quy cho cha tôi một cái móng của mình để làm lẫy nỏ mà giữ thành. Theo lời thần dặn, nỏ có được cái lẫy làm bằng móng chân thần sẽ là chiếc nỏ bắn trăm phát trúng cả trăm, và chỉ một phát có thể giết hàng ngàn quân địch. Cha tôi chọn trong đám gia thần được một người làm nỏ rất khéo tên là Cao Lỗ và giao cho Lỗ làm chiếc nỏ thần. Lỗ gắng sức trong nhiều ngày mới xong. Chiếc nỏ rất lớn và rất cứng, khác hẳn với những nỏ thường, phải tay lực sĩ mới giương nổi. Cha quý chiếc nỏ thần vô cùng, lúc nào cũng treo gần chỗ nằm.

Lúc bấy giờ Triệu Đà chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì cha tôi có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều nên Đà đành cố thủ đợi chờ thời cơ. Triệu Đà thấy dùng binh không được, bèn xin giảng hòa với cha tôi, sai con trai là Trọng Thuỷ sang cầu thân, nhưng chủ ý là tìm cách phá chiếc nỏ thần. Điều này thì về sau, khi quân đà kéo sang và nỏ thần không còn hiệu nghiệm, cùng cha bỏ trông tôi mới vỡ lẽ. Trong những ngày đi lại để giả kết tình hoà hiếu, Trọng Thuỷ gặp tôi. Lúc bấy giờ tôi là một cô gái mới lớn, một thiếu nữ mày ngài, mắt phượng. Trọng Thuỷ đem lòng yêu tôi, tôi dần dần cũng xiêu lòng. Và dần trở nên thân thiết, không còn chỗ nào trong Loa thành mà tôi không dẫn chàng đến xem. Cha tôi không nghi kỵ gì cả. Thấy đôi trẻ thương yêu nhau, vua liền gả tôi cho Trọng Thuỷ. Chàng cùng chung sống trong cung điện với tôi. Một đêm trăng sao vằng vặc, trong câu chuyện tỉ tê, Trọng Thuỷ hỏi: Nàng ơi, bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không ai đánh được? Tôi vô tư đáp:

- Có bí quyết gì đâu chàng, Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần bắn một phát chết hàng nghìn quân địch, như thế còn có kẻ nào đánh nổi được?

Chàng ngỏ ý muốn xem chiếc nỏ. Tôi không ngần ngại, ngây thơ chạy ngay vào chỗ nằm của cha, lấy nỏ thần đem ra cho chồng xem, lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng chân thần Kim Quy và giảng cho Trọng Thủy cách bắn. Trọng Thủy chăm chú nghe, chăm chú nhìn cái lẫy, nhìn khuôn khổ cái nỏ hồi lâu, rồi đưa cho tôi cất đi.

Sau đó, Trọng Thủy xin phép cha tôi về Nam Hải, Trọng Thủy thuật lại cho Triệu Đà biết về chiếc nỏ thần. Đà sai một gia nhân chuyên làm nỏ, chế một chiếc lẫy nỏ giống hệt của An Dương Vương. Lẫy giả làm xong, Trọng Thủy giấu vào trong áo, lại trở sang Âu Lạc. Thừa lúc bố tôi không để ý, Trọng Thủy đánh tráo ăn cắp nỏ thần.

Trọng Thủy lấy cớ "nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ" nói dối về phương Bắc thăm cha. Tôi buồn rầu lặng thinh, Trọng Thủy nói tiếp: Bây giờ đôi ta sắp phải xa nhau, không biết đến bao giờ gặp lại! Nếu chẳng may xảy ra binh đao, biết đâu mà tìm?

Tôi tin lời chàng ngay, lòng đau đớn nói:

- Thiếp có cái áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy về hướng nào thì thiếp sẽ rắc lông ngỗng ở ngã ba đường, chàng cứ chạy theo dấu lông ngỗng mà tìm.

Về đất Nam Hải, Trọng Thủy đưa cái móng rùa vàng cho cha. Chỉ ít ngày sau, Triệu Đà đã ra lệnh cất quân sang đánh Âu Lạc. Nghe tin bao, cha cậy có nỏ thần, không phòng bị gì cả. Đến khi quân giặc đã đến sát chân thành, cha sai đem nỏ thần ra bắn thì không thấy linh nghiệm nữa. Quân Triệu Đà phá cửa thành, ùa vào. Cha vội lên ngựa, để tôi ngồi sau lưng, phi thoát ra cửa sau.

Ngồi sau lưng cha, tôi bứt lông ngỗng ở áo rắc khắp dọc đường.

Ngựa chạy luôn mấy ngày đêm đến Dạ Sơn gần bờ biển. Hai cha con định xuống ngựa ngồi nghỉ thì quân giặc đã gần đến. Không còn lối nào chạy, cha liền hướng ra biển, khấn thần Kim Quy phù hộ cho mình. Cha vừa khấn xong thì một cơn gió lốc cát bụi bốc lên mù mịt, làm rung chuyển cả núi rừng. Thần Kim Quy xuất hiện, bảo cha rằng:

- Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!

Cha tỉnh ngộ, tôi cũng đau đớn hiểu ra sự tình, nguyện sinh nhận cái chết để chuộc lỗi lầm khủng khiếp mà mình đã gây ra. Tuy vậy lòng tôi không khỏi ân hận. Tôi tự trách mình đã gây ra cảnh mất nước, trách Trọng Thủy lợi dụng tình yêu của tôi.

Từ câu chuyện của chính mình, tôi khuyên các bạn lúc yêu đừng nên mù quáng mà đánh mất chính mình, đừng để sai lầm của mình mà tạo ra sự mất mát và đau khổ của người khác. Tôi cố gắng làm những việc tốt để mong bù lại tội lỗi mà mình đã gây ra.

Đóng vai Mị Châu kể lại truyện - Mẫu 2

Được mệnh danh là một người con gái có tính tình hiền thục, đoan trang, nết na, thùy mị lại có gương mặt sắc nước hương trời. Tôi – Mị Châu là con gái yêu quý của vua hùng An Dương Vương. Vì ngây thơ trong sáng không biết được âm mưu thâm độc của kẻ thù nên tôi đã bị người lừa dối, phạm vào tội hại cha bán nước. Đối với tôi đó là một bài học để đời và khiến tôi vô cùng ân hận.

Cha tôi là một vị vua có tấm lòng yêu nước, thương dân. Ông tìm ra mọi cách để bảo vệ cho đất nước, giữ cho mọi người dân có cuộc sống bình yên. Vì thế, ông đã quyết định xây thành ở đất Việt Thường. Nhưng chẳng hiểu sao, khi cha tôi cho người đắp đất đến đâu thì lở đến đấy, xây mãi không thành. Do vậy, tôi quyết định lập đàn cầu xin thần linh giúp đỡ. Cuối cùng có một con rùa vàng từ phương đông tìm đến xưng là thần Kim Quy, thông rõ việc trời đất đã ở lại và giúp cha tôi xây thành. Nửa tháng sau, một ngôi thành kiên cố, tráng lệ đã sừng sững đứng giữa đất trời trong niềm vui sướng ngập tràn của vua quan và dân chúng. Ba năm sau, rùa vàng từ giã hoàng cung. Trước khi ra về, Thần Kim Quy đã tặng cho cha tôi một cái móng vuốt bảo cha tôi làm lẫy nỏ. Hể giặc đến, cứ lấy nhằm vào quân giặc mà bắn thì vận nước sẽ đặng dài lâu. Vua sai Cao Lỗ người làm nỏ giỏi nhất Loa Thành làm một cái nỏ lớn rồi lấy vuốt rùa làm lẫy.

Triệu Đà sang xâm lược nước Nam. Vua cha tôi đã có dịp sử dụng chiếc “linh quang kim quy” thần cơ mà rùa vàng ban tặng. Thật vậy, chiếc nỏ thần đã phát huy công dụng một cách thần kì. Chỉ cần một phát bắn ra là hàng vạn quân địch ngã xuống. Nước ta thắng lớn và mở hội ăn mừng. Triệu Đà thua tâm phục khẩu phục và phải xin cầu hòa. Cha tôi đã nhận lời cầu hòa. Có lẽ đó là một sai lầm to lớn trong cuộc đời ông.

Không bao lâu, Triệu Đà cho người sang cầu hôn tôi cho con trai là Trọng Thủy. Với vẻ điển trai của chàng và sự thu hút mãnh liệt, chàng đã khiến tôi xiêu lòng ngay lần đầu gặp gỡ mà lòng chẳng chút nghi ngờ. Cha tôi cũng thế, ông đã nhận lời cầu hôn của địch. Không những vậy, ông còn cho kẻ thù vào nhà ở rể chẳng khác nào “nuôi ong tay áo” mà chẳng hề hay biết.

Sau một thời gian sống bên nhau tôi nhận ra tôi yêu và tin tưởng chàng tuyệt đối và chàng cũng vậy. Tôi cảm nhận được sự yêu thương qua từng câu nói, hành động của chàng. Vào một đêm nọ khi đang ngắm hoa ở ngự hoa viên, chàng khe khẽ hỏi tôi về chuyện lúc trước. Vì sau cha lại có thể thắng lớn trong tích tắc như vậy? Không một chút hoài nghi, tôi kể lại tường tận câu chuyện cho người chồng yêu hiểu. Rồi sau đó chàng bảo chưa thỏa sự tò mò và ngỏ lời muốn xem trộm nỏ thần. Xem chàng là người nhà nên tôi đã lén cha dẫn chàng vào nơi cất giấu nỏ. Xem xong tôi cùng chàng về phòng và không biết chuyện gì xảy ra.

Vài ngày sau bỗng Trọng Thủy đến bên tôi và bảo rằng: “Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể vứt bỏ ta. Nay về phương bắc thăm cha, nếu mai hai nước bất hòa, Bắc Nam cách biệt ta tìm nàng lấy gì mà làm dấu?”. Tôi nghẹn ngào đáp rằng: “Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh cách biệt thì đau xót khôn nguôi. Thiếp có tấm áo choàng lông ngỗng thường mặc trên người, đi đến đâu thiếp sẽ bứt lông ngỗng rắc ở ngã ba đường làm dấu, ta sẽ cứu được nhau”.

READ  Top 3 mẫu kể lại câu chuyện lão Hạc bán chó

Vừa sáng hôm sau Trọng Thủy về nước. Tôi ở nhà chờ tin, chờ chồng thì mãi không thấy về nhưng quân giặc thì đã kéo đến. Cha tôi vì chủ quan đã có nỏ thần nên đã thản nhiên ngồi đánh cờ, không lo giặc đến. Đến khi lấy nỏ ra, dường như chiếc nỏ thần đã mất đi công dụng. Ông không kịp trở tay và chẳng làm được gì khác ngoài việc bảo toàn tính mạng. Cha tôi phải ngậm ngùi nhìn cảnh nước mất nhà tan mà bỏ trốn. Dù thế cha tôi cũng không quên con gái yêu của mình. Cha đã đặt tôi lên lưng ngựa phía sau ông rồi chạy mãi về phía Nam. Đến đường cùng không còn cách thoát thân, cha tôi xin cầu cứu rùa vàng. Rùa hiện lên bảo:”Kẻ ngồi sau lưng ngươi là giặc”. Cha tôi nghe vậy liền rút kiếm toan chém đầu tôi vì quá tức giận.

Trước khi chết tôi khấn rằng: “Thiếp là phận con gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha chết đi sẽ thành cát bụi. Còn nếu một lòng trung hiếu mà bị người đời lừa dối thì chết đi sẽ biến thành ngọc châu để rửa sạch nỗi nhục thù”. Vậy là tôi đã ra đi trong sự uất hận và tự trách bản thân mình vì nhầm tưởng giặc là bạn. Tôi hối hận vì không nghĩ ra được Trọng Thủy đã tráo nỏ thần. Tôi không nhận ra câu nói ẩn ý của hắn trước khi về nước. Giờ đây, khi mà bi kịch ập đến tôi mới muộn màng nhận ra.

Sau khi tôi chết, máu tôi chảy xuống biển, trai ăn phải biến thành hạt châu. Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng tìm đến xác tôi đem về Loa Thành mai táng. Xương tôi hóa thành ngọc thạch. Không lâu sau, vì thương nhớ tôi Trọng Thủy đã gieo mình xuống giếng vì thấy bóng tối. Về sau, người đời đã lấy ngọc châu ở biển đem rửa với nước giếng thì thấy ngọc càng sáng. Điều đó chứng minh tôi trong sáng và tình yêu nghiệt ngã của tôi và chàng. Lẽ ra chúng tôi sẽ có mối tình đẹp nếu không phải chịu ảnh hưởng của chiến tranh. Là người phụ nữ nhưng tôi đã gánh chịu những đau đớn của cảnh nước mất nhà tan và tình yêu tan vỡ. Đó là cái giá quá đắt dành cho đất nước tôi và đất nước vì sự ngây thơ của mình.

Từ câu chuyện đau lòng của tôi, tôi khuyên các bạn nên đề cao cảnh giác với các thế lực thù địch luôn hâm he nước ta. Ta phải cố gắng luôn luôn sẵn sàng để chiến đấu, không để cảnh lầm than phải xảy ra thêm một lần nào nữa. Vì chiến tranh đã làm cuộc sống của mọi người phải lầm thang đau khổ. Đó cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân chúng ta đối với đất nước.

Đóng vai Mị Châu kể lại truyện - Mẫu 3

Mỗi chúng ta sinh ra đều có sứ mệnh của riêng mình. Ta sinh ra là một công chúa được vua cha hết mực yêu thương, dân chúng kính mến. Thế nhưng ta lại không hoàn thành sứ mệnh của mình, đẩy dân chúng và cảnh khốn khổ lầm than, trở thành kẻ tội đồ của cả đất nước. Ta là Mị Châu - con gái vua An Dương Vương. Sai lầm của ta chính là câu chuyện của vua cha, ta và Trọng Thủy.

Kế thừa sự nghiệp dựng nước và giữ nước của 18 vị Hùng vương, cha ta đánh tan năm mươi vạn quân Tần xâm lược; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc rồi dời đô tới Phong Khê. Cha nhanh chóng bắt đầu xây thành, nhưng kỳ lạ là ngày xây lên đêm lại đổ xuống, mãi không xong. Ông sai các quan lập đàn để cầu đảo bách thần, xỉn thần linh phù trợ. Ngày mồng bảy tháng ba năm ấy, cha nói mình nhìn thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, tay chống cây gậy trúc, thong thả từ phía Đông đỉ tới trước cổng thành, ngửa cổ mà than rằng: “Xây dựng thành này biết bao giờ cho xong được!”. Mừng rỡ, cha rước cụ già vào điện, kính cẩn hỏi nguyên cớ xây thành bị đổ và được cụ hồi đáp “Sẽ có sứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thì mới thành công”.

Sáng hôm sau, một con rùa lớn nổi lên mặt nước, tự xưng là sứ Thanh Giang, bảo rằng muốn xây được thành thì phải diệt trừ hết lũ yêu quái thường hay quấy nhiễu xung quanh. Rùa Vàng giúp cha ta diệt trừ yêu quái, đến khi xây xong thành ở lại ba năm rồi rời đi. Cha luôn lo lắng thái bình cho nhân dân, vì vậy lúc chia tay, ông cảm tạ: “Nhờ ơn Thần mà thành đã xây xong. Nay nếu có giặc ngoài đến thì lấy gì mà chống?”. Rùa Vàng tháo một chiếc vuốt trao cho cha ta, dặn lấy làm lẫy nỏ, giặc đến, cứ nhằm bắn thì sẽ không lo gì nữa. Dứt lời, Rùa Vàng trở về biển Đông. Cha theo lời dặn, sai một tướng tài là Cao Lỗ chế ra chiếc nỏ lớn lấy vuốt của Rùa Vàng làm lẫy gọi là nỏ thần Kim Quy.

Lúc bấy giờ ở đất Nam Hải, có Triệu Đà làm chúa, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng cha có nỏ thần, quân Nam Hải bị thất bại rất nhiều. Triệu Đà chợt không động tĩnh một thời gian. Sau đó, ta thấy hắn xin giảng hòa với cha, sai con trai là Trọng Thuỷ sang cầu thân ta. Mãi sau này, khi quân Đà kéo sang mà nỏ thần mất đi công hiệu, ta mới hiểu mục đích của hắn là hủy đi nỏ thần.

Trọng Thủy gặp ta, khi ấy là một thiếu nữ mắt phượng mày ngài. Trọng Thủy đem lòng yêu ta, dần dần ta cũng xiêu lòng. Chúng ta dần trở nên thân thiết, ta dẫn chàng tới mọi nơi trong Loa thành. Cha ta không nghi kỵ gì cả. Sau một thời gian, vua cha liền gả ta cho Trọng Thủy. Chàng sang ở trong cung điện của cha mà không quay lại nước mình, cùng chung sống. Một đêm, Trọng Thủy chợt hỏi ta:

- Nàng ơi, bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không ai đánh được?

Ta không để ý nhiều, vô tư đáp:

- Có bí quyết gì đâu chàng, Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần bắn một phát chết hàng nghìn quân địch, như thế còn có kẻ nào đánh nổi được!

Thấy chàng ngạc nhiên, ngỏ ý muốn xem, ta cho rằng chàng chưa nghe danh nỏ thần bao giờ nên ngây thơ chạy ngay vào chỗ nằm của cha, lấy nỏ thần đem ra, lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng chân thần Kim Quy và giảng cho Trọng Thủy cách bắn. Trọng Thủy chăm chú nghe, nhìn cái lẫy và khuôn khổ nó hồi lâu, rồi đưa cho ta cất đi.

Sau đó ít lâu, Trọng Thủy xin phép cha ta về Nam Hải. Khi Trọng Thủy quay lại, tôi vui mừng khôn xiết. Thấy vậy, cha liền sai gia nhân bày tiệc rượu để ba cha con cùng vui. Trọng Thủy uống cầm chừng, còn cha và ta thì say túy lúy. Hôm sau, thấy chàng bồn chồn, hết đứng lại ngồi không yên, ta hỏi:

- Chàng như có gì lo lắng phải không?

Trọng Thủy đáp:

- Ta sắp phải đi, Phụ vương dặn phải về ngay để còn lên miền Bắc, miền Bắc xa lắm nàng ạ.

Nghe vậy, ta buồn rầu lặng thinh. Trọng Thủy nói tiếp:

- Bây giờ đôi ta sắp phải xa nhau, không biết đến bao giờ gặp lại! Nếu chẳng may xảy ra binh đao, biết đâu mà tìm?

Ta tin lời chàng, đau đớn đáp lại:

- Thiếp có cái áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy về hướng nào thì thiếp sẽ rắc lông ngỗng dọc đường, chàng cứ chạy theo dấu lông ngỗng mà tìm.

Nói xong, nghĩ đến việc không được gặp lại nhau tôi bật khóc nức nở.

Chỉ ít ngày sau khi Trọng Thủy đi, Triệu Đà bất ngờ đem quân sang đánh. Nghe tin báo, cha cậy có nỏ thần, không phòng bị gì cả. Quân giặc đã đến sát chân thành, cha mới đem nỏ thần ra bắn, nhưng không thấy linh nghiệm nữa. Quân Triệu Đà phá cửa thành, ùa vào. Cha vội lên ngựa, để ta ngồi sau lưng, phi ngựa thoát ra cửa sau. Ngồi sau lưng cha, ta nhớ lời hứa với Trọng Thủy, bứt lông ngỗng ở áo rải khắp dọc đường chạy trốn.

Đường núi gập ghềnh hiểm trở, ngựa chạy suốt mấy ngày đêm đến Dạ Sơn gần bờ biển. Hai cha con ta định xuống ngựa ngồi nghỉ một lát thì quân giặc đã gần đến. Nhưng đường núi quanh co dốc ngược, bóng chiều đã xuống, không còn lối nào chạy, cha liền hướng ra biến, khấn thần Kim Quy phù hộ. Cha vừa khấn xong thì một cơn gió lốc cát bụi bốc lên mù mịt, làm rung chuyển cả núi rừng. Thần Kim Quy xuất hiện, bảo cha rằng:

- Giặc ở sau lưng nhà vua đấy!

Cha quay đầu nhìn ta. Ngay lúc đó, ta cũng chợt đau đớn hiểu ra sự tình. Hóa ra cầu thân là có âm mưu. Trọng Thủy đã tráo nỏ thần nên nỏ của cha mới không còn hiệu nghiệm. Chàng trở về là để báo cho cha mình đem quân sang đánh Âu Lạc. Bao uấn khúc bấy giờ mới vỡ lẽ. Nhưng tất cả đều đã muộn, cha tuốt gươm, chém ta. Sự đau đớn trên cơ thể không lớn bằng nỗi dằn vặt trong tim. Ta nhìn theo bóng cha đang đi xuống biển, lòng ngập tràn ân hận về tội nghiệt mình gây ra cho ông, cho dân chúng vô tội. Ta thầm cầu mong cha được bình yên mọi sai lầm ta đã gây ra, ta nguyện chịu tất cả sự trừng phạt. Còn Trọng Thuỷ chỉ là một mảnh tình duyên ngang trái, lầm lạc.

Đóng vai Mị Châu kể lại truyện - Mẫu 4

"Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu."

Đó là một bài thơ mà người sau đã kể lại sự việc tai họa của tôi. Tôi là Mị Châu con gái của vua An Dương Vương. Ông yêu thương tôi hết mực, chiều chuộng con gái. Ấy vậy mà vì sự ngu ngốc của mình tôi đã trở thành tội đồ của cả dân tộc, được thế hệ sau nhắc đến như một bài học đắt giá cho sự cảnh giác. Câu chuyện quanh một chiếc bảo bối thần kì - chiếc Nỏ thần và người đàn ông mà tôi yêu thương nhẹ dạ cả tin, đã cho tôi một bài học lớn trong cuộc đời mình.

Năm ấy, cha tôi cho xây thành Cổ Loa, nhưng xây mãi mà vẫn bị đổ. Trong lúc gặp khó khăn đó, may thay nhờ thần Kim Quy cứu giúp, cha tôi đã xây dựng được một khung thành vững chắc, đào hào sâu. Vị thần còn cho cha tôi một cái một cái móng của chính mình để làm nỏ thần. Nhờ có thêm cái móng đó sẽ giúp nâng sức mạnh của chiếc nỏ lên gấp vạn lần, bắn trăm trúng cả trăm, có thể giết hàng ngàn quân địch. Cha đã giao nhiệm vụ làm chiếc nỏ thần cho một người cao tay, khéo léo, tên là Cao Lỗ. Sau khi Cao Lỗ tỉ mỉ làm xong chiếc nỏ thần, chiếc nỏ trở thành bảo bối quý, lúc nào cũng để cạnh gần cha.

Lúc bấy giờ, bên Nam Hải có tên Triệu Đà luôn lăm le muốn xâm lược Âu Lạc, nhưng cứ cho quân sang đánh thì đều bị thất bại dưới tay cha tôi. Triệu Đà không từ bỏ, tìm cách khác, ông ta giảng hòa với cha tôi bằng kế mượn con trai của chính mình sang cầu thân và tìm cách phá chiếc nỏ thần của cha tôi. Trong những ngày tháng hòa hiếu, Trọng Thủy gặp tôi và đem lòng yêu tôi. Tôi lúc đó là một thiếu nữ mới lớn, được dân gian truyền rằng là một nàng công chúa xinh đẹp mày ngài mắt phượng. Dần dần tôi cũng xiêu lòng với Trọng Thủy, cha tôi đã quyết định đồng ý gả tôi cho chàng, mà lòng không mảy may một chút nghi ngờ. Rồi chàng sang chung sống trong cung điện của Âu Lạc. Vào một đêm, hai chúng tôi đi dạo dưới ánh trăng vàng, chàng có hỏi tôi một câu: "Nàng ơi, bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không ai đánh được vậy?" Tôi thành thật mà đáp lại chàng: "Có gì đâu chàng, Âu Lạc có thành cao hào sâu, lại có thêm chiếc nỏ thần bắn trăm chết cả trăm, ai mà đánh lại được."

Trọng Thủy ngỏ ý muốn xem bảo vật, tôi đã không ngần ngại mà mang nỏ cho chàng xem, chỉ bí quyết của chiếc nỏ, dạy chàng cách dùng. Chàng xem chiếc nỏ một cách tỉ mỉ, nghe tôi kể, rồi để lại đúng vị trí.

Không lâu sau, chàng xin phép vua cha về Nam Hải, chàng đã thuật lại mọi chuyện cho Triệu Đà biết, ông ta đã làm lại chiếc nỏ thần y hệt nhằm đánh tráo với chiếc thật của cha tôi. Trở về Âu Lạc, cha thiết rượu tiệc ăn mừng, chàng đã chuốc rượu cho cha tôi say rồi đánh tráo chiếc nỏ. Hôm sau, tôi có thấy chồng mình khá bồn chồn đứng ngồi không yên, tôi hỏi han: " Chàng có gì lo lắng phải không?" Chàng đáp: "Phụ vương dặn phải về ngay để lên miền Bắc, miền Bắc xa lắm nàng ạ. Bây giờ đôi ta phải xa nhau không biết bao giờ mới được gặp lại. Nếu chẳng may xảy ra binh đao, tôi biết đâu mà tìm nàng?" Lòng tôi cũng buồn rầu lắm tôi nói mình có chiếc áo choàng lông ngỗng, tôi sẽ rải lông ngông, chàng cứ theo dấu đó mà tìm.

READ  TOP 7 bài Đóng vai Đăm Săn kể lại Chiến thắng Mtao Mxây hay nhất

Về đến Nam Hải, chàng đưa ngay nỏ thần cho cha mình, Triệu Đà nhanh chóng đưa quân sang đánh. Cha tôi vẫn cậy có nỏ thần mà không phòng bị gì cả, nhưng đến khi nhận ra chiếc nỏ thần đã bị mất, giặc đã vào đến tận chân thành. Cha nhanh chóng leo lên lưng ngựa và mang tôi theo, ngồi sau lưng cha, tôi vẫn ngu ngốc rắc lông ngỗng trên đường. Cha thấy quân giặc vẫn đuổi bám chạy theo sau. Thấy đường núi quanh co, không còn cách nào khác, cha khấn thần Kim Quy cứu giúp. Thần bảo cha tôi rằng: " Giặc sau lưng nhà vua đây!"

Cha nhận ra, tôi cũng tỉnh ngộ, tôi đau khổ nhận thấy mình thật ngu ngốc, tôi chấp nhận nhận lấy cái chết. Tôi rất ân hận, hận bản thân rất nhiều. Bản thân mình chính là nguyên nhân gây ra cảnh đất mất nhà tan. Tôi trách Trọng Thủy tại sao lại lợi dụng lòng tin của tôi, tại sao lại lỡ lừa gạt tôi. Trọng Thủy yêu thương tôi sâu sắc, vẫn phóng ngựa đi tìm tôi, thấy xác tôi chàng đau đớn vô cùng, chàng khóc trong tuyệt vọng. Chàng đem xác tôi mai táng trong thành rồi tự mình kết liễu cuộc đời tại chiếc giếng ngày xưa tôi thường tắm.

Tôi cũng nhận ra rằng chính tôi và Trọng Thủy cũng là nạn nhân của cuộc chiến này. Từ câu chuyện của tôi, nó đã để lại bài học quý giá về sau về sự cảnh giác. Và tôi cũng muốn nhắn nhủ một điều rằng: Hãy yêu thương và xóa tan đi hận thù.

Đóng vai Mị Châu kể lại truyện - Mẫu 5

Những tiếng vang vọng âm ĩ trong không gian tối mịt ập vào tai tôi, đôi mắt tôi cố gắng tìm một chút ánh sáng le lói ở giữa không gian âm u này, tôi bước đi thật nhẹ nhưng tôi cảm giác được thứ gì đó đang cố nắm lấy chân tôi. Bỗng nhiên một loạt đốm sáng chói ngời bừng sáng làm cho tôi lóa mắt, một hàng lửa tỏa sáng bập bùng ở hai bên, và ập vào mắt tôi là một con đường thẳng tít xa xôi mà tôi cũng không thể nhìn thấy điểm dừng.

Bất chợt có một giọng nói vang lên phía sau tôi làm cho tôi hoảng hốt.

– Đi nhanh lên oan hồn kia.

Một con người lạ lùng bước đến bên cạnh và xô tôi về phía trước. Đi được một lúc, thì có một giọng nói vang vọng khắp nơi.

– Oan hồn kia đến từ đâu, mai khai rõ họ tên, vì sao lại xuống Âm ti?

Tôi vẫn chưa hết bàng hoàng thì có một cái gì đó đánh mạnh vào chân tôi.

– Mau quỳ xuống và khai đi.

Tôi phải quỳ xuống và kể lại câu chuyện của mình cho một người mà tôi không thấy mặt.

Tôi chỉ kịp nhấp môi thì khung cảnh bất ngờ thay đổi. Tất cả lại trở về Ngự Hoa Viên của Hoàng Cung, cũng khung cảnh này những cây cỏ thi nhau tỏa sắc giữa khung trời nắng hồng hồng, tiếng con chim hoàng yên của tôi cất tiếng hót khoe ra bộ lông mềm mượt của nó. Lệ của tôi lại rơi nhưng nước mắt lại không chảy ra mà nó bốc hơi lên trời.

– Con à…. tiếng phụ vương tôi vọng lại làm cho tôi mừng rỡ, tôi định chạy đến bên người thì. Mỵ Châu đã xuất hiện, có phải là tôi không hay chỉ là ảo giác, tôi chạy lại thì một nữ hầu đi xuyên qua tôi, chuyện đó làm tôi bất ngờ và nó làm cho tôi phải suy ngẫm.

– Mỵ Châu à, cha muốn tìm cho con một nơi có thể gửi gắm, cha đã già rồi, đất nước này cần có người dẫn dắt, con… con nghĩ sao. Tôi vội trả lời: con sẽ theo ý cha…. Cha tôi mừng rỡ như trút bỏ được một gánh nặng trong lòng.

– Người đâu…. kêu Trọng Thủy vào đây…… Từ xa một người khôi ngô tuấn tú bước vào. Trọng Thủy một con người đã làm cho tôi xao xuyến. Tôi e thẹn đứng nấp đằng sau cha tôi.

– Thần tham kiến Hoàng Thượng cùng Công Chúa. Tôi cũng đứng khép nép ra ngoài để nhìn rõ mặt chàng.

– Hà hà con ta đã đồng ý, ngươi hãy về tâu với cha ngươi chọn ngày lành mà sang đây làm rể nhà ta.. Trọng Thủy cúi lễ tạ ơn bước ra ngoài,làm cho tôi phải cố dõi theo để có thể nhìn chàng rõ hơn.

– Con cũng hãy chuẩn bị lấy phu quân đi là vừa, tôi chỉ biết im lặng,nhìn theo dáng chàng biến mất.

Tôi thật buồn bã, nhưng sự việc thành hồn giữa hai nước nó đến một cách thật chóng vánh và nguy nga làm cho tôi phải choáng ngợp. Tôi và chàng đã kết hôn và nền hòa bình của hai nước đã được xác lập, tôi hy vọng rặng sự việc này sẽ kết thúc hết tất cả ai oán của hai nước, khi những trận chiến dưới chân Loa Thành thực sự ác liệt và làm tôi khiếp đảm, nhưng đất nước chúng tôi vẫn thắng vì đã có Loa Thành và Nỏ thần được thần Kim Quy ban tặng, nhưng cái hậu quả của chiến tranh để lại thì chả có thể nói bên nào là đã dành chiến thắng cả. Tôi và chàng lấy nhau được một thời gian, chàng yêu thương tôi hết mức, quan tâm và chăm sóc cho tôi một cách tận tụy nhất điều đó làm cho tôi thật sự hạnh phúc, nhưng cái hạnh phúc ấy quá mỏng manh và dễ vỡ. Vào một đêm nọ, chàng từ ngoài bước vào với một vẻ mặt tâm trạng và buồn bã, tôi vội đến bên hỏi là vì chuyện gì mà chàng buồn thế, chàng mới nói ra là chàng có ước mong được thấy cây Nỏ Thần. Tôi hơi bất ngờ và không đồng ý, nhưng dưới những lời mật ngọt rót vào tai của hắn đã làm cho tôi phải chiều lòng hắn, thế là tôi dẫn hắn vào mật thất của Hoàng Cung nơi được canh gác cẩn mật nhất, nhưng vì tôi là Công Chúa nên mọi chuyện cũng dễ dàng hơn. Tôi đưa hắn vào căn phòng nhỏ và lấy Nỏ Thần từ trong cái rương gỗ ra và để trước mặt hắn, ánh sáng chói lóa của nỏ thần làm cho hắn choáng ngợp, hắn cầm lấy nỏ thần xem xét đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất và cái đầu của hắn đôi khi gật gật tỏ vẻ hài lòng lắm. Xem được một lúc hắn đưa lại cho tôi và đi ra,,không có một chút nghi ngờ gì tôi để cây nỏ thần lại chỗ cũ và đi ra. Vài hôm sau hắn nói với tôi rằng Cha ở nhà bệnh nặng phải lập tức quay trở về nước, sau này nếu lỡ có gặp sự cố gì sao hai ta tìm được nhau, lúc đó tôi cũng không nghi ngờ gì liền nói với hắn.

– Sau này nếu chàng muốn tìm thiếp thì hãy đi theo sợi lông ngỗng này, nó sẽ dẫn đến nơi ở của thiếp. Ngày hôm sau hắn từ biệt Cha con tôi và về nước. Tôi chờ đợi hắn rõng rã hai tháng trời, vào một ngày đẹp trời tôi đang dạo chơi ở ngự hoa viên, thì Cha tôi hớt hãi chạy vào la lớn

– Con ơi…… mau rời khỏi đây, tôi vội hỏi lại là vì sao thì như sét đánh ngang tai quân của hắn đang tiến vào hoàng cung, Loa Thành đã bị hạ.

Tôi vội cùng Cha lên ngựa chạy về hướng Đông, giữ đúng lời hứa tôi vứt lông ngỗng trên đường đi, và càng đi xa tiếng la hét ầm ĩ ngày càng gần chúng tôi chạy được một hồi lâu chúng tôi đã đến biển và hết đường đào thoát. Cha tôi dừng lại và la lớn "Thần Kim Quy ơi mau cứu ta". Từ biển Đông Thần Kim Quy xuất hiện và chỉ thẳng vào tôi:

– Kẻ ngồi sau ngài chính là giặc, cha tôi quay lại nhìn tôi và cái áo lông ngỗng đã tả tơi, cha tôi giận dữ tuốt gươm bên mình chém mạnh vào người tôi, nhát chém chí mạng làm cho tôi chưa kịp la lớn thì đã té xuống ngựa, tôi nằm đó và nhìn cha tôi theo Thần Kim Quy đi xuống biển, đôi mắt tôi mờ hẳn và tai tôi còn văng vẳng những tiếng thét ai oán của thần dân đất nước Âu Lạc, nó làm cho tôi không thể nghĩ được gì nữa thế là tôi chết và tôi đang ở dưới địa ngục.

Đến cảnh đó thì tất cả đều hiện lại về như trạng thái lúc trước, đôi mắt tôi dần hé mở và tôi thấy uất ức, nước mắt tôi tuôn trào. Tôi quá hối hận về việc làm của mình, đó là một bài học cực kì đắt giá mà tôi phải trả lại bằng cả một đất nước, tôi chỉ mong hậu nhân sau này lấy đây là bài học để có thể bảo vệ được đất nước của mình.

Đoạn đến đây màn đêm lại ập đến bủa vây lấy tôi, tôi không còn thấy gì nữa chỉ còn tiếng la hét của những oan hồn đang gáo thán và hình như muốn nuốt chửng tôi. Đó có phải là điều mà tôi phải chấp nhận, chấp nhận trả lại những gì mà tôi đã mất và cướp của người khác. Có phải thế không, tôi dường như không muốn suy nghĩ về chuyện đó nữa, tôi bước đi trong màn đêm lạnh giá và tìm kiếm một cái gì đó ở cuối con đường.

Đóng vai Mị Châu kể lại truyện - Mẫu 6

Chìm đắm trong sự nuối tiếc hối hận muộn màng Trọng Thủy. Tôi – người đã nội gián giúp vua cha Triều Đà xâm chiếm Âu Lạc, người đã khiến người vợ yêu dấu của mình Mị Châu bị chính cha ruột giết chết vẫn ngày đêm nghĩ về nàng. Chính vì vậy, khi tôi đi ra giếng mà Mị Châu hay tắm nhìn thấy bóng nàng mà lao xuống giếng sâu để rồi mong sau này gặp được Mị Châu trong sự đau thương bi ai dưới thủy cung lộng lẫy đẹp vô ngàn.

Tưởng chừng đây vẫn là nơi đáy giếng sâu lạnh lẽo nhưng khi tôi mở mắt lại thấy một thế giới khác đẹp đẽ lung linh kì lạ mà tôi từng biết, chưa từng nhìn qua. Đang trong sự hoang mang hơi bất ổn của mình bỗng nhiên có một vị thần cá đến nói với tôi.

Long Vương chính vì thấu hiểu tấm lòng ngài luôn luôn nghĩ tốt Mị Châu nên đã đưa ngài đến đây. Mời ngài theo ta đến thủy cung.

Đến bây giờ tôi mới hiểu ra thì ra đây là thủy cung và Mị Châu – nàng ấy đang ở đây ta có thể gặp lại nàng có thể giải thích nỗi lòng mình cho nàng hiểu. Trên lưng thần cá tôi vượt qua những rặng san hô hùng vĩ nhiều màu sắc lung linh tuyệt đẹp vô cùng. Mọi vật không ngừng hoạt động từng đàn cá khổng lồ bơi lượn tạo thành những dòng sóng ngầm dưới đáy đại dương, đâu đó dưới đáy kia là những con cá đuối, cua tôm chậm rãi kiếm mồi thật sống động. Nhưng hơn hết một kệu đài nguy nga lộng lẫy đang dần hiện ra trước mắt tôi người người tấp nập như đang chuẩn bị hội tiệc linh đình. Theo sau thần cá tôi vào gặp Long Vương cảm tạ người ơn cứu mạng rồi đi xung quanh trốn kiếm hình bóng người con gái trong lòng bấy lâu.

Dạo bước một lúc xung quanh thủy cung bất chợt tôi lại xúc động trước bóng hình người con gái đẹp sắc kia. Nàng trông vẫn vậy vẫn đẹp vô ngần nhưng phần nào không còn ngây thơ trong sáng nữa mà là sự thận trọng già dặn hơn. Cũng phải thôi là tại tôi khiến nàng có cảnh nước mất nhà tan. Nàng hình như nhìn thấy ta đi liền đi đến lại gần giọng chua ngoa.

Không phải người hưởng vinh quang phú quý trên kia hay sao khi đã cướp mất nước ta khiến cho ta thành kẻ bất hiếu bất trung hay sao.

Lời nói của nàng thật cay nghiệt làm sao như những mũi dao chém vào lòng ta vậy. Nhưng cũng đúng thôi bởi ta là kẻ tạo phản ta là nội gián, cướp đi hạnh phúc của nàng. Dù sao ta cũng là chồng nàng người chung chăn chung gối suốt bấy lâu người mà nàng yêu thương mà tôi liền cất lời.

Mị Châu xin nàng hãy tha lỗi cho ta xin nàng hãy trở về bên ta cùng ta sống một cuộc sống hạnh phúc ở dưới này. Chẳng phải ta và nàng có bao nhiêu kỉ niệm vợ chồng hay sao, chả phải tình yêu ta trao nàng to lớn biết chừng nào. Nàng mất đi ta không ngày nào không nghĩ đến nàng, không giây nào chưa từng hối hận nuối tiếc về ngày sai lầm ấy.

Nói đến đây, Mị Châu cũng rơi nước mắt ta biết nàng vẫn còn thương ta vẫn còn nhớ đến ta, nói giọng oán trách.

Vậy ta sao chàng lại lừa dối thiếp lại lợi dụng lòng tin mà thiếp trao cho chàng.

Ta vội vàng giải thích

Đúng là khi xưa ta đã từng đến Âu Lạc chỉ vì mục đích là nội gián tìm hiểu nguyên nhân mà tại sao nước ta lại không đánh thắng nước nàng. Nhưng rồi khi ở cùng nàng ta đã bị tấm lòng trong sáng của nàng cảm hóa ta day dứt vô cùng. Một bên là trách nhiệm với đất nước một bên là nạn nhân ta phải chọn gì đây. Sau khi trộm được nỏ thần nước ta đánh thắng nhưng thực sự lòng ta chưa một giây nào vui sướng nàng có biết không? Nàng hãy hiểu cho ta hãy tha thứ cho ta để hai ta được trở về xưa cũ.

READ  Kể lại một trận chiến đấu ác liệt (13 mẫu)

Mị Châu vẫn không ngừng khóc tôi cũng vậy nắm lấy tay nàng mong nàng tha thứ, trái tim tôi đã đau dứt khi thấy nàng khổ tâm như vậy mong chờ vào câu trả lời của nàng.

Thiếp hiểu được lòng chàng rồi, thiếp biết được nỗi day dứt trong lòng chàng. Nhưng chàng ơi! hạnh phúc đã trôi qua thì không thể nào lấy lại được bởi thời gian nó là vĩnh cửu nó là thứ đáng sợ khủng khiếp. Cũng như lỗi lầm mà thiếp đã gây ra cho đất nước Âu Lạc. Bây giờ thiếp tự cho mình hạnh phúc cùng chàng. Vậy còn nhân dân bách tính Âu Lạc thì sao, ai sẽ cho họ. Mong chàng đừng mong chờ thiếp nữa, thiếp xin lỗi chàng.

Trái tim ta lại rỉ máu lại đau đớn khi cánh tay nàng đã rút hình bóng nàng lại càng xa nhưng ta hét lên nói với nàng lần cuối cùng.

Mị Châu đời đời kiếp kiếp ta vẫn yêu nàng. Đợi kiếp sau ta và nàng sẽ không phải hoàng tử hay công chúa, không phải người phương Bắc và người phương Nam nữa mà sẽ là những con người bình thường ta sẽ đến tìm nàng cùng nàng sống nốt hạnh phúc dở dang này.

Cứ thế chúng tôi chia tay nhau tôi biết rằng cả hai cùng hướng tới ước mơ gặp lại nhau đó mong rằng nước biển mặn mà xanh đẹp này sẽ xóa nhòa cuốn đi những sai lầm mất mát này của tôi cuốn đi sự đau thương, vết máu lòng này. Rồi như thế tôi đã chết đi hóa đá nằm sâu thẳm dưới lòng đại dương này nhưng tấm lòng nguyện ước ấy không phai nhòa.

Tình yêu chính là liều thuốc hạnh phúc của con người là tình cảm mà không ai có thể thiếu. Ai ai cũng đều mong mình được sống trong hạnh phúc cùng người mình yêu thương nhưng không phải ai cũng có thể không phải tình yêu nào cũng chấp nhận. Đôi lúc ta cần phải biết hi sinh vì tập thể tránh để như Mị Châu " trái tim lầm lỡ để trên đầu" để rồi nước mất nhà tan gây bao đau thương cho cả dân tộc. Đồng thời cũng cần phải thận trọng tránh cả tin nếu không kết quả chỉ có bi thương đau khổ mà thôi.

Đóng vai Mị Châu kể lại truyện - Mẫu 7

Bấy giờ cha ta là vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa để ngăn chặn sự xâm chiếm lãnh thổ của giặc phương bắc Triệu Đà. Khốn nỗi thành nay xây mai lại đổ biết bao nhiêu người phu này đến người phụ khác đều lần lượt đến rồi lại đi. Mỗi bữa cơm thấy vua cha buồn rầu không nói lòng ta thương cha vô hạn.

Một hôm cha ta lập đàn tế mong trời đất phù hộ để xây được thành và bảo vệ đất nước và nhân dân. Một cụ rùa đến thành tự xưng là thần Kim Quy, sứ thanh giang đến để dạy cách xây thành. Tấm lòng yêu nước thương dân của vua cha đã động lòng trời đất. Sau khi xây thành xong, thần Kim Quy còn tặng cha ta một cái vuốt vàng và bảo hãy làm nó thành một chiếc nỏ thần. Chiếc nó ấy sẽ giúp cho vua cha ta có thể bảo vệ cho đất nước này. Vua cha nghe lời thần và sai tướng Cao Lỗ rèn chiếc nỏ thành một chiếc nỏ lớn.

Mấy hôm sau Triệu Đà đem quân sang xâm chiếm nước ta, vua cha sai người mang nỏ thần ra bắn. Lạ kì thay mũi tên nào từ chiếc nỏ thần bắn ra đều trúng rất nhiều người, mũi nào mũi nấy đâm sâu vào tim vào bụng lũ cướp nước. triệu Đà thua trận liền rút quân về nước. Trong thành vua cha lấy làm hài lòng và hết mực biết ơn thần Kim Quy đã giúp đỡ. Vài hôm sau Triệu Đà lại đến, nhưng lần này hắn không đem quân đến đánh mà lại đến xin hòa và muốn kết thân. Hai bên vua cha nói chuyện với nhau hồi lâu và ngỏ ý muốn cho ta và người con trai của Triệu Đà kết duyên chồng vợ. Ban đầu ta hơi lo lắng nhưng phận nữ nhi cha mẹ đặt đâu con ngồi đó nên cũng đành ưng thuận. Tuy nhiên khi nhìn thấy một người con trai khôi ngô tuấn tú, nét mặt hiền lành ta lấy làm bằng lòng lắm.

Ngày qua ngày ta có một cuộc sống hạnh phúc khi đất nước yên bình cha già vui mừng và đặc biệt ta có thêm một người chồng yêu thương ta, chiều chuộng ta hết mực. Ta nhìn thấy trong mắt chàng, cảm nhận được những hành động chăm sóc của chàng là tình yêu lớn dành cho ta. Trọng Thủy có hỏi ta về chiếc nỏ thần, ta liền kể lại câu chuyện về rùa vàng và chiếc nỏ thần ấy. Ta tin tưởng chàng vì chàng yêu ta, ta còn cho chàng biết chỗ cất dấu và cho chàng xem qua. Một hôm nọ chàng xin vua cha về nước thăm cha Triệu Đà của mình. Ngặt nỗi ta không thể theo chàng. Chàng dặn nếu có gì thì phải mặc áo lông ngỗng đi tới đâu rắc lông ngỗng tới đó để chàng tìm ta. Ta cũng không thắc mắc nhiều chỉ nghĩ rằng chàng yêu ta đến mức chỉ một ngày đi cũng sợ mất ta nên ta ngoan ngoãn vâng lời.

Ngay sau khi Trọng Thủy đi không lâu, vua cha Triệu Đà mang quân đến. Ta không biết có chuyện gì xảy ra, hai bên nước đánh nhau hồi lâu. Ta không thấy Trọng thủy đâu không biết chàng có bị làm sao trên đường về không. Vua cha An Dương Vương và ta lên ngựa chạy khỏi thành, chạy về phía biển để cầu cứu thần Kim Quy. Nhớ lời chàng Trọng Thủy đi tới đâu ta rắc lông ngỗng tới đó. Đi tới biển thần Kim Quy hiện lên và chỉ vào mặt ta mà nói “giặc ở sau lưng ngươi kìa”. Lập tức vua cha tung gươm lên cao, ta ngạc nhiên sững sờ nhìn theo gươm và nhìn vào mắt cha mình không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Đóng vai Mị Châu kể lại truyện - Mẫu 8

Ta là Mị Châu, con gái của vua An Dương Vương, là công chúa của nước Âu Lạc. Từ nhỏ đã luôn được vua cha yêu thương hết mực, không ai ngờ ta sẽ gieo mối họa lớn cho cha và đất nước của mình vì sự nhẹ dạ và ngây thơ, cả tin người. Hôm nay kể ra đây câu chuyện của ta như một bài học đắt giá để người đời sau soi vào, lấy đó làm lời răn về sự lý trí, cảnh giác, phân minh giữa công và tư. Đừng dại khờ rước lấy sự phản bội từ kẻ vô tâm và gây khổ đau cho người yêu thương mình. Cái đau tận xương cốt ấy trong ta có lẽ là mãi mãi …

Thần Kim Quy sau khi giúp vua cha xây thành cổ Loa, đã ban cho một cái móng của mình để làm lẫy nỏ giữ thành. Chiếc nỏ, có được móng chân của thần làm lẫy, có thể bắn trăm phát trúng cả trăm, và chỉ một phát có thể giết hàng ngàn quân địch, lấy tên “Linh quang Kim Quy thần cơ”. Mọi người đều gọi đó là nỏ thần. Cha ta chọn trong các vị quan thần được một người rất khéo tên là Cao Lỗ và giao cho nhiệm vụ chế tạo chiếc nỏ thần. Cao Lỗ đã bỏ sức nghiên cứu, gia công trong nhiều ngày mới hoàn thành. Chiếc nỏ to lớn và chắc chắn, khác hẳn với những nỏ thường. Đặc biệt lúc mới thử nỏ không ai cũng có thể giương nỏ, chỉ có vua cha mới có thể phát huy hết lực công phá của nỏ thần. Cha quý chiếc nỏ thần vô cùng, xây riêng một nơi bí mật để cất giữ nỏ.

Nhờ có nỏ thần, quân ta liên tục thắng trận, thành công bảo vệ biên cương trước tham vọng của Triệu Đà mà không phải phí hoài tướng sĩ. Đất nước vui mừng, mở tiệc vui ca với hy vọng về tương lai ấm no của dân tộc. Điều không tưởng là Triệu Vương sai Trọng Thuỷ - con trai lão - sang cầu thân. Trọng Thủy lớn lên khôi ngô, tuấn tú, cũng là một tướng tài của đất nước lại thêm miệng lưỡi ngon ngọt đã nhanh chóng được lòng cha ta. Thấy đôi trẻ xứng đôi vừa lứa, Trọng Thủy có thể là một tấm chồng tốt để ta trao thân gửi phận, vua cha liền gả ta cho chàng.

Hơn hết, Trọng Thủy cũng bằng lòng ở rể, sống trong cung điện cùng cha con ta. Từ lúc lấy nhau, chàng yêu chiều ta hết mực, so với cha ta cũng không thua kém một phần nào. Ta lúc ấy chính là người hạnh phúc nhất thế gian, có cha chiều chuộng có chồng thương yêu có muôn dân bá tánh tôn trọng. Ta cũng sẵn sàng làm tất cả để bảo vệ hạnh phúc gia đình mình dù là trao trọn con tim hay nhất mực tin tưởng một người.

Đến một hôm chàng hỏi dò về việc giữ thành của cha ta. Ta cũng thành thật tường thuật tất cả những điều mình biết cho người chồng yêu quý của ta nghe, bao gồm cả về nỏ thần. Chồng ta có vẻ rất ngạc nhiên, hào hứng muốn được xem chiếc nỏ. Ta không ngần ngại, lập tức chạy đến nơi cất giữ, lấy nỏ thần đem ra cho chồng xem.

Nơi cất giữ ấy là hoàn toàn bí mật, chỉ có ta và cha biết. Vì cha luôn yêu thương hết mực tin tưởng đứa con gái là ta, cả cách sử dụng ta cũng được cha hướng dẫn để đề phòng bất trắc trong tương lai. Đứa con gái yêu quý của cha lại chỉ cho tên gian xảo biết cách sử dụng và tất cả bí mật của nỏ thần. Chồng ta là người ham học hỏi cái mới, thích nghe chuyện lạ bốn phương. Đó là điều ta từng tin tưởng.

Có lần, Trọng Thủy vì chữ hiếu "nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ" muốn về phương Bắc thăm cha. Ta lòng không nỡ xa người thương, Trọng Thủy cũng bùi ngùi xa chẳng may loạn lạc, khó thể tìm gặp, biết đâu hội ngộ. Cảm động trước tình yêu của người chồng son sắt, ta nghĩ ra chiếc áo lông ngỗng mà cha tặng: “Thiếp có cái áo gấm lông ngỗng, đi đến đâu sẽ bứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau.”

Sau khi Trọng Thủy đi không bao lâu, quân của Triệu Đà - cha chồng ta đã kéo sang đánh Âu Lạc. Như bao lần trước có nỏ thần, vua cha không hề lo sợ, khoan thai đánh nốt ván cờ rồi mới lấy nỏ ra trận. Đến khi quân giặc đã đến sát chân thành, cha giương nỏ thần ra bắn thì nó chẳng khác gì chiếc nỏ tầm thường. Tình thế hiểm nguy, quân sĩ lập tức yểm trợ để cha rút lui. Cha vội lên ngựa, bỏ lại tất cả, trên người chỉ mang một thanh kiếm phòng thân và để ta ngồi sau lưng, phi thoát về phương Nam.

Ngồi sau lưng cha, ta chỉ biết nghĩ về người chồng đi xa chưa biết tin tức, sợ chàng lo lắng, ta y theo lời hẹn ước bứt lông ngỗng ở áo rắc khắp dọc đường.

Ngựa phi không biết bao lâu, cuối cùng trước mặt cha con ta chỉ có biển mênh mông không còn đường chạy. Trước mặt là biển lớn, sau lưng là quân địch hung tàn, không còn lối nào chạy, cha liền hướng ra biển, khấn thần Kim Quy: “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu.” Cha vừa khấn xong thì thần Kim Quy xuất hiện, bảo cha rằng: “Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!”

Cha bàng hoàng trước sự thật. Ta cũng đau đớn hiểu ra sự tình, chỉ kịp khấn: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người ta lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù.” Rồi nhận lấy án tử từ cha mà không một lời oán trách.

Sau khi ta mất dù có hóa thành châu ngọc hay có được thờ phụng thế nào thì nỗi ô nhục hại nước hại dân ta vẫn mang trên vai và tự khắc trong tâm tưởng. Cũng như Trọng Thủy dù có tự vẫn để bồi tội thì chàng vẫn là công thần của nước chàng và là người chồng bội bạc, người rể bất nhân bất nghĩa. Cái chết của ta là để cha ta một phần chuộc lỗi với xã tắc. Còn tội nghiệt của ta, hại đất nước rơi vào tay giặc chỉ vì sự vô tư, vô nghĩ của mình thì như biển cả muôn đời không vơi cạn được.

Gửi lời đến những cô gái dại khờ, tình yêu là tươi đẹp nhưng hãy nhìn kỹ kẻ ta để trong tim là người hay là dã thú. Giữa công và tư là một khoảng cách rất lớn. Trước khi dấn thân vào những câu chuyện cảm xúc nồng nhiệt thì vẫn phải nhớ sau lưng chúng ta còn ai đang chờ.

Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu…

(bài thơ “Tâm sự” của Tố Hữu)

See more articles in the category: Văn học

Leave a Reply