Năm 2021, thủ tục xin giấy phép mở nhà nghỉ cần những gì?

Or you want a quick look: Điều kiện kinh doanh hoạt động nhà nghỉ

Điều kiện kinh doanh hoạt động nhà nghỉ

Căn cứ khoản 5, 6 Điều 48 Luật Du lịch 2017, nhà nghỉ là cơ sở lưu trú du lịch bao gồm các loại hình sau:

- Nhà nghỉ du lịch;

- Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.

Căn cứ khoản 1 Điều 49 Luật Du lịch 2017, điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:

- Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

- Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

- Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Các điều kiện trên được quy định chi tiết như sau:

Điều kiện tối thiểu về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

Điều kiện về an ninh, trật tự

Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy

- Nhà nghỉ du lịch:

+ Có khu vực đón tiếp khách và phòng ngủ; có phòng tắm, phòng vệ sinh;

+ Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới;

+ Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.

- Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê:

+ Có khu vực lưu trú cho khách; có bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh;

READ  Kinh nghiệm du lịch Hà Giang tự túc 2021 | khám phá núi rừng hùng vỹ

+ Có giường, đệm hoặc chiếu; có chăn, gối, màn, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm hoặc chiếu; thay bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.

(theo Điều 26, 27 Nghị định 168/2017/NĐ-CP).

- Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Đối với người Việt Nam: Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

Xem chi tiết: Điều kiện về an ninh trật tự

- Có phương án bảo đảm an ninh, trật tự.

Xem chi tiết: Phương án đảm bảo an ninh, trật tự

(theo Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP).

- Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở;

- Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở;

- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy

...

Xem chi tiết: Điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy

(theo Điều 7 Nghị định 79/2014/NĐ-CP).

Như vậy, để kinh doanh nhà nghỉ cần phải có 03 loại giấy phép sau:

1. Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh;

2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.

READ  Khám phá vẻ đẹp đảo Hòn Bà - Thị xã LaGi, Bình Thuận | Blog Phượt

Xin giay phep mo nha nghiXin giấy phép mở nhà nghỉ (Ảnh minh hoạ)

Thủ tục đăng ký kinh doanh hoạt động nhà nghỉ

Bước 1: Thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh

Loại hình

Xem chi tiết

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Link

Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Link

Thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên

Link

Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Link

Thủ tục thành lập công ty hợp danh

Link

Thủ tục thành lập Hộ kinh doanh

Link

Bước 2: Xin giấy phép phòng cháy và chữa cháy

Xem chi tiết: Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

Bước 3: Xin giấy phép an ninh, trật tự

* Hồ sơ xin giấy phép an ninh, trật tự

* Trình tự, thủ tục xin giấy phép an ninh, trật tự

Căn cứ Điều 23 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, trình tự, thủ tục xin giấy phép an ninh, trật tự được quy định cụ thể như sau:

1. Nộp hồ sơ tại Công an cấp huyện nơi đặt cơ sở kinh doanh theo các hình thức sau:

- Nộp trực tiếp;

- Gửi qua cơ sở kinh doanh dịch vụ bưu chính;

- Nộp qua Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của Bộ Công an.

2. Giải quyết hồ sơ

3. Nhận kết quả

* Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

* Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 300.000 đồng (theo Thông tư 218/2016/TT-BTC).

Bước 4: Thông báo hoạt động nhà nghỉ

Mục đích thông báo hoạt động là để Sở Du lịch, Sở Văn hoá, Thể Thao và Du Lịch kiểm tra, giám sát điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch.

READ  Mua ô tô đi phượt chọn xe nào hợp nhất? - Review ô tô đi phượt mới nhất - Megateen - Kênh thông tin đa chiều về giới trẻ

* Hồ sơ thông báo

Theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, trước khi đi vào hoạt động, cơ sở lưu trú du lịch có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản tới Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi có cơ sở lưu trú du lịch về những nội dung sau:

- Tên, loại hình, quy mô cơ sở lưu trú du lịch;

- Địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch, thông tin về người đại diện theo pháp luật;

- Cam kết đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch quy định tại Điều 49 Luật Du lịch và Nghị định 168/2017/NĐ-CP.

Lưu ý: Trước khi đi vào hoạt động chậm nhất 15 ngày, cơ sở kinh doanh phải gửi thông báo.

* Trình tự các bước thực hiện

- Nộp thông báo

Cơ sở kinh doanh nộp thông báo tới Bộ phận một cửa hoặc trực tiếp Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi có cơ sở lưu trú du lịch.

- Tiến hành kiểm tra tại cơ sở

- Nhận kết quả

* Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc công tác kiểm tra.

* Phí, lệ phí: Miễn phí.

Như vậy, thủ tục xin giấy phép mở nhà nghỉ khá chặt chẽ. Cơ sở kinh doanh phải đáp ứng đồng thời điều kiện về: Kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch; điều kiện an ninh, trật tự; điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.

>> Mới: Hướng dẫn xin giấy phép phòng cháy chữa cháy 2021

See more articles in the category: Kinh nghiệm du lịch

Leave a Reply