Điệp từ là gì? Điệp ngữ là gì? Tác dụng của phép điệp từ

Or you want a quick look:

Điệp từ là gì? Điệp ngữ là gì? Hình thức của điệp từ là gì? Làm thế nào để sử dụng điệp từ một cách có hiệu quả? Điệp ngữ, điệp từ là một bài học quan trong trong chương trình ngữ văn 7 giúp học sinh có thể nhận biết được tính nghệ thuật của biện pháp tu từ này trong văn chương. Để giúp các bạn hiểu hơn về bài học này, DINHNGHIA.COM.VN sẽ tổng quát những kiến thức liên quan đến biện pháp tu từ điệp ngữ qua bài viết dưới đây.

Nội dung chính bài viết

Điệp từ là gì? Điệp ngữ là gì?

Điệp từ hay còn được gọi là điệp ngữ là một biện pháp tu từ lặp lại một cụm từ, hoặc một từ nhằm nhấn mạnh biểu đạt, cảm xúc và ý nghĩa giúp làm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong câu. Như vậy, khái niệm điệp từ là gì trên đây đã giúp bạn hiểu rõ phần nào ý nghĩa của biện pháp tu từ này.

Hình thức của điệp từ

Không chỉ nắm được định nghĩa điệp từ là gì, các em học sinh cũng cần ghi nhớ về các hình thức của biện pháp tu từ này. Điệp từ bao gồm các dạng: điệp từ cách quãng, điệp từ nối tiếp, điệp từ chuyển tiếp (điệp từ vòng). Sự khác biệt giữa 3 hình thức điệp từ được cụ thể dưới đây:

Điệp từ cách quãng

Là việc lặp lại một cụm từ, mà theo đó các từ, cụm từ này cách quãng với nhau, không có sự liên tiếp

Ví dụ: điệp từ “nhớ”

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

Điệp từ nối tiếp

Là việc lặp đi lặp lại một từ, cụm từ có sự nối tiếp nhau

Ví dụ:

“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn.

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều”

=> Trong đoạn thơ trên từ “rất lâu” và “khăn xanh” được lặp lại liên tiếp, đây là điệp ngữ nối tiếp.

Điệp từ chuyển tiếp

Điệp từ chuyển tiếp còn được gọi là điệp từ vòng

Ví dụ:

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

=> Trong ví dụ trên, “thấy” và “ngàn dâu” là điệp ngữ chuyển tiếp.

Điệp từ là gì và các hình thức của điệp từ

Mục đích của điệp từ là gì?

Điệp từ là gì? Mục đích của điệp từ là gì? Điệp từ hay còn gọi là điệp ngữ là biện pháp tu từ được sử dụng rất nhiều trong văn chương. Vậy mục đích của biện pháp biện pháp điệp từ là gì?

Gợi hình ảnh

Ví dụ:

“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”

Điệp từ “dốc” giúp gợi nên hình ảnh đồi núi trập trùng, hiểm trở

Tạo sự nhấn mạnh

Ví dụ: Một đoạn thơ trong bài “Nhớ sao”:

“… Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

=> Từ “nhớ sao” được lập lại nhiều lần nhấn mạnh sự nhung của tác giả đối với những kỷ niệm xưa cũ

Tạo sự liệt kê

Ví dụ: Một đoạn thơ trong bài “Hạt gạo làng ta”

“Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát

Ngọt bùi đắng cay…”

=> Điệp từ “có” được lặp lại nhiều lần để liệt kê những kết tinh đẹp đẽ trong hạt gạo, qua đó thể hiện sự trân quý của tác giá đối với hạt gạo.

Giúp khẳng định

Ví dụ:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”

=> Trong ví dụ trên đây, tác giả đã sử dụng biện pháp lặp lại một cụm từ để khẳng định vẻ đẹp thuần túy của bông sen

Lưu ý về sử dụng điệp từ

Ngoài việc ghi nhớ về khái niệm và ý nghĩa của điệp từ là gì, bạn cũng cần nắm được những lưu ý khi sử dụng biện pháp tu từ này. Điệp từ là một biện pháp tu từ rất phổ biến, được sử dụng rất nhiều trong văn chương giúp khắc họa rõ nét hình ảnh, tình cảm mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm.

Khi sử dụng điệp từ phải xác định được mục đích sử dụng, chỉ sử dụng khi cần thiết và phải có lối diễn giải mạch lạc rõ ràng, tránh việc lạm dụng quá mức gây rườm rà cho bài văn.

Ví dụ: “Trường em có mái ngói đỏ. Trường em có lá cờ đỏ tung bay phấp phới giữa sân trường. Trường em có hàng cây phượng tỏa bóng mát. Trường em có những thảm cỏ xanh xanh cho chúng em. Trường em đã xây dựng lâu, trông trường em rất cổ kính và khi nhìn trường em, em lại có cảm giác gần gũi và bình yên. Em rất yêu trường em.”

=> Đối với ví dụ trên từ “trường em”, “chúng em”  được lặp đi lặp lại nhưng làm cho đoạn văn thêm lộn xộn, không có ý nghĩa tạo nên một điểm nhấn và mang lại cảm xúc cho đoạn văn. Các bạn làm bài cần tránh tình trạng này.

=> Có thể sửa lại đoạn văn trên như sau: Trường em có mái ngói đỏ tươi, lá cờ tung bay phấp phới giữa, có hàng cây phượng tỏa bóng mát, có những thảm cỏ xanh xanh cho chúng em đùa vui. Trường em xây dựng đã lâu nên trông nó rất cổ kính và khi nhìn vào, em có cảm giác rất gần gũi và bình yên. Em rất yêu ngôi trường này.

Như vậy, trong một bài văn, có thể kết hợp nhiều biện pháp tu từ khác nhau như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ… Các bạn cần chọn lọc về việc sử dụng các biện pháp tu từ cần thiết, không kết hợp quá nhiều biện pháp tu từ trong một đoạn khi bạn không đủ “chắc tay” để tạo điểm nhấn.

Luyện tập về điệp từ

Câu 1: (SGK Ngữ văn 7 tập 1 trang 153)

  1. a)      Các điệp ngữ trong câu
  • Một dân tộc đã gan góc
  • Dân tộc đó phải được

Mục đích: nhấn mạnh ý chí của dân tộc, sự quyết tâm giành lại tự do, độc lập và dân tộc ta xứng đáng được tự do, độc lập

  1. b)      Điệp ngữ
  • Đi cấy: nhấn mạnh công việc đang làm
  • Trông: thể hiện sự cực nhọc, vất vả của người nông dân

Câu 2: (SGK Ngữ văn 7 tập 1 trang 153)

Tìm điệp ngữ trong câu:

Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.

Gợi ý:

Xa nhau: điệp ngữ ngắt quãng

Một giấc mơ thôi: điệp ngữ nối tiếp

Câu 3: ( SGK Ngữ văn 7 tập 1 trang 153)

  1. a)      Việc lặp đi lặp lại một số từ trong đoạn văn trên không mang lại một ý nghĩa nào cả, chỉ làm câu văn thêm rườm rà, khó hiểu.
  2. b)      Có thể sửa lại như sau:

Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em trồng rất nhiều hoa: hao thược dược, đồng tiên, hồng, cúc và cả lay ơn nữa. Ngày Quốc tế phụ nữ em hái những bông hoa sau vườn tặng mẹ, tặng chị

Câu 4: Viết đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ

Hôm nay, tôi gặp lại Lan trong lớp ôn thi đại học. Lan là bạn tiểu học với tôi, chúng tôi đã từng rất thân, thân như chị em ruột thịt. Sau đó, nhà Lan chuyển đi và tôi không có tin tức gì về cậu ấy nữa.

Sau bao năm gặp lại, cậu ấy thay đổi khá nhiều. Mái tóc ngắn lởm chởm ngày ấy đã không còn mà thay vào đó mái tóc dài đen bóng mượt, đôi má bánh bao mất đi thay vào đó là khuôn mặt gầy gầy thanh tú, hàm răng sún ngày nào giờ đã đều như hạt bắp, duy chỉ có nụ cười là không thay đổi, nụ cười của cậu ấy vẫn bừng sáng một khung trời.

Tôi không nghĩ gặp lại một người bạn cũ lại ngượng ngùng đến vậy, chúng tôi đã thay đổi rất nhiều nhưng tôi vẫn hy vọng chúng tôi có đủ thời gian để tìm kiếm lại tình bạn ngày nào – một tình bạn vô tư, một tình bạn đáng yêu, một tình bạc quý giá hơn cả bạc vàng…

Trên đây là tổng hợp kiến thức điệp từ là gì và một số lưu ý về sử dụng phép điệp từ trong bài văn. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Nếu có thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến chuyên đề điệp từ là gì, hãy để lại bình luận ngay dưới đây, DINHNGHIA.COM.VN sẽ hỗ trợ giải đáp cho bạn!.

tu khoa

  • ví dụ về điệp từ
  • chơi chữ là gì
  • liệt kê là gì
  • phép tu từ là gì
  • các câu thơ có sử dụng phép điệp ngữ
  • điệp ngữ là gì vd
  • nói quá là gì
  • biện pháp tương phản là gì
See more articles in the category: wiki
READ  Come Up To Nghĩa Là Gì ? Đặt Câu Với Come Up Một Số Cụm Động Từ Đi Với Come vuidulich.vn

Leave a Reply