Một số lưu ý trong khi sử dụng và bảo quản Máy ảnh
1- Lưu ý khi sử dụng:
- Nạp pin ngay khi hết, không để pin bị "đói" gây chai pin nhanh chóng. Nạp đúng cách: 2 lần đầu để nguyên trong điện nguồn từ 10-12 giờ cho đầy triệt để. Các lần sau nạp theo thời gian gợi ý của hãng.
- Sau mỗi 2 tháng phải lặp lại qui trình để làm "tươi" pin
- Chỉ bỏ Pin, Thẻ nhớ, Ống kinh khi đã tắt nguồn.
- Nếu lens có chống rung cần tắt chống rung trước khi tắt máy, cất lens.
- Không tham gia hiệu chỉnh vào những tính năng chưa biết rõ.
- Thật lưu ý và tìm hiểu kĩ về bù trừ sáng và cân bằng trắng vì đây là hai yếu tố cần thiết cho chất lượng file ảnh.
- Sử dụng hợp lí các ứng dụng: dung lượng file (cỡ ảnh), độ nhạy sáng, các ứng dụng tiện ích cho máy (bù trừ sáng, bù trừ đèn, các hiệu ứng, các chế độ tối ưu hoá hình ảnh...)
- Hạn chế dùng usb kết nối máy tính vì các máy tình bàn thường có nguồn không tiêu chuẩn sẽ dễ gây những "shock" điện cho máy.
Kẻ thù của máy ảnh là ẩm độ và nhiệt độ cao
Kẻ thù của ống kính là ẩm độ cao, nhiệt độ cao và nấm mốc
2- Lưu ý trong bảo quản:
- Chống ấm tốt cho máy là yêu tố quan trọng kéo dài tuổi thọ các linh kiện điện tử cho máy: Dùng các thiết bị chống ẩm, hút ẩm cần có đồng hồ ẩm kế đi kèm để kiểm soát độ ẩm. Lưu ý nhất là mùa Xuân muà Hè ở miền Bắc nước ta.
- Giữ máy sạch sẽ và lau chùi thường xuyên không để bụi bám.
- Dùng các thiết bị ngoại vi tiêu chuẩn: thẻ nhớ, đầu đọc thẻ, dây usb.
- Tránh dằn sóc khidi chuyển, có ngăn đựng riêng cho các phụ kiện tránh và chạm, trầy sướt.
- Với những máy dùng trong phòng chụp nên có lót êm khi đặt máy trên sàn nhà, sàn phòng chụp.
- Thường xuyên vệ sinh máy bằng vải mềm, khăn sạch, tránh bụi vào ngăn gương làm bụi bẩn sensor (ccd/cmos).
- Kiểm tra máy định kì: lau filter, cảm biến, ống kính, gương, ổ đọc thẻ, cơ phận máy, dây đeo, pin, sạc, thẻ nhớ...
Một số chú ý bảo quản ống kính
(bài viết của Giang Duy Đạt chia sẻ tại vuidulich.vn)
- Nhất thiết dùng filter bảo vệ cho lens, dùng loại tốt để tránh những ảnh hưởng xấu cho hình ảnh. Đặc biệt là những ống góc rộng, siêu rộng (dưới 24mm với FF và dưới 16mm với crop). - Cần bảo quản chống ẩm cho lens tốt. Độ ẩm lí tưởng cho máy, lens là 45%. - Đèn đỏ 5-25w có tác dụng chống nấm mốc phát sinh. Nếu có thể nên dùng đèn này. - Tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ gây ngưng hơi nước trong máy, lens (như đi từ phòng điều hòa hay xe hơi ra ngoài). Không nên mở túi ra ngay khi thay đổi ở môi trường này. - Những vùng thời tiết xấu, nhiều sương mù hạn chế mang máy ảnh tới. - Những ngày độ ẩm không khí cao gần bão hòa (mùa nồm, ẩm ở miền Bắc) hạn chế dùng máy, lens. - Những lens có cấu tạo phức tạp (có mạch AF, motor...) rất thận trọng tránh để mốc và chọn thợ rất giỏi để chùi vì rủi ro về lắp ráp sai, gây lệch nét do nghiêng hay sai mặt kính... - Khi mốc nhẹ ở xung quanh lens chưa nhiều nên bảo quản tốt và chưa nên lau ngay, sau >6th mới lau. Tránh để thời gian lâu quá sẽ làm nấm mốc bám sâu vào lớp tráng (coating).
- Không nên cố tháo hood, filter hay vặn khi lens bị kẹt zoom, kẹt motor. - Với những lens đời cũ, những lens cấu tạo đơn giản ko có motor hay lens fix giá trị thấp thì cũng không quá lo ngại việc lau chùi. - Với những ống kính có kết cấu nhẹ, thân vỏ plastic nên cẩn thận khi tháo lắp, tránh dằn sóc khi di chuyển...
Các lens dễ sai focus sau khi lau trên thực tế là: AFs24-70mm/2.8G, AFs24-120mmVR, AF24-120mm, AF28-105mm, AFs70-300mmVR, EFs17-55mmIS, EFs18-200mmIS, EFs70-300mmIS...
Thân mến: Giang Duy Đạt.
Đúng như ý kiến của một số bác, sau khi lens đã tháo mở thì giá trị thương mại giảm kha khá, nhất là với một số lens cấu tạo phức tạp như EFs của Canon và AFs của Nikon, nhất là lens 2 khẩu và thân lens bằng plastic. Chất lượng của lens giảm nhiều hay ít tùy vào cách lau và hiện trạng vết mốc trước đó. Khuyến cáo là không dùng dung dịch xịt trực tiếp lên kính, chỉ nên thấm vào bông gòn, khăn lau, giấy lau (bản thân bông cũng có thể bị sướt nếu khô và chùi mạnh). Hơn nữa, nhiều khi cũng còn hên xui vì làm thủ công thì tùy thuộc vào trạng thái, tinh thần người thợ. Những lens cấu tạo phức tạp và giá trị cao nếu tình trạng mốc nhiều nên dùng dịch vụ chính hãng vì hãng có phần mềm kiểm tra, cân chỉnh lại focus sau khi lau. Tuy nhiên giá thành nhiều khi chiếm >10% giá trị lens.