Điều kiện tự nhiên và các trung tâm kinh tế của Đồng bằng sông Hồng

Or you want a quick look:

Đồng bằng sông Hồng là một vùng nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, phát triển nhanh nhất cả nước. Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu rõ hơn về các đặc điểm của vùng đồng bằng sông Hồng và tốc độ phát triển mọi mặt tại nơi đây.

Nội dung chính bài viết

Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ của đồng bằng sống Hồng

Đồng bằng sông Hồng có diện tích 15.000 km2, chiếm 4,5% diện tích cả nước. Khu vực này bao gồm 10 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình.

  • Phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • Phía Tây giáp Tây Bắc.
  • Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ.
  • Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

Có thể thấy, vị trí địa lý tại đồng bằng sông Hồng thuận lợi cho lưu thông, trao đổi với các vùng khác và thế giới.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của đồng bằng sông Hồng

  • Tài nguyên quý nhất là đất phù sa sông Hồng.
  • Các tài nguyên khác bao gồm: các mỏ đá, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên…
  • Ngoài ra, nơi đây còn phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản ở vịnh Bắc Bộ, phát triển du lịch.

Tình hình phát triển kinh tế của đồng bằng sống Hồng

Ngành công nghiệp

Ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kỳ đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

  • Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng.
  • Các ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng là: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí.
  • Sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng là máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng như: vải, đồ sứ dân dụng, quần áo, hàng dệt kim, giấy viết, thuốc chữa bệnh…

tình hình phát triển kinh tế đồng bằng sông hồng Điều kiện tự nhiên và các trung tâm kinh tế của Đồng bằng sông Hồng

Ngành nông nghiệp

Về diện tích và tổng sản lượng lương thực, Đồng bằng sông Hồng chỉ đứng sau Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng là vùng có trình độ thâm canh cao.

Hầu hết các tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng đều phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn như các cây ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, cà chua và trồng hoa xen canh. Vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương.

Đồng bằng sông Hồng là vùng tiên phong đột phá chiến lược:

  • Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
  • Ưu tiên phát triển công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin.
  • Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, làm động lực để phát triển kinh tế – xã hội của vùng. Kết hợp chặt chẽ đầu tư kết cấu hạ tầng thủy lợi với giao thông, phát triển mạng lưới đô thị và điểm dân cư nông thôn.

Đặc điểm dân cư – xã hội của đồng bằng sông Hồng

  • Dân số của đồng bằng sông Hồng vào khoảng > 22 triệu người (2016), chiếm > 23% dân số cả nước. Đa số dân cư là người Kinh, một bộ phận nhỏ thuộc Ba Vì (Hà Nội) và Nho Quan (Ninh Bình) có thêm dân tộc Mường.
  • Đồng bằng sông Hồng là nơi dân cư đông đúc nhất cả nước nên có lợi thế: có nguồn lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao. Tạo ra thị trường có sức mua lớn.
  • Có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước.
  • Có một số đô thị hình thành từ lâu đời.
  • Đời sống dân cư còn nhiều khó khăn do cơ cấu kinh tế dịch chuyển chậm và dân số quá đông, mặc dù có sự đầu tư nhiều của Nhà nước và nước ngoài.
  • Có lịch sử khai phá lâu đời, là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống… với 2 trung tâm kinh tế – xã hội là Hà Nội và Hải Phòng.

đặc điểm dân cư đồng bằng sông hồng Điều kiện tự nhiên và các trung tâm kinh tế của Đồng bằng sông Hồng

Các trung tâm kinh tế và ngành trọng điểm của đồng bằng sông Hồng

Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế lớn nhất.

Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long tạo thành tam giác kinh tế trọng điểm ở Bắc Bộ.

Công nghiệp

  • Công nghiệp hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Hồng. Giá trị sản xuất tăng mạnh qua các năm.
  • Các ngành công nghiệp trọng điểm như: chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí.
  • Sản phẩm quan trọng như: máy công cụ, động cơ điện, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng.

Nông nghiệp

  • Trồng trọt: cây lúa là cây lương thực được trồng chính ở Đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra còn có một số cây ưa lạnh như: ngô đồng, khoai tây, su hào, bắp cải…
  • Chăn nuôi: Chăn nuôi heo là chủ yếu, chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy sản đang phát triển.

Dịch vụ

Có nhiều khu du lịch, địa danh hấp dẫn như: chùa Hương, Cát Bà, Đồ Sơn… Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển mạnh. Hoạt động dịch vụ sôi động.

các trung tâm kinh tế và ngành trọng điểm của đồng bằng sông Hồng Điều kiện tự nhiên và các trung tâm kinh tế của Đồng bằng sông Hồng

Qua bài viết mà DINHNGHIA.COM.VN chia sẻ ở trên, có thể thấy đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng phát triển kinh tế – xã hội nhất nước ta. Chúc các bạn có những khoảnh khắc trải nghiệm vui vẻ về địa lý Việt Nam!

See more articles in the category: wiki
READ  Lte a là gì? Sự hình thành và Những tiện ích của Lte a

Leave a Reply