NSƯT Quế Hằng và em gái - nghệ sĩ Quế Phương đều trẻ hơn nhiều so với tuổi của mình |
Rẽ ngang chứ không bỏ nghề diễn
- PV: Nhiều người hẳn rất bất ngờ khi biết chị là bà chủ của quán cà phê “đắc địa” này?
- NSƯT Quế Hằng: Thì gần 20 năm nay kể từ ngày mở quán, tôi cũng ít khi xuất hiện ở đây lắm. Bạn bè nhiều khi đến quán gọi ra thì mình hoặc là đang đi diễn, hoặc là đang ngồi ở quán khác. Mình mở quán nhưng mà lắm khi toàn đi chỗ khác, thành ra nhiều người không biết quán này là của nhà tôi. Cũng chẳng làm thế nào khác được, mình “chân chạy”, ngồi một chỗ là không chịu được (cười).
Bạn đang xem: Diễn viên quế hằng sinh năm bao nhiêu
- Các nghệ sĩ cùng thời cũng nhiều người kinh doanh “tay trái” bằng cách mở quán cà phê như chị, hẳn không phải chị mở ra để… chơi?
- Không, chơi thế nào được, cũng vì cuộc sống cả đấy. Nghề diễn viên được cái tiếng, nhiều khi làm việc quần quật như… vắt chanh, nhưng thù lao thực sự không đủ để mình trang trải cuộc sống. Cũng vì thời đó khó khăn quá nên mình phải nghĩ cách lao vào kinh doanh. Trước tôi vẫn hay nói với nhân viên ở đây là, lương của các cháu còn cao hơn lương của cô ở nhà hát, chúng nó cứ cười bảo làm gì có chuyện đấy. Nhưng đó là sự thật. Mình vẫn yêu nghệ thuật, vẫn quyết chí đi theo con đường nghệ thuật nhưng công việc đó không đủ nuôi chính mình nên đành phải rẽ ngang. Nhưng chỉ là rẽ ngang thôi, chứ tôi không bỏ nghề. Tôi đến với nghề vì chữ duyên, nên không dễ gì xa nó được.
- Nghe nói khi rẽ ngang sang con đường kinh doanh này, chị cũng phải thuyết phục cả bố mẹ mình?
- Đúng đấy. Ông nội tôi là bác sĩ, bố tôi cũng theo nghề của ông, còn mẹ tôi là giáo viên, thành ra các cụ quan niệm muốn con cái cũng phải làm những công việc cơ bản, nhà mình ở phố cổ thật nhưng mà bảo mở quán cà phê là các cụ dứt khoát không đồng ý. Sau bố mẹ tôi chuyển vào sống trong Nam, thấy cuộc sống của con gái đúng là cũng khó khăn quá nên mới để tùy mình quyết định. Mình cũng phải đấu tranh tư tưởng mãi mới dám mở. Quan trọng nhất là không có nhiều vốn, nhưng có sẵn địa điểm, chứ không phải đi thuê, nên sáng mở cửa, tối đóng cửa, bán được bao nhiêu thì bán (cười).
- Có thể nói là nhờ có nghề “tay trái” này mà chị tiếp tục nuôi dưỡng được nghiệp diễn xuất của mình?
- Đúng vậy. Nếu chỉ trông chờ vào thù lao nghề diễn thì chắc chắn không đủ sống, kể cả các nghệ sĩ lớn. Mình phải nuôi được mình rồi mới nói đến chuyện nuôi dưỡng được đam mê của mình.
- Vậy nghề tay trái và nghề tay phải, chị thạo nghề nào hơn?
- Lao vào làm cả hai rồi tôi mới thấy nghề nào cũng khó như nhau cả đấy, chẳng nghề nào dễ cả đâu (cười). Đơn cử như việc tôi mở quán nhưng tôi không làm công việc quản lý được, có nhiều khi nhận phim lại phải đi liên miên hàng tháng trời. Cũng may có người nhà, nhất là chồng tôi đứng ra giúp đỡ.
Trốn gia đình đi thi tuyển diễn viên
- Chị nói đến với nghề vì chữ duyên, nhưng duyên đấy là có chủ đích hay là sự tình cờ?
- Thú thực từ bé dù rất yêu nghệ thuật nhưng tôi chẳng bao giờ nghĩ đến việc một ngày nào đó mình sẽ đến với nghề diễn rồi trở thành diễn viên cả. Hồi nhỏ tôi chỉ thích ca hát, múa với học đàn. Sau này học hết phổ thông, con đường nào mở ra trước thì mình theo thôi, chứ còn bảo mình hướng theo con đường đó ngay từ đầu là không có. Ngày đó, bố mẹ muốn tôi theo ngành sư phạm nhưng tôi lại muốn thi vào hàng không, sau các cụ nhất định không đồng ý thì mình… trốn đi thi tuyển vào ngành sân khấu.
Khi ấy, Nhà hát Kịch tuyển sinh khóa đầu tiên, tôi với em gái Quế Phương rủ nhau đi thi, hai chị em cũng nộp hồ sơ thi tuyển nhưng phải giả chữ ký phụ huynh để nộp, đến khi chúng tôi trúng tuyển thì bố mẹ mới biết. Về sau chị em tôi bị “ăn đòn” bao nhiêu trận cũng chỉ vì tội này (cười). Tội của Quế Phương thì nặng hơn vì chưa tốt nghiệp phổ thông đã dám lén lút dự thi và lại còn trúng tuyển. Cũng may, sau các cụ xuôi xuôi nên hai chị em mới được học.
Xem thêm: " Give Out Nghĩa Là Gì ? Giải Nghĩa Cụm Từ "Give Away" Và Cấu Trúc
- Chị còn nhớ lần đó, chị đã “vượt vũ môn” thế nào để đến với con đường nghệ thuật không?
- Có chứ, tôi vẫn nhớ khi đó NSND Trần Tiến vốn là bạn thân của bố tôi cũng bất ngờ khi thấy tôi đi thi. Ông và một nữ nghệ sĩ khác trong ban giám khảo lúc đầu yêu cầu tôi thử diễn tả tâm trạng trong đám tang của một người con có mẹ vừa qua đời, tôi vẫn nhớ là mình đã diễn rất ngây ngô. Sau ban giám khảo yêu cầu tôi hát, tôi hát được nhưng mà hát nhỏ quá thành ra họ lại đề nghị tôi thử… hét. Có điều tôi có cố hét to hết cỡ nhưng hình như vẫn chưa đạt yêu cầu. Có lẽ, ngày ấy tôi được trúng tuyển phần nhiều là nhờ ngoại hình trông cũng ưa nhìn, rồi vẻ dịu dàng nhút nhát. Thôi cũng may, cái “lọ” nó bù cái “chai” (cười).
- Vậy là chị và cô em gái - nghệ sĩ Quế Phương trở thành đồng môn, rồi đồng nghiệp của nhau từ đó?
- Hai chị em cùng học, rồi cùng làm ở nhà hát nhưng có diễn chung một vở kịch thì luôn được phân vào hai dạng vai có tính cách khác hẳn nhau. Từ hồi đó đã thế rồi, Quế Phương thì rất cá tính, còn tôi lại có vẻ ngoài hiền lành, nhút nhát nên hai chị em thường vào những tuýp nhân vật có tính cách trái ngược là vì thế. Đến giờ kể cả vào mẫu người phụ nữ giàu có hay không thì tôi vẫn có cơ hội “kinh” qua cả vai chính diện lẫn phản diện rồi nên không có gì phải tiếc.
Dù không hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật nhưng chồng của NSƯT Quế Hằng rất hiểu và ủng hộ niềm đam mê của vợ |
Đóng cho thỏa nỗi nhớ nghề
- Chị từng nói mọi sự đến với mình, từ nghề diễn đến đời sống tình cảm riêng đều hết sức tình cờ?
- Đúng đấy. Như cuộc hôn nhân của tôi cũng thế, đúng kiểu “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”. Bởi chúng tôi trước đó đã yêu nhau đâu, chỉ là gia đình bố mẹ hai bên biết nhau, thân với nhau và “ưng” con của nhau nên thuận miệng “kết tình thông gia” (cười). Tôi với ông xã khi đó cũng chẳng có thời gian tìm hiểu nhau dài mà đã trở thành vợ chồng của nhau. Nói không ai tin, chứ sau đó tôi theo được nghề diễn cũng là nhờ chồng đấy.
Sau khi tôi lấy chồng có thể nói là cả một sự khó khăn khủng khiếp với nghề vì sau đó gia đình nhà chồng tôi không muốn tôi tiếp tục theo nghề diễn vì các cụ quan niệm “xướng ca vô loài” nên con dâu làm nghệ thuật cũng chẳng có gì hay ho. Cũng may, tôi được chồng ủng hộ và hậu thuẫn một cách tuyệt đối cho ước mơ và hoài bão của vợ. Chẳng ai tin tôi theo được nghề diễn tới tận bây giờ là nhờ anh ấy. Không chỉ hậu thuẫn tôi về mặt tinh thần, anh còn đứng ra làm đủ thứ việc để nuôi sống gia đình và giúp tôi yên tâm theo nghề diễn.
- Giờ không phải lo lắng nhiều chuyện “cơm áo gạo tiền”, chị còn ý định đóng phim hay diễn kịch nữa không?
- Có chứ. Giờ Nhà hát Kịch Việt Nam dựng vở mà có vai phù hợp, mời tôi thì tôi vẫn đóng. Phim ảnh cũng thế, tôi vừa đóng xong một vai trong bộ phim truyền hình làm về giới trẻ. Đóng phim hay diễn kịch cũng là cách để tôi thỏa nỗi nhớ nghề. Tôi vẫn nghĩ mình cứ làm đi đã, cái còn lại là tác phẩm.