Độ cao của âm là gì? Kiến thức về vật lý 7 độ cao của âm

Or you want a quick look:

Chương trình vật lý 7 độ cao của âm là kiến thức quan trọng của Vật lý Trung học phổ thông. Vậy độ cao của âm là gì? Siêu âm là gì? Hạ câm là gì? Có những yếu tố nào ảnh hưởng tới độ cao của âm? Các dạng bài tập độ cao của âm lớp 7?… Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu chi tiết về chủ đề vật lý 7 độ cao của âm qua bài viết dưới đây nhé!. 

Nội dung chính bài viết

Độ cao của âm là gì? Vật lý 7 độ cao của âm 

Khái niệm độ cao của âm là gì?

Độ cao của âm là gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người. Khi nghe âm thanh của các dụng cụ âm nhạc, ta thường thấy có độ trầm, bổng khác nhau. Người ta gọi đó là độ cao của âm. Vậy độ cao của âm là gì? Có thể hiểu, độ cao của âm là đặc trưng sinh lý được quyết định bởi đặc trưng vật lý của âm là tần số. Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số của âm thanh đó hay chính là phụ thuộc vào số dao động trong một giây của vật phát ra âm thanh.

Những yếu tố ảnh hưởng tới độ cao của âm

Qua chương trình vật lý 7 độ cao của âm chúng ta đều nhận thấy: Nếu độ to của âm phụ thuộc vào mức cường độ âm thì độ cao của âm phụ thuộc vào tần số. Độ dao động của vật phát ra âm thanh ảnh hưởng rất lớn tới độ cao của âm, qua đó phát ra âm trầm, âm bổng khác nhau. Cụ thể:  

  • Âm được phát ra càng cao (hay còn gọi là càng bổng) khi vật dao động nhanh và tần số dao động lớn
  • Âm phát ra càng thấp (hay gọi là càng trầm) khi vật dao động chậm và tần số dao động nhỏ

Khái niệm siêu âm và hạ âm

Như đã giải thích ở trên, độ cao của âm gắn liền với tần số. Cụ thể, tần số sẽ tỉ lệ thuận với độ cao của âm. Và nhắc tới độ cao của âm, sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua siêu âm và hạ âm. Hãy cùng tìm hiểu hai loại âm thanh này, để xem độ cao của âm ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe con người nhé.

Siêu âm là gì?

Siêu âm là loại âm có tần số (geq 20000Hz). Như chúng ta đã biết, tai con người nghe được âm thanh trong khoảng từ 20Hz đến 20000Hz. Ngoài khoảng này thì tai của con người sẽ không thể nghe được.

Vì thế mà hạ âm là loại âm thanh có tần số cao hơn tần số tối đa mà con người chúng ta có thể nghe. Nói cách khác, đây là loại âm con người không thể nghe được. Siêu âm thường được cá voi và cá heo sử dụng phổ biến để liên lạc với nhau.

Hạ âm là gì?

Hạ âm cũng là một loại âm thanh mà con người không nghe được. Tuy nhiên, khác với siêu âm, hạ âm lại có tần số nhỏ hơn 20Hz. Hạ âm thường được dùng để dự báo động đất hay khảo sát các tầng địa chất và ứng dụng trong y tế.

Tai con người chúng ta chỉ nghe được âm thanh trong khoảng 20 – 20000Hz. Ngoài khoảng tần số này chúng ta sẽ không thể nghe được. Thậm chí nếu âm thanh có độ cao quá to có thể ảnh hưởng không tốt đến tai.

vật lý 7 độ cao của âm và sự phụ thuộc độ cao của âm Độ cao của âm là gì? Kiến thức về vật lý 7 độ cao của âm

Một số bài tập về độ cao của âm lớp 7

Để hiểu hơn về độ cao của âm, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số bài tập về phần này nhé.

Bài 11.7 (SBT – 26)

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu bài 7 thuộc sách bài tập bài 11 độ cao của âm lớp 7.

Đề bài: Khi bay, nhiều con vật sẽ vỗ cánh và phát ra âm thanh.

  1. a) Con muỗi thường phát ra âm cao hơn con ong đất. Trong hai côn trùng này, con nào vỗ cánh nhiều hơn?
  2. b) Tại sao chúng ta không nghe được âm do cánh của con chim khi bay tạo ra?

Trả lời:

a, Như đã biết, độ cao của âm tỉ lệ thuận với tần số. Vậy con muỗi phát ra âm cao hơn con ong, chứng tỏ tần số hay còn gọi là số dao động diễn ra trong 1s của con muỗi nhiều hơn con ong. Suy ra con muỗi sẽ vỗ cánh nhiều hơn con ong.

b, tai con người chỉ nghe được âm thanh trong khoảng 20 – 20000Hz, vậy chúng ta không nghe được âm thanh do cánh chim tạo ra do tần số của cánh chim nhỏ hơn 20Hz.

vật lý 7 độ cao của âm và hình ảnh minh họa Độ cao của âm là gì? Kiến thức về vật lý 7 độ cao của âm

Bài 5 (SGK – 33)

Đề bài: Một vật khi dao động phát ra âm có tần số 50Hz, vật khác khi dao động lại phát ra âm có tần số 70 Hz. Vật nào dao động nhanh hơn ? Vật nào phát ra âm thấp hơn? Thông qua chương trình vật lý 7 độ cao của âm hãy trả lời câu hỏi trên

Trả lời:

  • Tần số là số dao động thực hiện được trong 1s, vậy vật có tần số 50Hz tức là trong 1s, vật đó dao động được 50 lần, và vật có tần số 70Hz, trong một giây vật dao động 70 lần. Suy ra vật có tần số 70hz dao động nhanh hơn.
  • Độ cao của âm và tần số tỉ lệ thuận với nhau. Nên ta có thể dễ dàng kết luận vật phát ra âm có tần số 50Hz có âm thấp hơn.

Hy vọng qua 2 ví dụ trong bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về độ cao của âm và mối quan hệ giữa độ cao của âm và tần số. Đây là một phần kiến thức quan trọng của vật lý 7 và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, vì thế nhất định bạn không thể bỏ qua phần kiến thức này nhé. Nếu có đóng góp gì cho bài viết hay còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đên bài viết vật lý 7 độ cao của âm thì hãy để lại nhận xét bên dưới để cùng trao đổi thêm nhé!

Xem chi tiết:

Xem thêm >>> Định luật Jun-len-xơ là gì? Hệ thức và Ứng dụng định luật Jun-len-xơ

See more articles in the category: wiki
READ  Thúy Nga là ai? Tiểu sử, sự nghiệp về nữ diễn viên hài

Leave a Reply