Or you want a quick look: DISC là gì?
DISC là một mô hình ưu việt để đánh giá tiềm năng của con người trong những vai trò công việc nhất định. Vậy DISC là gì? Và DISC có thật sự hữu ích? BachkhoaWiki sẽ giải đáp ngay dưới đây.
DISC là gì?
Trắc nghiệm tính cách DISC là một công cụ xác định tính cách của người đối diện thông qua hành vi của họ trong một tình huống thực tế hay hệ thống câu hỏi cụ thể. Điều này giúp bạn có thể nắm bắt sở thích, suy nghĩ và xu hướng hành vi của người đó, từ biết được họ thuộc nhóm tính cách nào để giao tiếp linh hoạt, đạt hiệu quả cao.
Nói một cách đơn giản, DISC là từ viết tắt của 4 từ tiếng Anh như sau: Dominance – Influence – Steadiness – Compliance. Hay dịch đơn giản sang tiếng Việt 4 từ này như sau: Sự thống trị, ảnh hưởng, bền vững và tuân thủ.
Trắc nghiệm DISC được xây dựng dựa trên lý thuyết DISC của nhà tâm lý học William Moulton Marston – một luật sư và một nhà tâm lý học. Người làm bài đánh giá sẽ hoàn thành một bảng câu hỏi bao gồm từ 24 đến 28 câu. Mỗi câu hỏi bao gồm 4 tính từ được trích ra từ nghiên cứu ban đầu của Marston.
Đây là một trong những công cụ hữu ích nhất được các công ty và tổ chức sử dụng hiện nay để đánh giá tính cách ứng viên từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho từng vị trí của công ty.
Làm trắc nghiệm DISC tại đây
Nguồn gốc của DISC
Trắc nghiệm DISC được tạo ra dựa trên lý thuyết DISC của nhà tâm lý học William Moulton Marston (Charles Moulton). Marston là một luật sư và một nhà tâm lý học. Ông được đào tạo tại Đại học Harvard, tốt nghiệp hạng Phi Beta Kappa và nhận bằng cử nhân vào năm 1915, bằng cử nhân luật LLB năm 1918 và bằng Tiến sĩ Tâm lý năm 1921.
Ngoài việc là tác giả của sách của nhiều sách self-help, ông cùng với vợ mình, Elizabeth Holloway Marston, còn truyền cảm hứng cho việc sáng tạo ra nhân vật Wonder Woman. Đóng góp lớn nhất của Marston đối với tâm lý học là việc đưa ra bộ nhận diện về cảm giác và hành vi của những group tính cách nổi bật nhất.
Một khi tiến hành nghiên cứu về cảm xúc của con người, Marston đưa ra những phát hiện của mình trong cuốn sách năm 1928 với cái tên Emotions of Normal People, trong đó ông giải thích rằng mọi người thể hiện cảm xúc của họ thông qua bốn loại hành vi: Thống trị (D), liên quan (I), Kiên định (S), và Tuân thủ (C).
Ông lập luận rằng các kiểu hành vi này đến từ ý thức của con người về bản thân và sự tương tác của họ với môi trường xung quanh. Marston còn đưa rõ ra hai chiều hướng ảnh hưởng đến hành vi cảm giác của con người. Thứ nhất là việc liệu một người nhận nhận biết môi trường của mình là tốt đẹp hay không thuận lợi. Thứ 2 là liệu một người có nhận thức là mình có quyền làm chủ hay thiếu làm chủ đối với môi trường của mình hay không.
Cho dù Marston đóng góp vào việc làm ra trắc nghiệm DISC, ông không phải là người chính thức tạo ra bài trắc nghiệm này. Năm 1956, Walter Clarke, một nhà tâm lý học, đã tạo ra trắc nghiệm DISC dựa trên lý thuyết mô hình DISC của Marston.
Ông đã làm việc này bằng việc đưa ra bảng Activity Vector Analysis – một danh sách các tính từ được đưa ra để đòi hỏi mọi người chỉ những từ nào miêu tả chuẩn xác nhất về bản thân họ. Đánh giá này xuất hiện lần đầu nhằm đem vào sử dụng trong trường hợp các công ty cần hỗ trợ trong việc chọn lựa nhân sự có trình độ.
Cách đọc biểu đồ trắc nghiệm DISC
Việc đọc biểu đồ DISC cũng dựa trên sự phân tích từ bài kiểm tra tính cách DISC thành 3 nhóm biểu đồ trên. Cụ thể các biểu đồ nội, ngoại và biểu đồ phân tích trên sẽ phân chia thành 2 cặp đối lập nhau dựa trên các nhóm tính cách D, I, S và C:
Hướng nội >< Hướng ngoại
Kết quả quan tâm tới con người >< kết quả hoàn thành
Bước 1: Xác định tiêu chí đầu tiên – Chủ động / Bị động
Hãy để ý xem đối tượng là người chủ động nói lên ý kiến của mình hay phải đợi ta hỏi mới bắt đầu nói. Hoặc trong câu chuyện, liệu người đó chủ động dẫn dắt câu chuyện hay chỉ trả lời ngắn gọn rồi thôi. Không chỉ việc nói chuyện, bạn có thể nên để ý tốc độ và độ chủ động của những công việc khác mà đối tượng làm để từ đó phán đoán.
Bước 2: Xác định tiêu chí thứ hai – Hướng về công việc / Hướng về con người
Những người có kiến thức chuyên môn tốt, có khả năng phân tích dữ liệu cứng nhắc một cách hợp lý là điển hình của người có thiên hướng về công việc.
Ngược lại, người có thiên hướng về con người lại thường có tính cách hài hòa, trang nhã, rất dễ gần khi tiếp xúc. Họ không quá giỏi trong việc phân tích sổ sách hay đưa ra những quyết định quan trọng nhưng bù lại rất quan tâm đến suy nghĩ người khác.
Bạn hoàn toàn có thể đặt ra tình huống và xem liệu người này có bị cảm xúc chi phối quá nhiều khi quyết định không.
Bước 3: Ghép kết quả của 2 bước trên
Sau khi đã kiểm tra và có được kết quả, giờ là lúc bạn ghép chúng lại và đoán xem người đối diện thuộc tính cách gì. Sau đây là 4 nhóm kết quả bạn sẽ nhận được sau khi phân tích:
- Nhóm 1: Chủ động + Hướng tới công việc: Đây là dấu hiệu chủ đạo của nhóm D – Người thủ lĩnh.
- Nhóm 2: Chủ động + Hướng tới con người: Đây là dấu hiệu chủ đạo của nhóm I – Người tạo ảnh hưởng.
- Nhóm 3: Bị động + Hướng tới con người: Đây là dấu hiệu chủ đạo của nhóm S – Người kiên định.
- Nhóm 4: Bị động + Hướng tới công việc: Đây là dấu hiệu chủ đạo của nhóm C – Người kỷ luật.
4 nhóm hành vi của DISC
Nhóm người thống trị (Dominance)
Những người thuộc nhóm tính cách D thường có khả năng lãnh đạo, giải quyết vấn đề và thiếu tính kiên nhẫn. Đặc biệt nổi trội ở khả năng tự giác và kiểm soát công việc, gây ấn tượng tốt. Đây là nhóm tính cách đặc trưng thường thấy ở những người lãnh đạo.
Nhóm người này có những đặc điểm nổi bật như quyết đoán, mạnh mẽ, tự tin, khả năng tập trung cao độ, thích cạnh tranh, một chút hiếu chiến, năng nổ, và họ là người quan tâm kết quả hơn quá trình.
Khi giao tiếp những người thuộc nhóm D, bạn nên giải thích ngắn gọn, không lặp lại, không lòng vòng, cho họ thấy mục đích sau cùng và hướng đến các giải pháp thay vì vấn đề.
Nhóm người tạo ảnh hưởng (Influence)
Những người thuộc nhóm I thường có lợi thế về giọng nói, có khả năng thuyết phục người khác vô cùng xuất sắc. Phong cách làm việc của họ luôn thể hiện sự hợp tác và nhiệt tình. Những người Tạo ảnh hưởng thường được thúc đẩy bởi sự công nhận xã hội yêu thích các hoạt động nhóm và phát triển các mối quan hệ.
Đa phần những người này thường nhiệt tình, ấm áp và vô cùng lạc quan. Tuy nhiên, họ lại có một nhược điểm đó là bốc đồng, thiếu tập trung và dễ xúc động. Họ sẽ gặp khó khăn khi bị kiểm soát, bắt buộc phải tập trung trong thời gian dài và khi cần nói chuyện trực tiếp, thẳng thắn.
Khi giao tiếp với những người thuộc nhóm I, bạn nên tập trung vào các mặt tích cực, không làm gián đoạn mạch chuyện, bỏ qua những chi tiết không cần thiết và chia sẻ nhiều kinh nghiệm cá nhân. Còn trong công việc, để cộng tác hiệu quả với người nhóm I, bạn cần xây dựng được mối quan hệ tốt với họ.
Nhóm người kiên định (Steadiness)
Đặc trưng trong tính cách của nhóm S là bình tĩnh, kiên nhẫn, ổn định và chín chắn. Người thuộc nhóm này không thuộc tuýp nói nhiều nhưng luôn nói những điều rất chắc chắn, ít khi sai lầm.
Họ đề cao sự hợp tác, trung thành, tin cậy và tính bảo mật. Họ thường tìm động lực thúc đẩy từ sự cộng tác, phối hợp, đánh giá chân thành và hướng đến duy trì sự cân bằng. Bên cạnh đó, họ cũng rất khoan dung, chu đáo, ấm áp, tạo cảm giác thoải mái cho người đối diện.
Tuy nhiên, bởi vì tâm lý cẩn thận nên nhóm S không muốn gặp rủi ro trong bất cứ chuyện gì. Do đó có phần dè dặt nhưng đây là nhóm người đáng tin cậy.
Nhóm người tuân thủ (Compliance)
Chính xác, bình tĩnh, cầu toàn, cẩn trọng chắc chắn sẽ là những từ dùng để miêu tả những người thuộc nhóm C. Đây là nhóm người luôn làm việc theo nguyên tắc và có tính cẩn trọng cao. Tất cả mọi chuyện trong công việc cũng như cuộc sống đều được sắp xếp có tính chỉn chu và logic cao.
Tuy nhiên, các cá nhân thuộc nhóm tuân thủ sẽ gặp khó khăn khi phải thỏa hiệp vì lợi ích của đội nhóm, buông bỏ và giao lại nhiệm vụ hoặc trong tình huống phải đưa ra quyết định nhanh chóng. Với đặc trưng tính cách dè dặt và yên tĩnh, người nhóm C cần phải nỗ lực hơn nữa để hòa nhập với các sự kiện xã hội.
12 nhóm tính cách DISC kết hợp
Ngoài 4 nhóm hành vi như đã nêu ở trên, bạn cũng có thể cụ thể hơn bằng cách xác định những đặc điểm nào biểu hiện rõ nhất trong hành vi của bạn thông qua 12 loại kết hợp nhóm tính cách dưới đây:
- Người thách thức (DC)
Những người thuộc nhóm này không thích gây rối. Những người có sự kết hợp này được thúc đẩy, thích hoàn thành công việc và quyết đoán. Mặc dù đôi khi họ cũng được xem là vô cảm, lãnh đạm hoặc xa cách. Đó là vì họ cảm thấy thoải mái nhất ở vị trí thống lĩnh, dẫn dắt đội nhóm hoặc là một giọng nói có sức ảnh hưởng.
- Người chiến thắng (D)
Đúng như cái tên Người chiến thắng, những người nhóm D thường là kiểu người thống trị, người đưa ra quyết định từ ban đầu, luôn tập trung và truyền cảm hứng cho mọi người. Họ có thể là một người lãnh đạo xuất sắc luôn đề cao kết quả hơn quá trình.
- Người tìm kiếm (DI)
Người tìm kiếm thường là những người tiên phong, thích tìm tòi học hỏi để đi đến thành công. Khó khăn đối với họ chỉ đơn giản là động lực để bước tiếp trên con đường sự nghiệp. Khi làm việc với những người tìm kiếm bạn sẽ luôn cảm thấy thoải mái với những ý tưởng đặc biệt mà họ đưa ra.
- Người chấp nhận rủi ro (ID)
Những người thuộc nhóm này luôn tràn đầy những ý tưởng mới và thích tạo ra những bước nhảy vọt táo bạo để tiến về phía trước. Họ có thể ít tìm kiếm một vị trí quyền lực, điều đó có nghĩa là họ sẽ khám phá những ý tưởng đó trong số các cấp bậc của họ ở mức cơ bản.
- Người nhiệt tình (I)
Đây chắc hẳn chính là mẫu người mà mọi người đều yêu thích. Họ là những người quan tâm nhiều đến các thực thể tồn tại trong thực tế hơn là các suy nghĩ, hay cảm xúc bên trong. Làm việc với người nhóm này có thể giúp bạn luôn vui vẻ và tràn đầy năng lượng sau những công việc căng thẳng.
Tuýp người này luôn sẵn sàng lắng nghe và đồng cảm với các đồng nghiệp của mình. Sự nhiệt tình của họ thể hiện thông qua sự hỗ trợ về tình cảm và nghề nghiệp cho người khác. Họ tự tin, nhận thức và dễ gần, và làm việc tại trung tâm xã hội của đội nhóm.
- Người cộng tác (SI)
Người cộng tác luôn biết cách lắng nghe và chia sẻ cùng người khác. Họ chính là người kết nối mọi người lại với nhau và luôn là lựa chọn ưu tiên để cộng tác cùng với mọi người.
Đây là người bạn có thể hoàn toàn tin tưởng khi chia sẻ tâm sự của bản thân. Người hòa giải thường có khả năng giao tiếp tốt biết cách đem ra những lời khuyên hữu ích để kết nối mọi người thu hẹp khoảng cách giữa cấp quản lý và lực lượng lao động.
Kỹ thuật viên không nhất thiết phải giỏi về công nghệ, mặc dù họ rất logic và hiểu được các hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp.
- Người làm nền tảng (CS)
Đây chính là tuýp người đáng tin cậy. Họ là người có thể tránh được xung đột nhưng luôn thực hiện theo nguyên tắc không bao giờ trốn tránh trách nhiệm của mình.
Nhà phân tích luôn chú ý đến những chi tiết nhỏ và có thể dành toàn bộ thời gian của họ để phân tích khám phá ra một điều gì đó. Họ rất logic nhưng lại có phần kém hơn về giao tiếp.
- Người cầu toàn (CD)
Đúng với cái tên người cầu toàn, họ là những người quan tâm đến kết quả hơn tất cả, luôn quyết đoán đưa ra ý kiến của mình một cách chính xác và nhanh chóng. Người cầu toàn có định hướng khá chi tiết và cầu kỳ trong công việc, xem thành công như một chân lý để họ bước tiếp.
Ứng dụng của DISC trong công việc và cuộc sống
Ứng dụng trong công việc của trắc nghiệm DISC là gì?
Trong quản trị nhân sự
DISC là một công cụ hữu ích nhưng để ứng dụng được trơn tru trong vận hành doanh nghiệp, các nhà quản lý cần thời gian luyện tập, trau dồi không hề ít. Thực chất, để ứng dụng DISC không phải khó, bạn chỉ cần một chút tinh tế và kinh nghiệm để hiểu hết các dấu hiệu kèm theo cách xử trí với từng loại người.
Mỗi nhóm tính cách lại mang trong mình một điểm mạnh, điểm yếu, thiên hướng cũng như thói quen khác nhau. Từ đó, nó ảnh hưởng đến cách làm việc, ứng xử và hợp tác. Dưới đây là một vài lời khuyên trong khi làm việc với từng nhóm tính cách:
- Người nhóm D phù hợp với các vị trí lãnh đạo hoặc trưởng nhóm, nếu là nhân viên sẽ phù hợp với bộ phận bán hàng/mua hàng của công ty.
- Người nhóm I phù hợp với các vị trí đòi hỏi sự sáng tạo nên hợp với phòng ban Marketing hoặc truyền thông, sự kiện.
- Người nhóm S phù hợp phòng ban Nhân sự khi người nhóm này rất điềm đạm, hòa đồng và dễ được nhiều người yêu quý, tôn trọng.
- Người nhóm C phù hợp các công việc kỹ thuật như phòng IT, phòng phân tích dữ liệu.
Trong quản lý và phát triển năng lực cá nhân
DISC là một công cụ vô cùng tốt để bạn có thể xác định, định hướng và phát triển bản thân mình. Khi thực hiện bài test bạn sẽ biết được mình thuộc nhóm tính cách nào, từ đó xác định điểm mạnh điểm yếu cho bản thân. Khắc phục điểm yếu, lưu giữ điểm mạnh để phát triển năng lực bản thân một cách triệt để nhất.
Dưới đây là điểm yếu của 4 nhóm tính cách mà bạn có thể tham khảo để phát triển bản thân mình ngày một tốt hơn:
Nhóm D:
- Thiếu sự quan tâm đến những người xung quanh
- Khó lắng nghe ý kiến của người khác
- Thiếu kiên nhẫn
- Tâm lý hơn/thua
Nhóm I:
- Nói nhiều
- Bốc đồng, dễ tạo ra xích mích
- Ra quyết định dựa trên cảm xúc
- Thiếu sự quan tâm đến kết quả công việc
- Thiếu tổ chức
Nhóm C:
- Nhạy cảm với những lời chỉ trích
- Khó khăn trong việc thiết lập sự ưu tiên
- Thiếu quyết đoán, không có tầm nhìn xa
- Sợ thay đổi
- Mất nhiều thời gian để thích nghi với môi trường mới
Nhóm S:
- Khó khăn trong giao tiếp, diễn đạt
- Khó khăn trong việc ra quyết định
- Khó khăn khi tiếp xúc với đám đông
Ứng dụng trong cuộc sống của trắc nghiệm DISC là gì?
Bạn có thể áp dụng một số điều dưới đây để có thể giao tiếp với các nhóm một cách có hiệu quả nhất:
Giao tiếp với nhóm D
- Đừng lan man hoặc lãng phí thời gian của họ.
- Tiếp tục làm nhiệm vụ của mình
- Hãy rõ ràng, cụ thể và đi thẳng vào vấn đề.
- Đừng cố gắng xây dựng các mối quan hệ cá nhân hoặc nói chuyện phiếm.
- Hãy chuẩn bị với tất cả các mục tiêu và yêu cầu một cách có tổ chức.
- Trình bày vấn đề một cách logic; lập kế hoạch trình bày một cách hiệu quả.
- Cung cấp các lựa chọn và giải pháp thay thế để họ có thể tự đưa ra quyết định.
- Nếu bạn không đồng ý với ý kiến của họ, hãy tập trung vào sự thực chứ không phải chỉ trích
Giao tiếp với nhóm I
- Nói và hỏi về ý tưởng và mục tiêu của họ.
- Lập kế hoạch tương tác và hỗ trợ các mục tiêu và ý tưởng của họ.
- Dành thời gian cho việc liên kết và giao tiếp xã hội.
- Đừng hướng đến sự thực, số liệu và lựa chọn thay thế.
- Giúp họ trở nên có tổ chức và chi tiết trong các văn bản.
- Đừng bắt họ lựa chọn.
- Cung cấp ý tưởng để thực hiện.
- Cung cấp lời chứng thực từ những người mà họ thấy là quan trọng hoặc nổi bật.
- Khích lệ sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro của họ.
Giao tiếp với nhóm C
- Thể hiện sự quan tâm chân thành đối với họ như mọi người.
- Thu hút các mục tiêu cá nhân và mối ngăn trở chóng của họ.
- Đừng buộc họ phải trả lời nhanh.
- Trình bày trường hợp của bạn một cách hợp lý, đừng đe dọa hoặc dài dòng.
- Xua tan bầu không khí bối rối với những câu hỏi cá nhân.
- Đặt câu hỏi cụ thể (Làm thế nào?)
- Đừng ngắt lời khi họ nói, lắng nghe một cách cẩn thận.
- Quan tâm đến cảm giác cá nhân của họ nếu tình huống có tác động đáng kể.
Giao tiếp với nhóm S
- Hãy thẳng thắn và trực tiếp.
- Hãy nhận thấy rằng họ có thể không thoải mái khi giao tiếp trong 1 nhóm lớn.
- Hỏi họ xem họ có nhận thấy vấn đề giống như bạn không.
- Cung cấp cho họ thông tin và thời gian họ cần để đưa ra quyết định.
- Đừng quá trịnh trọng, sơ sài, hoặc quá cá nhân.
- Xây dựng uy tín bằng cách xem xét từng khía cạnh của vấn đề.
- Đừng buộc họ đưa ra một quyết định nhanh chóng.
- Hãy rõ ràng về những kỳ vọng và deadline.
- Nếu bạn không đồng ý với họ, hãy chứng minh bằng dữ liệu và sự thực hoặc lời chứng thực từ các nguồn đáng tin cậy.
Xem thêm:
Toàn bộ thông tin liên quan về mô hình DISC đã được BachkhoaWiki cập nhật đầy đủ trong bài viết trên đây. Hy vọng qua bài viết này câu hỏi DISC là gì sẽ không còn là vướng mắc của bạn.