Trên thực tế hiện nay mọi người dùng thường đánh giá hiện tượng điều hòa bị nhảy aptomat là do nguồn điện quá tải hoặc aptomat bị hỏng nhưng không hoàn toàn chính xác ạ, có thể do các bộ phận bên trong của điều hòa đang gặp sự cố. Vậy điều hòa bị nhảy điện là do đâu? Cách khắc phục như thế nào? Tất cả sẽ được điện máy Sharp giải thích nguyên nhân và cách khắc phục điều hòa bị nhảy aptomat chi tiết trong bài viết dưới đây. Nội dung bài viết Máy lạnh bị nhảy CB là bị sao? – Theo như các chuyên gia của điện máy Sharp cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng điều hòa bị nhảy aptomat như aptomat bị hỏng, điện yếu, rò điện hoặc thiết bị quá tải, dây điện nguồn bị hỏng, dây kết nối từ dàn lạnh ra dàn nóng bị đứt, quạt dàn nóng / dàn lạnh bị hỏng, tụ điều hòa bị chết, block bất thường. – Aptomat (Circuit Bkeaker) còn được gọi là cầu dao tổng, được viết tắt là CB. Nó có các chức năng như: ngắt mạch điện để bảo vệ an toàn khi điện quá tải, ngắn mạch, thấp áp… Đây là thiết bị điện đặc biệt quan trọng và được sử dụng rất phổ biến để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. Hướng dẫn cách khắc phục điều hòa bị nhảy aptomat tại nhà đúng cách – Nếu các bạn muốn xử lý hiện tượng trên triệt để 100% thì các bạn cần chuẩn bị dụng cụ như băng dính, aptomat, kéo, tua vít, đồng hồ, bút thử điện,..Sau đó kiểm tra theo từng nguyên nhân một cụ thể như sau: 1. Kiểm tra Aptomat – Đầu tiên, các bạn bật lại thêm 1 -2 lần nữa để xác định nguyên nhân chính xác là bị hỏng aptomat hay không nhé. Nếu tình trạng cứ bật điều hòa là nhảy aptomat ngay là không phải hỏng aptomat. Còn nếu bật lần thứ 2 hoặc thứ 3 mà điều hòa chạy được 5 – 10 mới nhảy aptomat hoặc 1 tiếng sau mới bị thì bạn nên thay thử aptomat trước.
– Ngoài ra, bạn kiểm tra lại công suất tiêu thụ điện của thiết bị có lớn hơn công suất của aptomat không. Nếu lớn hơn bạn mua aptomat công suất lớn hơn thiết bị về thay theo các bước sau: Bước 1: Mua aptomat mới phù hợp với công suất tiêu thụ của các thiết bị điện và bút thử điện ( hoặc tô vít). Bước 2: Tháo mặt ốp của aptomat cũ ra, nới lỏng ốc siết dây điện của đường cấp vào ( gồm pha lửa, pha mát) tháo ra. Tiếp theo nởi lỏng ốc siết dây điện của đường điện ra thiết bị ( gồm pha lửa, pha mát) tháo ra. Bước 3: Xác định hướng vị trí bật tắt ( hướng bật (on) về đầu ra của thiết bị, hướng tắt (off) về đầu cấp của nguồn điện cấp). Lắp dây điện của đường cấp vào hướng của ( off) gồm pha lửa, pha mát. Tiến hàng lắp tiếp dây điện của đường ra thiết bị hướng (on) gồm pha lửa, pha mát ( ký hiệu như: màu đỏ của dây điện là pha lửa, dây màu trắng là pha mát- lắp phải trùng nhau hoặc màu trắng của dây điện là pha lửa, màu đen của dây điện là pha mát) Bước 4: Lắp mặt ốp vào aptomat mới lắp là xong. Bật thử aptomat lên là được. 2. Kiểm tra nguồn điện – Nếu chỉ khi bật điều hòa aptomat mới bị nhảy thì khả năng cao là do tường điện nhà bạn quá tải. Bạn hãy kiểm tra xem trong khi sử dụng điều hòa, nhà bạn có dùng thêm những thiết bị tiêu thụ điện nhiều nào khác không như bình nóng lạnh, máy giặt, tủ lạnh … – Ngoài ra, khi điện yếu điều hòa chạy được khoảng 15 phút trở lên xong bị nhảy aptomat. Ở hiện tượng này bạn cần phải có một số dụng cụ sau để kiểm tra dùng đồng hồ đo điện xem điện gia đình bạn có đủ 200V hay không, điều hòa chạy ổn định nhất ở mức 210 V – 220V nhưng nếu điện áp thấp dưới 200V thì điều hòa chập điện nhảy aptomat sau một thời gian ngắn là chuyện bình thường. Xem ngay: hướng dẫn cách khắc phục điện yếu điều hòa không mát từ A- Z 3. Kiểm tra tụ điều hòa – Quạt dàn lạnh nóng chạy nhưng block không chạy, hoặc block chạy nhưng quạt không chạy. Có thể tụ điện bị chập nên khi nguồn điện cấp cho block thì sẽ bị dò điện ra ngoài dẫn tới nhảy aptomat. – Trong trường hợp này, các bạn chỉ cần thay thế tụ quạt mới chính hãng đúng với số mi của điều hòa. 4. Kiểm tra quạt dàn nóng/dàn lạnh -Hiện Tượng bật điều khiển vài giây nhảy aptomat : Có thể quạt dàn lạnh bị chập khi điện cấp cho quạt dàn lạnh thì nhảy aptomat. cách sử lý bạn nên gọi thợ hoặc nếu bạn tự tin làm thì thay thử quạt nhé. – Hiện tượng bật sau 3 phút nhảy aptomat: Có thể do quạt dàn nóng bị hỏng hoặc bị hỏng tụ quạt dàn nóng, để xác định hỏng tụ quạt hay bị chập ở quạt thì bạn cần biết cách kiểm tra quạt. 5. Kiểm tra máy nén – Điều hòa bật lần đầu nhảy aptomat luôn, bật lại lần 2 thì sau 3-5 phút, bật lần 3 thì sau 10 phút thì điều hòa chập diện nhảy aptomat có thể block đang gặp vấn đề như bị ăn dòng, dòng tăng từ từ sau khi vượt mức quy định thì aptomat sẽ tự nhảy để bảo vệ đường điện. Hoặc block bị kẹt cơ có tiếng kêu lạ khi không kích được lên dòng lên nhanh đột biến aptomat sẽ nhảy bảo vê. – Với hiện tượng hỏng block điều hòa thì bạn nên gọi thợ có tay nghề tới thay thế nhé. Block điều hòa là bộ phận quan trọng nhất giúp điều hòa làm lạnh nên khi block hỏng cũng dẫn đến điều hòa không vào điện. Khi điều hòa bị thừa hay thiếu gas và hoạt động quá tải sẽ dẫn đến hỏng block và cần thay thế. Đọc ngay: Nguyên nhân và cách khắc phục điều hòa bị rò gas tại nhà triệt để 100% Sau khi đọc xong bài viết của chúng tôi bạn có thể biết chính xác điều hòa nhảy CB là do đâu từ đó có thể khắc phục được tại nhà thành công. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách khắc phục dàn lạnh điều hòa bị đóng tuyết tại nhà chi tiết tại đây.Điều hòa bị nhảy Aptomat là bị sao? Cách khắc phục chỉ 5 phút
You are viewing the article: Điều hòa bị nhảy Aptomat là bị sao? Cách khắc phục chỉ 5 phút at Vuidulich.vn
See more articles in the category: Giáo dục